• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

145688
Tổng số truy cập:145688
Khách đang online: 63
Xử lý như thế nào với yêu cầu khó chịu từ sếp?
Ngày đăng tin: 25/06/2021 17:21

Mối quan hệ giữa bạn và cấp trên đang phát triển rất tốt. Mọi vấn đề giữa hai bên đều hoàn toàn ổn. Bỗng một ngày, sếp của bạn đưa ra một yêu cầu khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Đó có thể là yêu cầu bạn sa thải đồng nghiệp của mình, nói dối với nhóm khác về tình trạng của dự án hoặc đón con của họ từ nhà giữ trẻ. Những yêu cầu này khiến bạn cảm thấy khó xử, đôi khi nó thuộc về phạm vi đạo đức nghề nghiệp. Vậy bạn nên xử lý như thế nào trong những tình huống này?

1. Không trả lời ngay lập tức
 
Trước tiên, bạn không nên đưa ra câu trả lời với sếp ngay lúc đấy. Đây là một tình huống tế nhị, vì vậy bạn cần thời gian để xác định hướng hành động tốt nhất. Ngoài ra, bạn đang cảm thấy khó chịu nên nó có thể ảnh thưởng tiêu cực đến phản hồi của bạn.
 

Bạn không nên đưa ra câu trả lời với sếp ngay lúc bản thân đang cảm thấy không thoải mái
 
2. Đánh giá tình hình
 
Sau khi bạn đã “thoát” khỏi tình hình khó xử trên, đã đến lúc phải xem xét yêu cầu của sếp và xác định chính xác điều gì làm bạn khó chịu. Có phải yêu cầu này nằm ngoài nhiệm vụ công việc tiêu chuẩn của bạn hay nó thực sự là một yêu cầu phi đạo đức hoặc không hợp lý? Hoàn thành yêu cầu này sẽ giúp sếp của bạn được “nở mặt nở mày” và thúc đẩy sự nghiệp của bạn tiến lên, hay nó có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín nghề nghiệp và đạo đức cá nhân của bạn?
 
Thật khó để tìm ra chính xác cách bạn muốn trả lời cho đến khi bạn biết được gốc rễ của sự lo lắng. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn dành một chút thời gian để tìm ra điều đó.
 
3. Xác định phương pháp tốt nhất để trả lời
 
Sau khi đã xác định được chính xác nguyên nhân gây nên sự khó chịu cho bạn, bây giờ, đã đến lúc để cho sếp của bạn biết. Thông thường, bạn sẽ trả lời bằng cùng một kênh liên lạc mà người quản lý đã sử dụng để đưa ra yêu cầu. Nếu sếp của bạn hỏi trực tiếp, thì bạn sẽ muốn nói chuyện với anh ấy hoặc cô ấy theo cách tương tự. Tuy nhiên, nếu người giám sát của bạn đã gửi một email ngắn gọn để đưa ra yêu cầu đấy, bạn có thể trả lời bằng cách phản hồi mail. Nếu yêu cầu đó là phi đạo đức, hãy nhớ lưu lại tất cả những bằng chứng này vì có thể sau này bạn sẽ dùng đến chúng.
 

Đưa ra câu trả lời khi đã xác minh nguyên nhân gây ra sự khó chịu cho bạn
 
4. Phản hồi của bạn
 
Xác định cách bạn muốn trả lời là một chuyện nhưng tìm ra chính xác những gì cần nói lại là một chuyện hoàn toàn khác. Nếu bạn đồng ý thì vấn đề coi như được giải quyết dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc liệu những lần sau đó sếp có tiếp tục nhờ bạn nữa không?
 
Nếu từ chối, bạn hãy nói điều này với sếp một cách rõ ràng và dứt khoát. Đừng quên gợi ý cho sếp rằng bạn vẫn nhiệt tình hỗ trợ họ trong những yêu cầu khác. Điều này cho thấy bạn không sẵn sàng phớt lờ lương tâm của mình để mù quáng làm theo bất kỳ yêu cầu nào, nhưng bạn vẫn sẵn sàng giúp đỡ họ với những yêu cầu hợp lý.
 
Khi người quản lý của bạn yêu cầu một nhiệm vụ khiến bạn không yên tâm, mối quan hệ giữa bạn và người đó có thể trở nên khó khăn hơn. Thực hiện theo các bước đã được chia sẻ ở trên để giúp bạn có cách xử lý khôn ngoan nhất nhé.
Số lượt đọc: 416 -