• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

70762
Tổng số truy cập:70762
Khách đang online: 73
Cách viết thư ứng tuyển thế nào có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng?
Ngày đăng tin: 15/06/2021 23:07

Bạn đang đau đầu tìm công việc vào dịp gần tết, bạn đang tìm việc với tâm thế sốt ruột và nóng vội vì tết đã gần về rồi thế nhưng nếu đang đọc đến đây, bạn cần chậm lại và để ý kỹ xem mình đã viết thư ứng tuyển ổn hay chưa nhé! Bởi vì những gì bạn viết trong thư ứng tuyển cũng một phần quyết định bạn có cơ hội được gọi phỏng vấn hay không đấy.

Thư ứng tuyển là gì?
 
Khi đọc được tin tuyển dụng phù hợp về công việc, địa điểm, thời gian bạn sẽ gửi thư ứng tuyển qua địa chỉ email, đôi khi là trực tiếp qua tin nhắn inbox với người đăng tin hoặc có công ty lại yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng làm việc. Trong các trường hợp này bạn sẽ cần chuẩn bị hồ sở của mình bao gồm:
  • Thư ứng tuyển
  • Bản tóm tắt kinh nghiệm, kỹ năng (CV)
  • Bản Fortfolio (Tập hồ sơ sản phẩm cá nhân đã thực hiện)
Vậy thư ứng tuyển là gì?
 
Nếu bạn gửi các thông tin về mình thông qua địa chỉ mail của nhà tuyển dụng thì thư ứng tuyển chính là phần bạn viết nội dung email gửi đi. Còn nếu bạn nộp hồ sơ trực tiếp thì thư ứng tuyển sẽ là một bức thư nhưng được in ra giấy hoặc đôi khi sẽ là một bức thư tay rất cảm xúc như thời xưa.
 
 
Thư ứng tuyển giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ về bạn hơn
 
Dù theo cách nào thì thư ứng tuyển là một lá thư, lá thư ấy giống như một đoạn bạn chia sẻ thêm một số thông tin và qua đó nhà tuyển dụng có thể có được nhận xét về con người bạn bên cạnh những kinh nghiệm, kỹ năng bạn đã ghi rõ trong CV và Fortfolio.
 
Cách viết thư ứng tuyển tốt nhất
 
Trước tiên hãy để ý và đừng để bị bắt lỗi trình bày, lỗi chính tả nếu không lá thư sẽ chính là “con dao hai lưỡi” phá tan mong muốn tìm việc của bạn đấy. Bố cục của lá thư cần có đủ các phần: Tiêu đề thư, lời chào, giới thiệu bản thân, nói sơ về công việc gần nhất bạn làm, chia sẻ ưu – nhược điểm, cảm nhận của bạn về vịt rí – công ty bạn đang muốn ứng tuyển, trình bày mong muốn và mục tiêu nghề nghiệp, lời kết kèm thông tin liên lạc (số điện thoại).
 
Sau khi đã có được bố cục đầy đủ, thì bước tiếp đến để thư ứng tuyển được đánh giá cao là một lá thư chân thành. Vậy nên bạn hãy chia sẻ những điều chân thành trong thư ứng tuyển của mình. Chúng tôi khuyên bạn chân thành, còn cụ thể chân thành như thế nào còn phụ thuộc vào chính bạn.
 
Trong cách xưng hô thư ứng tuyển, bạn có thể xưng “tôi” với “Quý nhà tuyển dụng” hoặc gọi tên công ty như: “Kính gửi Nhà tuyển dụng của Chilai” hay “Thân gửi Quý tuyển dụng” hoặc “Thân gửi Content 500k”. Tùy thuộc vào đối tượng người tuyển dụng như cá nhân hay công ty, tùy thuộc vào tính chất lĩnh vực công ty mà bạn có thể lựa chọn cách xưng hô, lời chào phù hợp.
 
 
Chú ý để không bị bắt lỗi trình bày hoặc chính tả

Thư ứng tuyển nào khiến nhà tuyển dụng “loại ngay từ vòng gửi xe”?
 
Có thêm những chia sẻ trong thư là cách để bạn cho nhà tuyển dụng thấy được mong muốn và sự quan tâm thật sự của bạn đến vị trí họ đang tuyển dụng. Bạn có thể không cần trình bày quá nhiều nhưng điều tối thiểu nhất là đầy đủ thông tin và đừng phạm phải những lỗi sau:
  • Không có tiêu đề thư, không lời chào mà chỉ trơ trọi chiếc CV
  • Sử dụng từ ngữ thiếu kính ngữ hoặc thiếu tôn trọng
  • Viết sai chính tả
Nhà tuyển dụng không thể đánh giá 100% về bạn chỉ qua thư ứng tuyển, từ khi bạn gửi thư cho tới khi bạn được gọi phỏng vấn và nhận việc nhà tuyển dụng sẽ còn nhiều cách để đánh giá bạn hơn như điện thoại nói chuyện, giao tiếp trực tiếp khi phỏng vấn và giao tiếp sau phỏng vấn. Nhưng cách bạn viết thư ứng tuyển rõ ràng đã thể hiện sơ bộ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người như thế nào. Bạn cẩn thận hay qua loa, bạn chân thành hay thảo mai, bạn có mong muốn được làm ở vị trí này hay chỉ đang tìm việc cho có. Hãy làm tốt những bước cơ bản nhất và bắt đầu từ thư ứng tuyển bạn nhé. Chúc bạn tìm được công việc tốt!
Số lượt đọc: 382 -