• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

8543
Tổng số truy cập:8543
Khách đang online: 166
Ứng viên hủy buổi phỏng vấn mà không báo trước: Nguyên nhân và cách xử lý thông minh của HR
Ngày đăng tin: 20/06/2022 10:16

Gần như nhà tuyển dụng nào cũng gặp phải tình huống ứng viên hủy buổi phỏng vấn mà không báo trước, dù cho trước đó đã xác nhận lịch hẹn. Một số người cho rằng nguyên nhân là do người tìm việc làm không biết cách cư xử, thế nhưng, điều quan trọng hơn khi rơi vào tình huống đó không phải phán xét mà là nhân viên HR cần biết cách xử lý thông minh.

Bên cạnh việc ứng viên lỡ hẹn phỏng vấn mà không thông báo rất có thể họ có việc bận đột xuất hay có rất nhiều những lý do khác nhau khiến nhân viên nhân sự phải băn khoăn bởi ứng viên không có bất cứ những phản hồi gì. Tuy nhiên cũng có những ứng viên phản hồi không đến được và có thể phỏng vấn từ xa. Vậy bí quyết đặt câu hỏi phỏng vấn cho ứng viên làm việc từ xa như thế nào, các bạn có thể tìm hiểu và sử dụng cho những trường hợp cần thiết.
 

Cách xử lý thông minh của HR khi ứng viên hủy buổi phỏng vấn
 
Cùng với đó, vẫn có nhiều giả thuyết được đưa ra về nguyên nhân ứng viên đột ngột ngừng liên lạc sau khi hẹn phỏng vấn. Một số người cho rằng người trẻ tuổi thiếu ý thức, không gửi email hoặc gọi điện thông báo cho công ty khi không còn quan tâm đến vị trí tuyển dụng. Những người khác thì cho rằng đó là tác dụng phụ của nền kinh tế biến động. Khi tỷ lệ thất nghiệp liên tục giảm, người tìm việc có nhiều cơ hội việc làm hơn trước đây. Trong tình huống ứng viên hủy phỏng vấn mà không báo trước, nhà tuyển dụng cần xử lý ra sao?

Nguyên nhân ứng viên hủy phỏng vấn không báo trước, cách xử lý của HR

1. Sự tôn trọng phải đến từ hai phía
 
Về phía người tìm việc, họ bực bội, khó chịu vì không nhận được phản hồi từ phía nhà tuyển dụng sau khi đã phỏng vấn trực tiếp. Điều này làm ứng viên nản lòng khi họ cảm thấy rất lạc quan vào buổi phỏng vấn mà không nhận được bất cứ tin tin gì từ công ty tuyển dụng. Chúng tôi không cho rằng ứng viên hủy phỏng vấn không báo trước vì một công ty khác đã làm vậy với họ là điều đúng đắn. Nhưng nhà tuyển dụng cần cân nhắc liệu họ đã dành cho ứng viên sự tôn trọng tương xứng?
 
2. Trải nghiệm của ứng viên quan trọng ra sao?
 
Để tăng tỷ lệ phản hồi của ứng viên, bạn nên là người tiên phong cung cấp cho ứng viên trải nghiệm tích cực hơn trong quá trình tuyển dụng. Điều này sẽ làm tăng khả năng một ứng viên tài năng, đủ điều kiện lựa chọn công ty bạn thay vì một công ty khác, thậm chí là có mức lương cao hơn. Dù không, họ cũng sẽ thông báo sớm với bạn nếu được đối xử tử tế trong quá trình liên hệ. Dưới đây là một số phương pháp cải thiện cảm nhận tích cực của ứng viên, từ đó giảm thiểu tỷ lệ ứng viên hủy phỏng vấn không báo trước.
 
3. Chú ý đến cảm nhận của ứng viên
 
Phần tuyển dụng trên trang web chính thức của công ty bạn không nên chỉ liệt kê vị trí tuyển dụng mà cần đưa vào các thông tin về những gì họ sẽ nhận được khi trở thành nhân viên của công ty bạn. Trình bày khái quát giá trị cốt lõi của công ty bạn, nơi làm việc ra sao, đãi ngộ và phúc lợi mà nhân viên nhận được và thông tin khác tạo nên sự khác biệt của công ty bạn.
 
4. Giao tiếp với ứng viên nhiều hơn
 
Thông báo cho ứng viên không vượt qua vòng phỏng vấn là một cử chỉ đẹp. Ngoài ra, bạn nên cố gắng liên hệ với ứng viên nhiều nhất có thể trong cả quá trình tuyển dụng. Gửi email hoặc gọi điện cho ứng viện về lịch trình của bước tuyển dụng tiếp theo. Đây cũng là kỹ năng mềm đối với nhà tuyển dụng, giúp tạo thiện cảm và sự gần gũi với ứng viên.
 
5. Ra quyết định nhanh chóng
 
Theo một nghiên cứu cho thấy, quy trình tuyển dụng từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc trung bình mất 42 ngày. Với nhiều ứng viên, đó là khoảng thời gian chờ đợi quá dài, nhất là khi họ đã nộp hồ sơ vào nhiều công ty khác nhau. Chuyên viên tuyển dụng nên đẩy tiến độ càng nhanh càng tốt và thông báo cho ứng viên khi bạn đưa ra quyết định nào có liên quan đến họ. Nếu bạn đẩy nhanh quy trình và thông báo cho ứng viên thường xuyên, có khả năng họ sẽ chờ đợi cơ hội ở công ty bạn thay vì dời sự chú ý sang công ty khác.
 
6. Đưa ra câu hỏi về mức lương sớm
 
Một cách chắc chắn làm ứng viên mất hứng thú với vị trí tuyển dụng là đề xuất mức lương không đáp ứng kỳ vọng của họ. Ngay cả khi mức lương đưa ra là hợp lý, họ có thể cảm thấy chán nản vì cảm thấy mình xứng đáng nhận được mức cao hơn. Cách tốt nhất là bạn nên làm là sàng lọc ứng viên ngay từ đầu để loại những người không chấp nhận mức lương công ty đưa ra.
 

Cách xử lý thông minh của HR khi ứng viên hủy phỏng vấn mà không báo trước
 
7. Tiến hành phỏng vấn với thái độ tôn trọng
 
Cuộc phỏng vấn cho thấy nhiều điều về công ty bạn. Nếu một ứng viên rời khỏi với tâm trạng chán ghét, bực bội hầu hết trường hợp họ sẽ không xuất hiện ở công ty bạn thêm lần nào nữa. Tiến hành phỏng vấn với thái độ tôn trọng không có nghĩa là không đặt các câu hỏi khó. Đó là quyền của bất kỳ nhà tuyển dụng nào. Điều này có nghĩa là chú ý đến thời gian và nỗ lực mà ứng viên đã bỏ ra cho cuộc phỏng vấn và giúp họ cảm thấy thoải mái trong quá trình này. Thông báo trước cho họ buổi phỏng vấn sẽ kéo dài bao lâu, họ sẽ gặp những ai, chỉ đường cho họ đến công ty hoặc đề xuất trang phục phù hợp.
 
Nếu bạn là ứng viên thì cần cân nhắc kỹ càng việc hủy phỏng vấn hay xin đổi lịch phỏng vấn sao cho lịch sự để có nhiều cơ hội việc làm hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm nên chuẩn bị gì trước buổi phỏng vấn để dễ dàng lựa chọn cho mình những chi tiết dù nhỏ nhất, trang bị sẵn sàng cho buổi phỏng vấn đạt hiệu quả tốt nhất. Thực tế dù là ứng viên hay nhà tuyển dụng đều cần có những sự chuẩn bị nhất định cho buổi phỏng vấn, chính vì thế hãy cùng tìm hiểu và sử dụng cho nhu cầu công việc hợp lý nhất nhé.
Số lượt đọc: 297 -