• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

41812
Tổng số truy cập:41812
Khách đang online: 257
Tips viết Kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV
Ngày đăng tin: 23/12/2024 22:03

Những người kinh doanh tự do muốn chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi viết CV. Trong bài viết, Cevn sẽ hướng dẫn bạn cách viết kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV xin việc ấn tượng nhất.

Có rất nhiều thách thức khi người làm chủ quyết định quay lại thị trường lao động. Ngay từ bước tạo CV, họ gặp khó khăn khi không biết làm thế nào để thêm kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV để đáp ứng mong đợi của nhà tuyển dụng. Trong bài viết dưới đây, Cevn sẽ giúp bạn gỡ rối, hãy cùng tham khảo ngay!
 

Cách viết kinh nghiệm tự kinh doanh vào CV xin việc ấn tượng
 
I. Thách thức khi viết kinh nghiệm tự kinh doanh vào CV xin việc
 
Dù có kinh nghiệm tự kinh doanh thì khi viết trong CV xin việc, ứng viên vẫn sẽ phải đối mặt với một số hạn chế như:
 
Khó chứng minh năng lực, bạn tự làm chủ nên khó đo lường, không có người tham chiếu.
 
Câu hỏi "to đùng" của nhà tuyển dụng là tại sao muốn chuyển sang làm cố định.
 
Nghi ngại về khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm vì quen đứng ở vị trí quản lý, làm tự do.
 
II. Tips viết kinh nghiệm tự kinh doanh vào CV ấn tượng nhất
 
1. Đảm bảo phần Mục tiêu nghề nghiệp có sức hút
 
Đối với ứng viên có ít kinh nghiệm, nhà tuyển dụng có thể sẽ chú ý đến phần mục tiêu nghề nghiệp. Để chắc chắn rằng nhà tuyển dụng sẽ đọc tiếp về bạn, trong phần này cần trình bày ngắn gọn vài câu về những thành tích đã đạt được cũng như định hướng bản thân trong tương lai.
 
Bạn có thể viết phần Mục tiêu nghề nghiệp như sau: Câu đầu tiên hãy cho nhà tuyển dụng biết về những thành tựu, dự án thành công trong quá trình bạn tự kinh doanh. Kết quả và con số cụ thể sẽ giúp bạn trở nên khác biệt so với hàng trăm ứng viên khác, đặc biệt khi bạn ứng tuyển vào vị trí cấp trung hoặc cấp cao.
 
Tiếp theo bạn cần nêu bật những kỹ năng quan trọng mình có liên quan đến công việc tuyển dụng. Và cuối cùng đưa ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể bởi chỉ những người biết mình muốn gì và hoạch định được con đường đi cho bản thân, từ đó cống hiến cho công ty.
 
Ví dụ: Liên tục đạt doanh thu tăng trưởng 20% mỗi quý, tôi mong muốn được áp dụng kinh nghiệm và thành công từ quá trình tự kinh doanh của mình vào môi trường làm việc cố định, được học hỏi nhiều kỹ năng mới trong môi trường doanh nghiệp.
 
2. Kết nối Kinh nghiệm với yêu cầu của vị trí ứng tuyển
 
Với kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp, ứng viên có những lợi thế nhất định và việc bạn hiểu rõ lợi thế của mình sẽ giúp ích khi viết CV xin việc.
 
Kiến thức: Đa số người có trải nghiệm tự kinh doanh, dù là quy mô lớn hay kinh doanh nhỏ, kinh doanh online thì đều có những kiến thức về tài chính, kinh tế, quản trị như quản lý ngân sách, vốn, hàng tồn kho, tính doanh thu, lợi nhuận,...
 
Kỹ năng: Giao tiếp, đàm phán, quản lý nhân sự, tự quản lý bản thân, điều phối hoạt động sẽ là các kỹ năng chuyển đổi cực quan trọng trong nhiều công việc khác.
 
Mối quan hệ: Các mối quan hệ của ứng viên từng kinh doanh có khả năng sẽ rộng hơn với ứng viên khác.
 
3. Chiến lược viết Kinh nghiệm và Kỹ năng
 
Trở lại với công việc văn phòng sau thời gian tự kinh doanh hay làm việc tự do sẽ là một điều không dễ dàng. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng những kinh nghiệm bạn có được trong quá trình tự kinh doanh rất quý giá và khó có được khi chỉ làm việc cho người khác. Nếu bạn biết cách thể hiện những "điểm sáng" đó trong CV, cơ hội việc làm sẽ đến.
 
Trình bày kinh nghiệm làm việc như thế nào để nhà tuyển dụng có hứng thú đọc, đánh giá cao CV của bạn cũng là điều nên lưu ý. Đối với phần kinh nghiệm trong CV, bạn cần chú ý:
 
Nếu có cả kinh nghiệm đi làm và kinh nghiệm tự kinh doanh, nên đưa cả 2 nhưng ưu tiên kinh nghiệm đi làm trong quá khứ.
 
Chọn 3 - 5 kinh nghiệm liên quan nhất tới ngành nghề, lĩnh vực bạn ứng tuyển. Ví dụ, bạn ứng tuyển vai trò cửa hàng trưởng cửa hàng quần áo thì kinh nghiệm tự kinh doanh phụ kiện/ giày thể thao cũng có thể sẽ hữu ích, ít nhất là về khả năng quản lý, kiểm soát hàng hóa tồn kho hay tư vấn, dịch vụ khách hàng.
 
Nếu bạn là freelancer thì hãy viết phần kinh nghiệm trong CV với các chức danh cụ thể - như "Biên tập viên tự do" hay "Tư vấn thiết kế kiến trúc" kèm với thông tin dự án.
 
Mô tả quy mô kinh doanh của mình dưới dạng gạch đầu dòng, kết quả, thành tích, dự án và các hợp đồng ấn tượng.

Gợi ý cách viết kinh nghiệm trong CV (vị trí Quản lý kho):
 
Tự kinh doanh cửa hàng tạp hóa (5/2020 - 3/2022)
 
Tìm nguồn hàng, thỏa thuận giá cả, nhập và sắp xếp hàng hóa; quản lý 2 nhân viên làm việc theo ca.
 
Có kiến thức vững về quy trình thu mua; phát triển các kỹ năng giao tiếp, đàm phán; kỹ năng tư vấn khách hàng; kỹ năng quản lý hàng tồn kho; kỹ năng sắp xếp và bảo quản hàng hóa; kỹ năng công nghệ (sử dụng phần mềm thanh toán, quản lý kho).
 
Gợi ý cách viết kinh nghiệm (vị trí Marketing Executive):
 
Marketing Freelancer (9/2021 - nay)
 
Sáng tạo content web, social media (Facebook, Instagram), thiết kế ảnh và các ấn phẩm truyền thông theo yêu cầu của khách hàng.
 
Trung bình nhận mới từ 1 - 3 dự án và duy trì 1 - 2 dự án/ tháng; phát triển các kỹ năng viết, dịch nội dung tốt, SEO on top; kỹ năng thiết kế và chỉnh sửa ảnh, video; kỹ năng chạy quảng cáo.
 
Kỹ năng cũng là một trong những phần quan trọng nhất của CV xin việc. Một số người lựa chọn liệt kê kỹ năng ra một mục riêng, nhưng chiến lược thông minh hơn là bạn hãy đan xen kỹ năng với kinh nghiệm làm việc. Khi thêm kinh nghiệm tự kinh doanh vào CV xin việc, bạn cần thể hiện được mình có được kỹ năng gì nổi bật, ví dụ như kỹ năng lãnh đạo, chủ động, xây dựng và duy trì các mối quan hệ,...
 

Có kinh nghiệm tự kinh doanh cũng là một thế mạnh cho ứng viên khi đi xin việc
 
4. Đừng quên "khoe" bằng cấp, chứng chỉ
 
Bên cạnh kinh nghiệm trong CV xin việc của bạn sẽ là phần học vấn và các chứng chỉ liên quan. Bạn cần ghi rõ tên trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề, ... và chuyên ngành mình theo học, năm tốt nghiệp.
 
Bạn cũng nên liệt kê bất kỳ chứng chỉ, các khóa học liên quan nào mình đã tham gia. Chẳng hạn như nếu bạn ứng tuyển kế toán ở cty Hàn Quốc, ngoài tiếng Anh bạn còn có chứng chỉ tiếng Hàn Topik 3 chẳng hạn thì sẽ rất có lợi thế cạnh tranh, cả trong vòng sàng lọc hồ sơ cũng như khi deal lương.
 
Qua các chứng chỉ, bằng cấp bạn có, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những nỗ lực không ngừng của bạn trong việc phát triển bản thân và cải thiện các kỹ năng, học hỏi điều mới.
Số lượt đọc: 40 -