Rất nhiều người tốt nghiệp Đại học bị thất nghiệp do đâu ?
Ngày đăng tin: 18/04/2018 16:16
Khi đi xin việc,người tốt nghiệp đại học thường được bảo: “Anh không có kĩ năng”; “Anh không có kinh nghiệm” Trong quá khứ, các công ti thường đào tạo người tốt nghiệp và giúp họ học các kĩ năng cần cho việc làm, nhưng ngày nay phần lớn công ti thôi đào tạo bởi vì điều đó tốn kém và sau đào tạo, nhiều người thường bỏ đi kiếm việc tốt hơn ở công ti khác.
Thị trường việc làm bao giờ cũng bị chi phối bởi luật cung cầu. Ngày nay không chỉ cung đã vượt quá cầu mà còn cả chất lượng đào tạo cũng thành vấn đề. Nhiều công ti phàn nàn rằng người tốt nghiệp hiện nay không có các kĩ năng họ cần. Một người chủ công ti phàn nàn: “Chúng tôi không thể thuê sinh viên mới tốt nghiệp, họ biết lí thuyết nhưng không có khả năng áp dụng và thực hành. Cung và cầu hiện thời là “không cân xứng.” Các đại học phải thay đổi giáo dục hội tụ vào lĩnh vực thực tế hơn là cung cấp những lý thuyết hàn lâm vô dụng.”
Tình huống này càng tệ hơn khi người tốt nghiệp đại học phải cạnh tranh với nhiều công nhân có kinh nghiệm mất việc trong thời kỳ kinh tế suy thoái vừa qua. Một người quản lí nói: “Phải mất vài tháng hay thậm chí vài năm để có đủ kinh nghiệm làm việc. Với mọi việc làm mở ra, chúng tôi nhận được hàng trăm đơn xin việc từ những người có nhiều năm kinh nghiệm nên không có lí do gì để thuê người mới tốt nghiệp đại học vì chúng tôi phải đào tạo họ.”
Nhiều người có bằng đại học phải chấp nhận làm những việclàm việc không yêu cầu giáo dục đại học. Nếu tình huống này không thay đổi, họ sẽ bị mắc kẹt với những việc làm đó trong thời gian lâu và có thể không hy vọng thoát khỏi bởi vì mỗi năm sẽ có những người tốt nghiệp mới với kĩ năng mới hơn. Nếu thị trường việc làm là xấu cho người tốt nghiệp đại học, người thiếu giáo dục đại học sẽ đối diện với nhiều khó khăn hơn.
Theo nhiều khảo cứu, phần lớn sinh viên đại học không nhận được hướng dẫn đúng trong chọn lĩnh vực học tập của họ. Phần lớn các trường cho phép sinh viên lựa chọn môn học theo cách riêng của họ. Một người quản lí nhà trường giải thích: “Là sinh viên đại học, họ nên biết điều họ muốn; chúng tôi không thể khuyên họ nên học ngành gì.” Một số cố vấn nhà trường hướng dẫn sinh vên hướng tới những môn học chuyên môn của trường họ với mục đích giúp cho nhân viên và giáo sư của trường có việc làm thay vì sinh viên có giáo dục. Một người cố vấn thừa nhận: “Nếu chúng tôi hướng dẫn họ học những “lĩnh vực nóng” thì chúng tôi sẽ làm gì với các lĩnh vực khác? Nếu mọi sinh viên đều muốn học khoa học máy tính thì chúng tôi không có đủ lớp và thầy giáo để dạy. Chúng tôi sẽ làm gì với các giáo sư dạy văn học hay lịch sử? Chúng tôi phải làm cân bằng mọi thứ để rót đầy lớp học của chúng tôi chứ.”
Tuy nhiên dù cho những lời khuyên tốt, nhiều sinh viên thường bỏ qua vì họ muốn tận hưởng cuộc sống hưởng thụ ở đại học. Nhiều người tin rằng họ có thể làm bất kì cái gì họ muốn trong những năm đầu . Chỉ khi họ lên năm thứ ba hay thứ tư mới bắt đầu nghĩ về tương lai của mình nhưng lúc đó quá trễ.
Một số chính phủ đang cố gắng giải quyết vấn đề thất nghiệp bằng việc phát triển kế hoạch đào tạo ngắn hạn hội tụ vào kĩ năng chuyên môn cho người tốt nghiệp. Họ yêu cầu các công ti cung cấp vị trí “thực tập đặc biệt” cho những người này khoảng sáu tháng. Trong thời gian đó, chính phủ sẽ trả một khoản lương phụ trội mỗi tháng để cho họ có thể học các kĩ năng được cần. Sau khi thực tập kết thúc, công ti có thể thuê những người có kĩ năng này.
Kế hoạch này phổ biến ở Đức, Đan Mạch, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Theo báo cáo, khoảng 45% người tốt nghiệp có việc làm sau khi thực tập và các công ti cũng được lợi từ việc có công nhân vì việc đào tạo được chính phủ trả tiền. Tuy nhiên, kế hoạch này chỉ có tác dụng cho những người tốt nghiệp trong lĩnh vực mà công ti cần vì họ được học các kĩ năng cho công việc thực và thu được kinh nghiệm. Nó không có tác dụng với những sinh viên tốt nghiệp trong những lĩnh vực mà không thể áp dụng trong công nghiệp.
Ngày nay Đức và Đan Mạch là hai nước giải quyết thích đáng vấn đề này bằng việc có các kế hoạch đào tạo lại người tốt nghiệp đại học trong một số kĩ năng và giúp số thất nghiệp giảm xuống trong khi các nước lân cận như Pháp, Italy không có kế hoạch như vậy và chịu tỉ lệ thất nghiệp cao.
Một nhân viên cao cấp của chính phủ Đức giải thích: “Giải quyết vấn đề người tốt nghiệp đại học thất nghiệp đòi hỏi nỗ lực giữa những nhà giáo dục, doanh nghiệp, và chính phủ. Giải quyết được vấn đề này là chìa khóa phát triển kinh tế của đất nước chúng tôi. Giải pháp là đào tạo lại những người tốt nghiệp đại học trong các lĩnh vực được cần như công nghệ thông tin và Y tế. Nếu người tốt nghiệp đại học không thể tìm được việc làm liên quan tới lĩnh vực học tập của họ, họ phải quay lại trường để học các kĩ năng khác. Họ có thể cần mười hai tới mười sáu tháng đào tạo lấy bằng thứ hai trong khoa học, công nghệ, nhưng họ sẽ có việc làm. Hiện nay chúng tôi có một chính sách quốc gia nhấn mạnh vào công nghiệp với việc thiếu hụt công nhân có kĩ năng cao. Mọi người phải được hướng dẫn nghề nghiệp đúng trước khi họ tốt nghiệp trung học. Nếu sinh viên biết nhiều về công nghiệp nào thiếu hụt công nhân , lĩnh vực học nào được cần, lĩnh vực học nào không còn được cần thì nhu cầu học tập sẽ có thể “tự hiệu chỉnh” được. Vấn đề là làm sao cung cấp các tin tức chính xác, rõ ràng cho tất cả mọi người. Luật cung cầu sẽ có tác dụng, và sinh viên có quyền lựa chọn. Họ vào đại học để được giáo dục và có việc làm hay chấp nhận việc vào đại học để hướng thụ và trở nên gánh nặng của xã hội.