• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

136175
Tổng số truy cập:136175
Khách đang online: 3364
Tại sao mọi người lại không lắng nghe theo sự góp ý của chúng ta
Ngày đăng tin: 12/04/2018 00:45

Chúng ta dành rất nhiều thời gian cố gắng thay đổi người khác. Thật ra, họ có quá nhiều khiếm khuyết: họ ích kỷ, kiêu ngạo, thích bắt nạt người khác hay họ yếu đuối, lạnh lùng, tham lam và v.v.

 



Thế nên, ta cố gắng chỉ cho họ thấy và rồi họ thường đáp lại bằng thái độ chống đối, phủ nhận hoặc thờ ơ. Điều này mang đến cảm giác rất khó chịu, khiến ta tức giận và bực mình.

Tại sao mọi người lại không lắng nghe theo sự góp ý của chúng ta?

Xét về hành vi, con người có khuynh hướng ngầm phân định hai quá trình: thay đổi người khác và thay đổi chính mình. Chúng ta biết chắc rằng mình phải thay đổi, đổi mới nhưng thường ta chỉ tập trung vào công cuộc thay đổi người khác. Chúng ta tiến hành đổi mới hành vi của mình dựa trên công cuộc phát triển của người khác. Chúng ta tuyên thệ rằng ta sẽ tốt tính hơn nếu họ trở nên tốt tính hơn, rằng ta sẽ bớt cáu ngắt nếu họ ngừng la hét.

Tuy nhiên, chúng ta lại bỏ sót một điểm quan trọng: thay đổi hành vi của bản thân đối với người khác là cách nhanh nhất để thay đổi hành vi của họ đối với mình. Xét đến một mức độ đáng chú ý thì con người có khuynh hướng phản chiếu hành vi. Nếu đối phương giận dữ, tức giận với họ, họ sẽ trở nên giận dữ và tức giận ngược lại. Nếu đối phương đối xử nhẹ nhàng, họ cũng sẽ trở nên mềm mỏng. Nếu đối phương hành động khôn khéo, họ cũng sẽ sử dụng lý trí của mình để đáp trả.

Chúng ta thường đứng trên vị thế rất ngược đời, nghĩa là trong khi đang ủng hộ hành động này, ta lại có hành động trái ngược. Ta có thể hơi giận dữ khi khuyên người khác bình tâm. Hoặc ta có thể khăng khăng bắt người khác phải biết cảm thông, thấu hiểu hơn. Ta thật đáng thương. Chính sự lo lắng về việc thay đổi người khác đã đưa chúng ta xa rời điều mà ta đang hướng đến.

Hãy nhớ câu nói sau – câu nói thường bị nhầm lẫn là của Mahatma Gandhi, dù sao thì nó cũng rất hữu ích: “Hãy trở thành chính sự thay đổi mà bạn mong muốn ở người khác” Câu này chứa đựng một điều quan trọng: mức độ sáng suốt của việc trở thành tấm gương cho người khác noi theo thay vì ngồi giáo huấn trực tiếp. Việc làm này có một ích lợi lớn: chúng ta có thể kiểm soát bản thân trong khi rất khó để ra sức trực tiếp kiểm soát người khác.

Sự thất vọng của mình đối với người khác nên được chuyển hướng đến việc kiểm soát thứ mà ta có khả năng và có trách nhiệm: bản thân ta. Nhìn thấy ta có những phẩm chất tốt, người khác cũng sẽ được truyền cảm hứng để học hỏi ta. Và ngay cả họ không thay đổi ngay lập tức, ít nhất ta cũng có thể tự hào về nhân cách của mình, biết rằng ta có đủ sức mạnh và phẩm chất để bắt đầu trở thành sự thay đổi mà ta mong muốn thấy ở người khác.

Số lượt đọc: 1003 -