Quản lý cửa hàng cần những kỹ năng gì để thành công?
Ngày đăng tin: 14/02/2022 14:37
Trở thành Quản lý cửa hàng nghĩa là bạn có năng lực, nhận lương cao và nhiều cơ hội nhưng muốn thành công trong vai trò này thì bạn phải rèn luyện được những kỹ năng quan trọng. Những kỹ năng này sẽ là tiền đề để bạn áp dụng vào công việc, từ đó đạt hiệu quả quản lý, kinh doanh cao và trụ vững được với nghề.
Các nhà Quản lý cửa hàng chịu trách nhiệm tổng thể cho mọi hoạt động trong cửa hàng, từ quản lý nhân sự, làm việc với khách hàng, quản lý đối tác, đặt mục tiêu doanh số và tổng kết doanh thu, đánh giá hiệu suất bán hàng. Vị trí này không thực sự cần người có trình độ chuyên sâu, bằng cấp cao nhưng bắt buộc phải có kinh nghiệm và kỹ năng.
Công việc Quản lý cửa hàng đòi hỏi những kỹ năng gì thiết yếu?
Đó cũng là lý do tại sao các nhà tuyển dụng trong ngành bán lẻ cân nhắc rất nhiều đến các biện pháp đánh giá kỹ năng của ứng viên Quản lý cửa hàng. Kỳ vọng phổ biến nhất là ứng viên có các kỹ năng đa dạng, toàn diện, phục vụ trực tiếp cho công việc, có khả năng chuyển đổi, hiểu biết về ngành nghề kinh doanh và có khả năng thích ứng tốt. Dưới đây là 7 kỹ năng cần thiết nhất để Quản lý cửa hàng có thể thành công tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình.
1. Kỹ năng chăm sóc khách hàng
Cung cấp dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất đối với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, đặc biệt là trong phân phối và bán lẻ. Người Quản lý cửa hàng xuất sắc hiểu được điều đó và luôn nỗ lực mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất bằng kỹ năng chăm sóc khách hàng. Kỹ năng này không chỉ cần cho bản thân Quản lý cửa hàng mà còn giúp bạn đào tạo các nhân viên bán hàng một cách bài bản và hiệu quản, đảm bảo mang đến cho khách trải nghiệm hoàn hảo.
2. Kỹ năng lãnh đạo
Là một Quản lý cửa hàng, bạn sẽ giám sát một nhóm người, có thể bao gồm những nhân viên thiếu kinh nghiệm. Kỹ năng lãnh đạo là tiền đề để bạn dẫn dắt và hướng dẫn cho họ cả về kiến thức và các kỹ năng liên quan đến công việc. Quản lý cửa hàng có kỹ năng lãnh đạo sẽ biết cách đánh giá chính xác điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên, phân công công việc hợp lý, tạo môi trường làm việc lý tưởng để mọi người cùng phấn đấu.
3. Kỹ năng kinh doanh/bán hàng
Trước khi làm Quản lý cửa hàng, bạn chắc chắn phải là một nhân viên bán hàng có năng lực. Thậm chí, dù bạn đã lên làm quản lý thì trong ngành này, kỹ năng kinh doanh/bán hàng vẫn là một trong những yêu cầu bắt buộc phải có để hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Cụ thể, bạn sẽ cần biết làm sao để tiếp cận khách hàng theo cách tốt nhất, trao đổi, tư vấn, thuyết phục họ và chốt sales. Chỉ có như vậy bạn mới có thể tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận. Kỹ năng này cũng cần thiết trong các trường hợp Quản lý cửa hàng đào tạo nhân viên mới.
4. Tạo động lực, thúc đẩy nhân viên
So với các kỹ năng khác thì việc tạo động lực và thúc đẩy nhân viên làm việc, cống hiến nhiều hơn dường như không phải để phát triển bản thân của Quản lý cửa hàng mà là đang tập trung vào sức mạnh của tập thể. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng bạn là người chịu trách nhiệm cho tập thể đó và công việc của bạn là làm sao để đảm bảo cả cửa hàng đều nỗ lực vì mục tiêu chung.
Cửa hàng trưởng ngoài trình độ chuyên môn thì các kỹ năng cũng rất quan trọng
5. Linh hoạt, kiên nhẫn
Bên cạnh đó, các Quản lý cửa hàng còn cần phải có sự linh hoạt và tinh thần cứng rắn để đối phó với các biến động, thay đổi hàng ngày. Công việc của bạn sẽ rất áp lực khi phải liên tục giám sát, điều chỉnh, do đó, sự kiên nhẫn và linh hoạt sẽ giúp bạn có bản lĩnh xử lý tình huống, các vấn đề phát sinh.
6. Kỹ năng tổ chức
Bán lẻ là một ngành năng động và phát triển nhanh, cần rất nhiều nỗ lực của Quản lý cửa hàng để nắm bắt và bao quát mọi công việc đang diễn ra. Những Quản lý cửa hàng thành công là người biết tổ chức, sắp xếp thời gian và công việc hợp lý. Kỹ năng tổ chức và đa nhiệm được coi là nền tảng tạo nên thành công cho vai trò này.
7. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp cho phép Quản lý cửa hàng diễn đạt, truyền đạt đúng ý của bản thân cũng như lắng nghe ý kiến của những người xung quanh. Thông qua đó, bạn sẽ làm việc hiệu quả với nhân viên, khách hàng và ban quản lý. Khả năng giao tiếp hiệu quả có thể đóng vai trò hàng đầu trong trao đổi thông tin, đàm phán, trình bày và thuyết phục.
Trong kinh doanh, thành công được quyết định bởi điểm mấu chốt nhất đó là mức lợi nhuận. Có rất nhiều yếu tố quyết định đến doanh thu và lợi nhuận, bao gồm cả lý do chủ quan và khách quan. Một số kỹ năng mềm kể trên là những gì tất cả Quản lý cửa hàng đều cần để đảm bảo thành công, ít nhất là về mặt định hướng, thực hiện mục tiêu của cửa hàng.
Để có thể ứng tuyển việc làm quản lý cửa hàng các bạn có thể tham khảo nhiều hơn nữa những mẫu CV xin việc quản lý cửa hàng được cập nhật đầy đủ trên Cevn. Các bạn hãy cùng tham khảo để lựa chọn cho mình những mẫu CV phù hợp, tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.