Phân biệt Telesales với Telemarketing: Khác nhau ở đâu? nên ứng tuyển vị trí nào?
Ngày đăng tin: 13/04/2022 16:25
Telesales và Telemarketing là hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn. Hiểu rõ về các vai trò này, so sánh các điều kiện, triển vọng cũng là một cách để bạn ra quyết định nên ứng tuyển vị trí nào phù hợp với mình.
Với những người có giọng nói hay, kiên nhẫn và khéo léo trong giao tiếp thì các công việc như nhân viên Telesales hay Telemarketing đều rất phù hợp. Bạn có thể bán hàng hoặc làm tiếp thị một cách gián tiếp trong văn phòng, qua điện thoại - không cần phải đi lại nhưng vẫn có những thành tựu kinh doanh ấn tượng. Dù vậy, chẳng dễ dàng gì để lựa chọn nên làm việc trong vai trò nào thì phù hợp và có tương lai hơn.
So sánh sự khác biệt giữa Telesales và Telemarketing
I. Phân biệt Telesales và Telemarketing
Telesales được hiểu là bán hàng qua điện thoại - một trong những kênh kinh doanh, bán hàng chủ lực của các doanh nghiệp trong quá khứ. Mặc dù ngày nay, thương mại điện tử phát triển, các kênh bán trực tiếp hoặc trực tuyến đã khiến Telesales dần mất đi ưu thế của mình nhưng đây vẫn là một công việc chưa thể thay thế, có ý nghĩa nhất định, đóng góp vào mục tiêu nâng cao doanh số của công ty. Mục đích của Telesales là chốt được nhiều đơn hàng nhất có thể.
Trong khi đó, Telemarketing là hoạt động nhằm tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Thay vì hướng tới việc chốt đơn, Telemarketing chủ yếu là để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cụ thể đến khách hàng tiềm năng, ít nhất là để họ ghi nhớ, có ấn tượng và nghĩ đến khi có nhu cầu.
Sự giống nhau của Telesales và Telemarketing là đều sử dụng kênh giao tiếp qua điện thoại để tiếp cận khách hàng tiềm năng còn sự khác nhau nằm ở mục đích công việc. Một bên là bán hàng, trong khi một bên là tiếp thị. Ở các doanh nghiệp lớn, Telesales thường là một phần của bộ phận kinh doanh trong khi Telemarketing thuộc phòng marketing.
II. Nên xin việc nhân viên Telesales hay nhân viên Telemarketing?
Để trả lời cho câu hỏi nên ứng tuyển, tìm việc làm nhân viên Telemarketing hay Telesales, ngoài hiểu rõ về định nghĩa của 2 nghề nghiệp, bạn cũng cần biết về các nhiệm vụ chính của 2 vai trò này, cân nhắc dựa trên mức lương cũng như cơ hội phát triển sự nghiệp.
1. Hiểu rõ công việc của nhân viên Telesales và nhân viên Telemarketing
Như đã đề cập, mục đích của Telesales là chốt đơn hàng qua điện thoại nên tất cả các công việc của nhân viên Telesales đều là: Thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi khách hàng; xây dựng thương hiệu, hình ảnh và niềm tin ở khách hàng; thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm, dịch vụ của công ty; giải quyết thắc mắc, khiếu nại về sản phẩm, dịch vụ từ phía khách hàng; chốt đơn và xử lý đơn hàng với khách hàng tiềm năng, tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
Về phần mình, nhân viên Telemarketing sẽ phụ trách giới thiệu thương hiệu, dịch vụ và sản phẩm của công ty cho khách hàng tiềm năng; chào hàng, thuyết phục khách hàng tiềm năng thành khách hàng thân thiết; liên lạc với khách hàng hiện tại để tiết lộ xu hướng mua hàng hoặc tiềm năng kinh doanh mới. Bên cạnh đó, nếu làm công việc này, bạn cũng sẽ thực hiện nghiên cứu thị trường, xác định những khách hàng tiềm năng có đủ điều kiện để nhóm Telesales, nhân viên kinh doanh tiếp cận.
2. So sánh mức lương nhân viên Telesales và nhân viên Telemarketing
Khi muốn tìm việc, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ xem xét và so sánh mức lương. Dĩ nhiên, sự yêu thích, đam mê với công việc hay đúng chuyên môn,... đều là yếu tố tiên quyết để chọn nghề nghiệp nhưng thu nhập cũng là động lực quan trọng không thể lờ đi.
Lương trung bình của nhân viên Telesales full-time hiện nay là khoảng 8 triệu/tháng, cao hơn nữa là 10 triệu/tháng và cao nhất có thể lên đến 30 triệu/tháng. Thu nhập của bạn sẽ bao gồm lương chính và doanh số nếu đạt, vượt KPI. Với vị trí nhân viên Telemarketing, lương trung bình cũng khoảng 7 - 9 triệu/tháng, cao hơn nữa là từ 10 - 12 triệu/tháng và cao nhất có thể lên đến 25 - 30 triệu/tháng.
Như vậy, thực chất 2 công việc nhân viên Telesales và nhân viên Telemarketing có đãi ngộ tương đương, không chênh lệch nhiều.
Thu nhập của nhân viên telesales và telemarketing cao hay thấp?
3. Cân nhắc dựa trên tiềm năng phát triển sự nghiệp
Tùy thuộc vào việc bạn có kinh nghiệm, kiến thức ở lĩnh vực nào, yêu thích bán hàng hay tiếp thị, có định hướng theo kinh doanh hay marketing mà đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất cho mình. Nhân viên Telesales và nhân viên Telemarketing cũng đều có những áp lực nhất định từ phía khách hàng và công ty, làm việc nào cũng cần có kỹ năng mềm xuất sắc như giao tiếp, thuyết phục, chăm sóc khách hàng,...
Tóm lại, trong khi các Telemarketer tạo ra một nhóm khách hàng tiềm năng thì đội ngũ Telesales lại có nhiệm vụ biến những khách hàng đó thành doanh số bán hàng cụ thể. Dù hoạt động chuyên môn khác nhau nhưng nếu biết kết hợp hai vị trí này lại một cách hiệu quả thì lợi nhuận thu về là không hề nhỏ. Mong rằng những thông tin mà Cevn vừa mang đến sẽ giúp bạn đọc xác định được đâu là công việc phù hợp với bản thân.
Qua đây bạn đọc đã phân biệt được sự khác nhau giữa Telesales và Telemarketing để không nhầm lẫn khi ứng tuyển hay tạo CV xin việc. Kho mẫu CV xin việc Nhân viên Telesales Cevn cập nhật mới nhất trên website sẽ rất hữu ích với bạn. Ngoài ra, nếu bạn ứng tuyển việc làm Telemarketing thì cũng đừng quên truy cập vào Cevn để tìm hiểu và lựa chọn mẫu ưng ý nhé.