• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

71806
Tổng số truy cập:71806
Khách đang online: 79
Ngoại thương là gì? Học Ngoại thương ra trường làm gì?
Ngày đăng tin: 11/01/2021 14:00

Ngoại thương là gì?
 
Ngoại thương là từ dùng để chỉ những hoạt động thương mại như mua bán, giao dịch, trao đổi hàng hóa giữa quốc gia này với quốc gia khác. Trong tiếng Anh, hoạt động ngoại thương được gọi là “Foreign Trade” (tức giao dịch với nước ngoài). Như vậy, hoạt động ngoại thương diễn ra ngoài phạm vi ranh giới lãnh thổ, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tạm xuất, tái nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh…
 
Nhìn chung, ngoại thương là một loại hình hoạt động kinh tế quan trọng. Không một quốc gia nào có thể phát triển và tồn tại nếu không có hoạt động ngoại thương. Đây được xem là cầu nối giữa nhà sản xuất/nhà cung cấp dịch vụ với thị trường quốc tế, giữa cung và cầu hàng hóa.

Khác biệt giữa hoạt động thương mại trong nước với ngoại thương là gì?
 
Trên thực tế, hoạt động thương mại nội địa và hoạt động ngoại thương có điểm chung là cùng diễn ra những những sự trao đổi, giao dịch, mua bán giữa các bên cung và cầu. Tuy nhiên, về bản chất, hai hoạt động này lại không hoàn toàn giống nhau. Vậy điểm khác biệt cơ bản giữa hoạt động thương mại trong nước và ngoại thương là gì?
 
Ngay từ tên gọi, chúng ta đã thấy được điểm khác nhau đặc trưng giữa hoạt động thương mại trong nước và ngoài nước. Theo đó, hoạt động thương mại trong nước bao gồm các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia. Ngược lại, hoạt động ngoại thương lại diễn ra trong phạm vi ngoài nước. Như vậy, chúng khác nhau cơ bản ở phạm vi diễn ra trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
 
Lý do nên học ngành Ngoại thương là gì?
 
Đến nay, Việt Nam đã trở thành “điểm vàng” đầu tư tại Đông Nam Á, thu hút rất nhiều nguồn lực nước ngoài đổ về đây cũng như tham gia giao dịch với nhiều công ty quốc tế. Hoạt động ngoại thương chính vì thế càng trở nên sôi nổi, nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Điều này mở ra nhiều cơ hội việc làm dành cho các sinh viên theo học ngành Ngoại thương.
 
Như vậy, câu hỏi “Lý do nên đăng ký học ngành Ngoại thương là gì?” đã có lời giải. Đáp án chính là học ngành Ngoại thương mở ra nhiều cơ hội tiếp cận việc làm cao trong tương lai, tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn so với các ngành khác. Bên cạnh đó, khi đăng ký học Ngoại thương, bạn sẽ am hiểu sâu rộng về thị trường trong và ngoài nước, kết hợp thêm nền tảng tiếng Anh tốt thì bạn hoàn toàn có thể “đá chéo sân” sang các lĩnh vực khác về kinh tế. Bạn hoàn toàn có cơ hội nộp đơn vào các công ty đa quốc gia, công ty lớn với vị trí việc làm đa dạng và mức lương hậu hĩnh.
 
Các trường đào tạo ngành Ngoại thương
 
 Học Viện Ngoại Giao
 
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
 
Học Viện Ngân Hàng
 
Đại Học Thương Mại…
 
Đại Học Kinh Tế TPHCM
 
Đại Học Kinh Tế -Tài Chính TPHCM
 
Đại Học Tài Chính Marketing
 
Đại Học Ngân Hàng TPHCM …
 
Đại Học Cần Thơ
 
Khoa Quốc Tế – Đại Học Thái Nguyên
 
Đại Học An Giang
 
Đại học Công nghệ Miền Đông
 
Học gì khi đăng ký ngành Ngoại thương?
 
Trên thực tế, khi theo học ngành Ngoại thương tại các trường Đại học, bạn sẽ được đào tạo các môn chuyên ngành có liên quan đến thương mại quốc tế. Có thể kể đến như Luật kinh tế, Kinh tế quốc tế, Xuất nhập khẩu… Tóm lại, sinh viên chuyên ngành Ngoại thương sẽ được đào tạo toàn bộ các kiến thức và kỹ năng có liên quan nhằm phục vụ cho công việc trong tương lai.
 
Điều kiện cần khi muốn đăng ký học ngành Ngoại thương là gì?
 
Khi tìm hiểu khái niệm ngoại thương là gì, chúng ta biết rằng các hoạt động ngoại thương đều là hoạt động kinh tế được quốc tế hóa. Do đó, điều kiện cần và đủ để đăng ký học ngành Ngoại thương chính là nắm vững ngữ pháp tiếng Anh và thành thạo tiếng Anh giao tiếp. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu các kiến thức chuyên ngành dễ dàng. Đồng thời, nó còn hỗ trợ bạn rất nhiều trong công việc tương lai sau này.
 
Việc làm khi tốt nghiệp ngành Ngoại thương là gì?
 
Như đã đề cập ở trên, tốt nghiệp ngành Ngoại thương mở ra cho tân cử nhân nhiều cơ hội việc làm phong phú và hấp dẫn. Sinh viên sau khi ra trường có thể nộp đơn xin việc vào các doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp nước ngoài. Vậy việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Ngoại thương là gì? Dưới đây là một số công việc phổ biến dành cho sinh viên ngành Ngoại thương sau khi tốt nghiệp:
 
1. Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
 
Nhiệm vụ chính của nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu nghiên cứu và hoạch định chiến lược mở rộng thị trường trong nước lẫn quốc tế. Ngoài ra, bạn còn phải tìm kiếm nguồn khách hàng mới, thương lượng và ký hợp đồng ngoại thương với họ để hưởng hoa hồng từ doanh số đạt được.
 
2. Nhân viên Logistic
 
Tuy rằng số lượng công ty tuyển dụng vị trí nhân viên Logistic không nhiều, tiêu chuẩn cũng khắt khe hơn, nhưng vị trí này đem lại cho người đảm nhiệm mức lương khá tốt và cơ hội thăng tiến cao. Theo đó, nhân viên Logistic sẽ thực hiện các nhiệm vụ như:
 
- Làm lệnh sản xuất phần mềm xuất nhập khẩu;
 
- Theo dõi tiến độ sản xuất hàng hóa tại nhà máy, công xưởng;
 
- Lên kế hoạch đóng gói và xuất hàng;
 
- Đàm phán với các hãng tàu vận chuyển về giá cả, thời gian, điều kiện chuyên chở;
 
- Phối hợp với nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu để giải quyết các vấn đề phát sinh;
 
Ngoài ra, nhân viên Logistic còn chịu trách nhiệm giám sát các lô hàng bên đối tác vận chuyển và xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình vận chuyển.
 
3. Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu
 
Sinh viên “xuất thân” từ ngành Ngoại thương hoàn toàn có thể nộp CV vào vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu. Tính chất đặc thù của công việc này liên quan trực tiếp đến giấy tờ và rất nhiều thông tin, số liệu. Do vậy nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu đòi hỏi phải có sự tập trung tốt, cẩn thận và chịu được áp lực cao.
 
Vậy công việc chủ yếu của nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu sau khi tốt nghiệp Ngoại thương là gì? Có thể kể đến là:
 
- Liên hệ với hãng tàu để lên lịch vận chuyển dựa trên hóa đơn từ khách hàng;
 
- Soạn thảo hợp đồng, hóa đơn, các loại giấy tờ chuyên biệt như DO, PO, Packing List…;
 
- Thực hiện thanh toán hợp đồng quốc tế, kiểm tra và quản lý các chi phí như phí thuê cont, thuê bãi, phí DEM;
 
- Xin giấy kiểm định từ cơ quan chức năng đối với các loại hàng hóa đặc biệt;
 
- Chuẩn bị bộ hồ sơ, chứng từ về hàng hóa cần vận chuyển;
 
- Lưu trữ, sắp xếp và quản lý chứng từ;
 
4. Nhân viên xuất nhập khẩu thuộc bộ phận mua hàng
 
Bên cạnh các vị trí việc làm kể trên, sinh viên tốt nghiệp Ngoại thương còn có thể làm ở bộ phận mua hàng với cương vị là nhân viên xuất nhập khẩu. Tại vị trí này, bạn phải chịu trách nhiệm toàn bộ về khâu quản lý hồ sơ xuất nhập khẩu của các đối tác cung ứng hàng hóa. Đồng thời, bạn còn phải theo dõi tình trạng thanh toán chi phí theo từng khoản ở mỗi lô hàng thông quan, cập nhật quá trình di chuyển hàng trên các hãng tàu và ghi chú ngày giờ hàng về kho…
 
Với những chia sẻ cụ thể về khái niệm ngoại thương là gì và các vấn đề liên quan trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu cặn kẽ về ngành nghề này rồi phải không. Mong rằng bạn đã có thêm cơ sở để định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lại.
Số lượt đọc: 497 -