Tổng hợp các vị trí trong công ty cơ bản mà bạn cần biết
Ngày đăng tin: 03/12/2020 14:28
1. Tầm quan trọng của các vị trí trong công ty
Tầm quan trọng của các vị trí trong công ty
Đối với mỗi một công ty, doanh nghiệp khác nhau thì sẽ có những bộ phận công việc khác nhau chứ không hoàn toàn là giống nhau. Mỗi một bộ phận sẽ đảm nhận một chức năng riêng, một nhiệm vụ riêng biệt mà không thể nào trùng với những bộ phận khác. Ví dụ như: bộ phận kinh doanh thì đảm nhận công việc tư vấn, bán hàng, chăm sóc nguồn khách hàng cũ và mới. Còn đối với bộ phận biên tập thì lại đảm nhận một chức năng đó là duy trì viết bài, kiểm soát chất lượng bài viết đăng lên trang web của công ty. Nếu như chúng ta ví một công ty hoạt động như một cơ thể sống thì điều đó cũng không sai chút nào. Bởi cơ thể sống của chúng ta, mỗi bộ phận cũng phải đảm nhận các vị trí riêng biệt, thế nhưng chúng lại phải hỗ trợ cho nhau để tạo nên cơ thể sống bình thường.
Hoạt động của công ty cũng như vậy, tuy các bộ phận, vị trí làm việc không giống nhau, thế nhưng mỗi hoạt động của công việc đó lại góp phần giúp cho cả hệ thống hoạt động bình thường. Chỉ cần một bộ phận ngừng hoạt động là bộ máy công ty sẽ gặp vấn đề ngay lập tức. Bởi vậy các vị trí trong công ty đều quan trọng như nhau, nó giúp cho người lãnh đạo có thể đạt được mục đích cuối cùng của mình.
2. Các vị trí cơ bản trong một công ty
Trong nội dung phần này, chúng tôi sẽ đem giới thiệu cho bạn rõ hơn về các vị trí cơ bản nhất mà một công ty cần phải có. Cùng theo dõi và tìm hiểu nhé!
2.1. Bộ phận kinh doanh
Bộ phận kinh doanh
Bộ phận kinh doanh là một trong những bộ phận không thể thiếu được đối với mỗi một doanh nghiệp hiện nay. Với những hoạt động cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn thì có thể thấy bộ phận kinh doanh đang ngày càng khẳng định vai trò và vị trí của mình hơn.
Bộ phận kinh doanh chính là bộ phận “gương mặt vàng” của mỗi một công ty. Họ chính là cầu nối giữa công ty và khách hàng, khi bộ phận này hoạt động mạnh thì tức là công ty đó cũng đang hoạt động khá tốt trên thị trường. Với nhiệm vụ chính là đem lại nguồn thu nhập chính cho công ty, thì nhân viên kinh doanh đang phải đảm nhận khá nhiều công việc như:
- Thực hiện tiếp nhận và chọn lọc nguồn khách hàng tiềm năng
- Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của công ty đến cho khách hàng
- Chăm sóc nguồn khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng tiềm năng
- Thuyết phục khách hàng mua và sử dụng sản phẩm của công ty mình
- Phối hợp với các bộ phận khác nghiên cứu và phát triển thị trường
Ngoài ra bộ phận kinh doanh cũng phải đảm nhận khá nhiều các công việc khác nhau nữa. Đối với bộ phận kinh doanh, họ là nguồn kiếm ra thu nhập chính cho công ty, chính vì thế mà các doanh nghiệp đang ngày càng nâng cao những tiêu chí cần thiết đối với công việc này.
2.2. Bộ phận kỹ thuật, sản xuất
Bộ phận kỹ thuật, sản xuất
Đương nhiên một công ty hoạt động thì chắc chắn họ phải cung cấp cho người dùng những sản phẩm dịch vụ khác nhau. Chính vì thế mà nhân viên bộ phận sản xuất kỹ thuật là không thể thiếu. Họ là một trong những lực lượng tham gia chính vào trong quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm đó để có thể cung ứng trên thị trường. Các công việc chính là bộ phận này cần phải đảm nhận bao gồm như sau:
- Thực hiện công việc tổ chức thiết kế, sản xuất và triển khai sản phẩm, dịch vụ như kế hoạch, kiểm soát chất lượng của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
- Cung cấp cho bên bộ phận kinh doanh nắm được các thông tin, kỹ thuật, chức năng cần thiết đối với sản phẩm đó.
- Tiến hành bảo dưỡng, kiểm tra chất lượng của sản phẩm khi người tiêu dùng đã sử dụng
- Kiểm tra và đảm bảo về các thông số kỹ thuật, các yêu cầu theo đúng bản thiết kế ban đầu. Nếu như khách hàng có những yêu cầu thì cần phải đảm bảo thực hiện theo các yêu cầu đó.
- Nhân viên bộ phận kỹ thuật và sản xuất còn phải thực hiện các công việc về nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới hữu ích hơn cho người dùng.
- Thực hiện báo cáo công việc và làm theo các công việc mà cấp trên yêu cầu.
Như vậy cũng có thể thấy được nhân viên bộ phận kỹ thuật, sản xuất luôn phải đảm bảo chất lượng cũng như các yêu cầu cho khách hàng. Họ là bộ phận giúp cho khách hàng ở lại lâu hơn với doanh nghiệp hiện nay. Điều này chứng tỏ nếu như doanh nghiệp đang sở hữu một bộ phận kỹ thuật, sản xuất giỏi thì chất lượng của sản phẩm sẽ luôn luôn được đảm bảo.
2.3. Bộ phận kế toán
Bộ phận kế toán
Bộ phận kế toán đối với một doanh nghiệp hiện nay là vô cũng quan trọng và cần thiết, bộ phận này sẽ giúp cho công ty minh bạch và rõ ràng hơn với các khoản chi tiêu hàng ngày, doanh thu cuối tháng của công ty ra sao. Đối với nhiều doanh nghiệp, bộ phận kế toán này có thể chia nhỏ thành nhiều bộ phận khác nhau, đảm nhận một chức năng cụ thể khác nhau, ví dụ như: kế toán tiền lương, kế toán công nợ, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán thuế, kế toán bán hàng,…tuy nhiên việc chia nhỏ các bộ phận kế toán này chỉ được diễn ra trong các công ty có quy mô hoạt động lớn. Còn thông thường thì chỉ gọi chung là bộ phận kế toán thôi.
Với bộ phận kế toán này sẽ thường xuyên phải tiếp xúc đến các sổ sách và vấn đề tiền nong của công ty. Chính vì điều này mà bạn cần phải thật sự cẩn thận, trung thực và có thể chịu được áp lực công việc lớn.
Nếu như bộ phận kế toán có thể làm tốt công việc của họ thì có thể cho công ty đó biết được tình trạng lỗ lãi hiện nay ra sao để có phương pháp điều chỉnh tốt hơn.
2.4. Bộ phận nhân sự, hành chính văn phòng
Bộ phận nhân sự, hành chính văn phòng
Bộ phận này chính là một trong những bộ phận cũng không thể thiếu được trong một công ty. Họ sẽ đảm nhận các công việc liên quan đến quản lý chất lượng cho người lao động. Đây cũng là một trong những vị trí góp phần gia tăng sức mạnh cho công ty. Bởi vị trí này sẽ đảm nhận công việc liên quan đến nguồn nhân lực, họ sẽ tìm kiếm cho công ty các nguồn nhân lực tài năng, phù hợp với công việc đang được tuyển dụng. Bên cạnh đó thì đây cũng là bộ phận chuyên kiểm soát, lưu giữ giấy tờ hồ sơ quyết định của một công ty.
2.5. Bộ phận kiểm soát chất lượng
Bộ phận kiểm soát chất lượng
Bộ phận kiểm tra chất lượng cũng là một trong những vị trí quan trọng không thể thiếu được đối với một doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp đang có hoạt động sản xuất sản phẩm thì bộ phận này lại vô cùng quan trọng đó, bởi nó sẽ là một trong những khâu đảm bảo về chất lượng sản phẩm dịch vụ đầu ra cho doanh nghiệp. Đảm bảo chất lượng cho người dùng, điều này cũng làm tăng sự uy tín của công ty lên đáng kể.
Đó chính là những bộ phận, vị trí cơ bản nhất trong một doanh nghiệp mà bạn cần phải biết. Đối với các vị trí này đều đem lại cho người tham gia những nguồn thu nhập đáng kể. Tùy thuộc vào năng lực của từng người mà thu nhập đó còn có thể nâng cao hơn. Vậy cần phải làm thế nào để bạn có được vị trí tốt trong một công ty. Hãy cùng xem chúng tôi mách gì cho bạn nhé!
3. Làm thế nào để bạn có được một vị trí tốt trong công ty
3.1. Biết khả năng của mình ở lĩnh vực nào
Biết khả năng của mình ở lĩnh vực nào
Bạn cần phải biết khả năng của mình nằm ở đâu, trong lĩnh vực nào để từ đó có thể ứng tuyển những vị trí thích hợp trong công ty. Chỉ có chính bản thân bạn mới có thể hiểu được bạn đang ở đâu và có thể đảm nhận công việc nào. Chỉ khi bạn làm việc đúng khả năng, chuyên môn và năng lực thì mới có thể phát huy được hết tác dụng của nó, tuy nhiên không phải là bạn hoàn toàn không được “lấn sân” sang một lĩnh vực khác, chỉ là muốn bạn khai thác được hết những tiềm năng của mình mà thôi.
3.2. Chấp nhận đi lên từ vị trí thấp
Chấp nhận đi lên từ vị trí thấp
Chấp nhận đi lên từ vị trí công việc thấp không phải ai cũng làm được. Đôi khi trong lúc phỏng vấn bạn nói bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm, thế nhưng công ty đó vẫn muốn bạn tiếp nhận công việc ở một vị trí thấp, điều này cũng có thể là họ chỉ muốn kiểm tra xem năng lực thật sự của bạn đến đâu, có đúng như bạn nói trong phỏng vấn hay không. Bên cạnh đó nếu như bạn là một sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc đi lên từ vị trí thấp, không ngại khó ngại khổ sẽ giúp bạn chứng minh được thực lực của bản thân. Ngoài ra, khi bạn đi lên từ vị trí nhân viên, sau đó lên trưởng phòng hoặc cao hơn, điều này sẽ giúp cho bạn học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm và có thể khiến mọi người tin tưởng vào năng lực của bạn hơn.
3.3. Không ngừng nâng cao khả năng của bản thân
Không ngừng nâng cao khả năng của bản thân
Mặc dù có kinh nghiệm vài năm, có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ thì bạn cũng không nên chủ quan mà cần phải liên tục trau dồi những kỹ năng của bản thân nhiều hơn. Xã hội thì luôn thay đổi, nhu cầu của con người và nhà tuyển dụng thì không ngừng nâng cao. Nếu như bạn không tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm thì sẽ không thể nào đáp ứng được các nhu cầu cao hơn.
Như vậy với những thông tin trong bài viết về các vị trí trong công ty, hy vọng nó sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm thông tin.