• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

128325
Tổng số truy cập:128325
Khách đang online: 90
Muốn đi làm ổn định, 10 chữ “Đừng” bạn tuyệt đối ghi nhớ tại chốn công sở
Ngày đăng tin: 15/05/2024 20:59

Môi trường làm việc là một hệ thống phức tạp với nhiều quy tắc cố định và cả quy tắc “ngầm” mà bất kỳ nhân viên nào cũng cần lưu ý. Để có thể ổn định và cân bằng tại nơi làm việc, dưới đây là 10 chữ “Đừng” quan trọng bạn cần ghi nhớ. 

 
1. Đừng nhận bừa công lao 
 
Quy tắc đầu tiên tại chốn công sở, và cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất chính là tôn trọng công lao của nhau. Đừng nhận công lao của người khác, cũng như đừng để người khác nhận công lao của mình. 
 
Việc nhận bừa công lao là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong hệ thống, gây rạn nứt mối quan hệ giữa đồng nghiệp. Vì thế bạn nên tuân thủ việc minh bạch, trung thực trong mọi việc làm của mình, đồng thời cũng tránh việc để bản thân bị lợi dụng một cách không công bằng.

2. Đừng trì hoãn
 
Trì hoãn là một thói quen xấu không chỉ trong đời sống công sở, mà còn trong cả cuộc sống thường ngày. Nếu bạn có thói quen trì hoãn tại nơi làm việc, bạn sẽ vô tình vướng vào nhiều áp lực hơn, và sự áp lực đó có thể tăng khả năng vi phạm lỗi trong lúc làm, hoặc giảm hiệu suất làm việc.
 
Do đó, hãy dừng việc trì hoãn để tránh công việc tích tụ lên và tạo thói quen hoàn thành công việc đúng hạn. Bạn có thể tìm hiểu các phương pháp quản lý thời gian hoặc quản lý công việc để cải thiện việc trì hoãn.
 
3. Đừng đổ lỗi cho người khác
 
Đôi khi, việc gặp phải sai sót trong lúc làm việc là không thể tránh khỏi. Khi phạm lỗi, có hai điều quan trọng nhất mà bạn cần thực hiện chính là đứng ra nhân lỗi và tìm cách khắc phục. Tránh mọi trường hợp đổ lỗi cho người khác để tìm cớ trốn thoát cho bản thân. Bằng cách này, bạn không chỉ thể hiện sự trưởng thành, trách nhiệm mà còn giúp xây dựng lòng tin và tôn trọng từ phía đồng nghiệp cũng như cấp trên.
 
4. Đừng cạnh tranh không lành mạnh
 
Để duy trì được tinh thần tích cực và hiệu suất làm việc ổn định, bạn nên tránh xa những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nơi làm việc. Ví dụ như ganh đua, nói xấu sau lưng, kết bè kết phải, v.v. tất cả những việc làm này tưởng chừng như không ảnh hưởng nhiều, nhưng chắc chắn chúng sẽ tạo ra những mâu thuẫn không cần thiết.
 
Khi gặp những tình huống khó khăn, tiêu cực thì bạn có thể trao đổi riêng với cấp trên để họ có hướng giải quyết phù hợp. Việc của bạn là bạn hãy duy trì thái độ tích cực hoặc trung tập, luôn tập trung vào công việc và trách nhiệm của mình để hoàn thành mọi việc một cách tốt nhất. Thái độ của bạn tại nơi làm việc cũng sẽ giúp bạn nhận về những thái độ tương tự từ người khác. 
 
 
5. Đừng tỏ ra quá thân thiết với cấp trên
 
Nhiều người thường tỏ ra thân thiết với cấp trên để có nhiều thuận lợi tại nơi làm việc lẫn trong sự nghiệp hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng mối quan hệ với cấp trên nên được xây dựng dựa trên hai nguyên tắc là tôn trọng và chuyên nghiệp. Nếu bạn có những hành vi, cử chỉ hoặc lời nói vượt quá giới hạn, dù cho không cố ý thì bạn vẫn có thể gây ra những hiểu lầm không đáng có, mang lại những tai hại khá nghiêm trọng. 

6. Đừng vướng vào “drama tình cảm”
 
Việc yêu đương chốn công sở không phải chuyện bị ngăn cấm hoặc đáng chê trách. Tuy nhiên, bạn hãy chỉ yêu đương khi cảm thấy bản thân đủ lý trí, vững tinh thần để không gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc cũng như mối quan hệ với các đồng nghiệp khác.  
 
Đặc biệt là khi không còn “chung lối”, bạn và người ấy có thể gặp phải những tình huống ngượng ngùng, khó hòa hợp để tiếp tục làm việc. Do đó, hãy hạn chế tối đa để đừng vướng vào các “drama tình cảm” chốn công sở.

7. Đừng ngại công khai năng lực của bản thân
 
Nhiều người đi làm thường e dè việc công khai năng lực thực sự của bản thân, để tránh những hiềm khích hoặc ganh đua giữa mình và đồng nghiệp với nhau. Tuy nhiên, hành động này không khác nào việc tự xây hàng rào ngăn chặn chính mình trên con đường thành công.
 
Đừng ngần ngại công khai năng lực và kỹ năng của bản thân. Bằng cách này, bạn không chỉ tự tin hơn trong công việc mà còn giúp đồng nghiệp và cấp trên nhận ra giá trị thực sự của bạn. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên lưu ý về việc thể hiện năng lực của mình một cách khéo léo và khiêm tốn, đừng để mọi người hiểu lầm rằng bạn đang cố ý khoe khoang bản thân mình. 
 
8. Đừng chủ quan, lơ là
 
Khi bạn chủ quan hoặc lơ là trong công việc, bạn có thể vô tình bỏ qua các chi tiết quan trọng và không hoàn thành công việc đúng cách. Điều này có thể dẫn đến việc làm thiếu sót, gây tổn hại cho dự án hoặc sản phẩm và ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức. Thậm chí trong một số lĩnh vực, thái độ chủ quan còn có thể gây ra các tổn thất nghiêm trọng. Ví dụ như bỏ qua việc kiểm tra và bảo trì các hệ thống có thể dẫn đến sự cố hoặc tai nạn, gây ra tổn thất to lớn về tài sản. 
 
Thái độ chủ quan cũng có thể làm mất lòng tin và tôn trọng từ đồng nghiệp và cấp dưới đối với bạn. Nếu bạn không đảm bảo hoàn thành công việc của mình, người khác có thể phải chịu ảnh hưởng và phải làm việc thêm để bù đắp. Vì thế, hãy luôn giữ mình cảnh giác và chủ động trong việc đối mặt với mọi tình huống.
 

9. Đừng nghĩ mình giỏi hơn Sếp
 
Mặc dù tự tin là một phẩm chất quan trọng, nhưng bạn vẫn không nên tự tin quá mức đối với sếp hay đồng nghiệp. Đặc biệt là hầu hết người sếp thường mong muốn sự hợp tác và tôn trọng từ phía nhân viên. Nếu bạn tỏ ra quá tự tin và không tôn trọng sếp, điều này có thể làm mất lòng tin và gây ảnh hưởng đến mối quan hệ làm việc. Vì thế, hãy luôn nhận định giới hạn của bản thân và có thái độ sẵn lòng học hỏi, cải thiện.
 
10. Đừng ngừng việc học hỏi
 
Cuộc sống là một hành trình học hỏi không ngừng. Do đó, ngay cả khi bạn đã có công việc ổn định thì cũng đừng ngủ quên trong sự ổn định đó. Hãy luôn học hỏi và phát triển bản thân thông qua công việc, qua đồng nghiệp và cấp trên. 
 
Bằng việc không ngừng học hỏi, bạn có thể trở thành một nhân viên đa năng và có khả năng thích ứng với những thay đổi trong công việc. Ngoài ra, việc tiếp cận với những phương pháp làm việc mới, và các chiến lược làm việc sẽ giúp tăng cường hiệu suất và chất lượng công việc của bạn. Trong một thị trường làm việc đầy biến động, việc học hỏi liên tục sẽ là biện pháp giúp bạn thích ứng và tồn tại trong mọi hoàn cảnh.
 
Với 10 chữ “Đừng” trên đây, bạn có thể đảm bảo sự ổn định trong môi trường công sở, đồng thời có nhiều khả năng thăng tiến và đạt đến sự thành công hơn nữa. Hy vọng bạn đã có thể hiểu rõ hơn về cách duy trì một thái độ làm việc tích cực và luôn trong trạng thái chủ động với mọi tình huống.
Số lượt đọc: 136 -