• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

94064
Tổng số truy cập:94064
Khách đang online: 513
Logistic ngược là gì? Vai trò và cách áp dụng hiệu quả
Ngày đăng tin: 04/10/2024 21:20

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, Quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò then chốt đối với sự thành công của các doanh nghiệp. Một khía cạnh quan trọng nhưng thường bị bỏ qua của quá trình này chính là Logistics ngược. Vậy Logistic ngược là gì và có vai trò, đặc điểm ra sao? Hãy cùng Cevn tìm hiểu tất tần tận về mô hình này trong bài viết bên dưới.

Logistic ngược là gì?
 
Logistics ngược (Reverse Logistics) là quá trình đưa hàng hóa quay ngược lại trong chuỗi cung ứng. Khác với Logistics truyền thống, Logistics ngược sẽ thực hiện thu hồi hàng hóa từ điểm phân phối hoặc người tiêu dùng để tái chế, tái sử dụng, sửa chữa hoặc tiêu hủy.
 
Ví dụ: Các công ty điện tử lớn như Apple và Samsung đã đầu tư rất nhiều vào Logistics ngược để thu hồi các thiết bị cũ và tái chế các vật liệu quý hiếm. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu lượng rác thải điện tử mà còn giúp các công ty này tiết kiệm chi phí sản xuất và tạo dựng hình ảnh tích cực trong mắt người tiêu dùng.
 

 
Tìm hiểu khái niệm Logistic ngược là gì
 
Vai trò của Logistic ngược
 
Logistics ngược không chỉ đơn thuần là quá trình thu hồi sản phẩm mà còn mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế, xã hội và môi trường:

Đối với môi trường: Logistics ngược đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường bằng cách giảm thiểu lượng rác thải, tái chế nguyên vật liệu, giảm thiểu việc khai thác tài nguyên mới. Việc thu hồi và tái chế các sản phẩm cũ giúp kéo dài vòng đời của sản phẩm, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Đối với doanh nghiệp:
 
Tăng lợi nhuận: Thông qua việc thu hồi, tái chế hoặc tài sử dụng các nguyên vật liệu sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận hiệu quả.
 
Cải thiện hình ảnh thương hiệu: Việc chú trọng đến Logistics ngược thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến vấn đề môi trường và trách nhiệm xã hội, từ đó nâng cao hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: Logistics ngược cho phép doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đổi trả sản phẩm, sửa chữa, hoặc thu hồi sản phẩm không đạt chất lượng, từ đó nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng. Đồng thời, giúp xây dựng lòng tin và mối quan hệ tích cực với khách hàng.

Đối với khách hàng:
 
Tăng sự hài lòng của khách hàng: Chính sách đổi trả, bảo hành sản phẩm giúp khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi mua hàng.
 
Khuyến khích tiêu dùng bền vững: Việc tham gia vào các chương trình thu hồi sản phẩm cũ, không đạt chất lượng giúp khách hàng có ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường.

 
Logistic ngược có nhiều vai trò quan trọng đối với khách hàng, doanh nghiệp và môi trường
Các loại Logistic ngược
 
RPP (Return Product Processing – Xử lý sản phẩm trả lại): Đây là chính sách về lợi nhuận công ty chia sẻ đến khách hàng. Chính sách này phải thật rõ ràng, nhất quán, nhân viên phải luôn tuân thủ.
 
Quản lý trả hàng: Quá trình tiếp nhận, kiểm tra và xử lý các sản phẩm bị khách hàng trả lại vì nhiều lý do như không hài lòng, lỗi sản phẩm hoặc không phù hợp. 
 
Quản lý bao bì: Liên quan đến việc thu gom, tái sử dụng hoặc tái chế các loại bao bì, hộp đựng và vật liệu đóng gói để giảm thiểu chất thải và tối ưu hóa chi phí.
 
Tân trang/tái sản xuất: Quá trình khôi phục sản phẩm đã qua sử dụng về trạng thái hoạt động tốt, có thể bao gồm việc thay thế linh kiện, nâng cấp hoặc sửa chữa để bán lại hoặc tái sử dụng.
 
Quản lý hàng tồn kho: Xử lý và tối ưu hóa hàng tồn kho dư thừa, lỗi thời hoặc không bán được, có thể bao gồm việc tái phân phối, giảm giá hoặc tái chế.
 
Hết thời hạn sử dụng (End-of-life): Thường là các sản phẩm không sử dụng được và không đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Lúc này, nhà sản xuát sẽ tiêu hủy hoặc tái chế.
 
Sửa chữa và bào trì: Trong một số trường hợp, sản phẩm gặp vấn đề sẽ được thu hồi để sửa chữa hoặc đổi sản phẩm mới.
 

 
Logistic là một quá trình phức tạp và bao gồm nhiều loại hình khác nhau
 
Quy trình thực hiện Logistic ngược
 
Logistics ngược là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, chúng sẽ được gói gọn trong 4 bước như sau:
 
Bước 1 – Tập hợp: Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ thu hồi các sản phẩm không bán được, không đạt yêu cầu như sản phẩm không còn nguyên vẹn, hết hạn sử dụng, tái sử dụng bao bì, v.vv.. về điểm tập trung. Quá trình này thường bao gồm việc vận chuyển và lưu trữ tạm thời.
 
Bước 2 – Kiểm tra: Sau khi tập hợp, các sản phẩm được kiểm tra kỹ lưỡng để đánh giá tình trạng, xác định nguyên nhân trả lại và quyết định phương án xử lý phù hợp. Bước này giúp phân loại sản phẩm theo các tiêu chí như có thể tái sử dụng, cần sửa chữa hay phải tiêu hủy.
 
Bước 3 – Xử lý: Dựa trên kết quả kiểm tra, các sản phẩm sẽ được xử lý theo nhiều cách khác nhau. Điều này có thể bao gồm: Tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại, sửa chữa, tân trang, tái chế, hoặc trong một số trường hợp phải tiêu hủy an toàn. Mục tiêu là tối đa hóa giá trị thu hồi từ sản phẩm.
 
Bước 4 – Phân phối lại sản phẩm: Bước cuối cùng là đưa sản phẩm đã qua xử lý trở lại thị trường hoặc chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp có thể bán lại sản phẩm đã tân trang, sử dụng các bộ phận tái chế trong sản xuất mới, hoặc chuyển các vật liệu tái chế cho các đối tác khác.
 

Nắm vững 4 bước trong Logistic ngược giúp nhân sự Logistic vận hành chuỗi cung ứng một cách hiệu quả

Xu hướng tuyển dụng ngành Logistic
 
Với xu hướng hội nhập quốc tế, Logistics là ngành nghề phát triển, đem đến nhu cầu tuyển dụng cao trong năm 2024. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank), chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 43/139 nước và vùng lãnh thổ,  tăng 21 bậc so với năm 2016. Bên canh đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023 đạt 681,1 tỷ USD năm 2023, tốc độ phát triển những năm gần đây đạt 14 – 16%, quy mô khoảng 40 – 42 tỷ USD/năm. 
 
Theo Tổng cục Thống kê, hiện nay có 34.476 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics, tuy nhiên, theo dự báo của Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, đến năm 2030, Việt Nam cần thêm 2,2 triệu lao động trong ngành Logistics, 10% trong đó là nhân lực chất lượng cao, có trình độ ngoại ngữ. Trong khi mỗi năm chỉ có khoảng 2,5 nghìn cử nhân ngành Logistics tốt nghiệp.
 
Những số liệu trên cho thấy tốc độ phát triển “chóng mặt” của ngành Logistics Việt Nam, đồng thời thể hiện “cơn khát” nhân lực của ngành trong 5 – 10 năm tới, đem đến các cơ hội việc làm đa dạng, mức lương hấp dẫn dành cho người lao động.
 
 
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành Logistic ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường
 
Mức lương ngành Logistics
 
Ngành Logistics/Xuất nhập khẩu hiện nay đang mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn với mức lương cạnh tranh. Thu nhập trong ngành này rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô công ty, lĩnh vực hoạt động, kinh nghiệm làm việc và vị trí công tác. Tuy nhiên, nhìn chung, mức lương ngành Logistics/Xuất nhập khẩu thường có mức thu nhập ổn định và nhiều cơ hội thăng tiến.
 
Dưới đây là mức lương trung bình ngành Logistics theo báo cáo Thị trường tuyển dụng để bạn tham khảo:
 

Cấp bậc

Trung vị thấp

Trung vị cao

Thực tập sinh

3.000.000 VNĐ

5.000.000 VNĐ

Nhân viên(Dưới 1 năm kinh nghiệm)

8.000.000 VNĐ

10.000.000 VNĐ

Nhân viên/Chuyên viên(Từ 1 – 4 năm kinh nghiệm)

10.000.000 VNĐ

15.000.000 VNĐ

Trưởng nhóm (Từ 4 – 6 năm kinh nghiệm)

13.000.000 VNĐ

18.000.000 VNĐ

Quản lý/Trưởng phòng(Từ 6 – 13 năm kinh nghiệm)

15.000.000 VNĐ

24.000.000 VNĐ

 
Mức lương chỉ là một phần trong tổng thu nhập của Nhân viên ngành Logistics/Xuất nhập khẩu. Bên cạnh lương cơ bản, nhiều công ty còn cung cấp các khoản phụ cấp hấp dẫn như: Xăng xe, điện thoại, đi lại, thưởng lễ, tết, thưởng hiệu quả công việc, v.vv.. 
 
 
Nhân viên Logistic/xuất nhâp khầu có mức lương dao động từ 10 – 20 triệu VND/tháng tùy theo số năm kinh nghiệm
 
Bài viết đã giải đáp chi tiết thắc mắc “Logistic ngược là gì” cũng như mang đến những thông tin hữu ích cho những ứng viên đang muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu/Logistic. Việc hiểu rõ về khái niệm, đặc điểm và cách thực hiện Logistic ngược sẽ giúp các nhà quản lý Logistics đưa ra những quyết định đúng đắn, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

 

Số lượt đọc: 63 -