• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

114398
Tổng số truy cập:114398
Khách đang online: 115
5 bước quy trình Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp với mọi ngành nghề, lĩnh vực
Ngày đăng tin: 27/09/2024 10:01

Marketing có thể được hiểu là quá trình tạo ra và mang lại giá trị cho khách hàng thông qua các sản phẩm và dịch vụ, từ đó xây dựng mối quan hệ với khách hàng và tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp. Làm thế nào để có thể thực hiện hiệu quả các hoạt động Marketing và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp? Câu trả lời sẽ là sử dụng quy trình Marketing hợp lý để phát triển chiến lược với các mục tiêu và kế hoạch rõ ràng. Hãy cùng Cevn tìm hiểu kỹ hơn về quy trình Marketing 5 bước hiệu quả cho mọi ngành nghề trong bài viết này nhé!

 
Quy trình Marketing là gì?
 
Quy trình Marketing được định nghĩa là các bước nghiên cứu, xây dựng, triển khai, kiểm soát với mục đích mang lại giá trị thiết thực cho khách hàng và giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận.
 
Việc có một quy trình Marketing cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra chiến lược và kế hoạch tiếp thị, đảm bảo rằng mọi việc được diễn ra đúng trình tự và đúng hướng.
 

5 bước quy trình marketing hiệu quả cho doanh nghiệp với mọi ngành nghề, lĩnh vực
 
Tại sao cần có quy trình Marketing cụ thể cho doanh nghiệp?
 
Việc thực hiện quy trình Marketing giúp doanh nghiệp duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để tạo ra một tiến trình tiếp thị hoàn chỉnh, các tổ chức cần phân tích, hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
 
Bằng cách tuân thủ và phát triển các bước trong quy trình Marketing, các công ty có thể dễ dàng thực hiện các hoạt động quảng cáo của mình.
 
Quy trình Marketing hiệu quả bằng cách xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn với khách hàng, cho phép doanh nghiệp thích ứng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả có thể tăng doanh thu và lợi nhuận.
 
Quy trình marketing với 5 bước cực chuẩn trong doanh nghiệp 
 
Bước 1: Nghiên cứu thị trường (Research)
 
Nghiên cứu là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình Marketing. Đây là bước thu thập, phân tích và diễn giải thông tin về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Các thông tin cần thu thập và phân tích trong giai đoạn này có thể được liệt kê từ các câu hỏi như sau:
 
Khách hàng tiềm năng của bạn là ai?
 
Insight của khách hàng là gì? 
 
Thói quen mua sắm của họ như thế nào? 
 
Thị trường mục tiêu của bạn hướng đến?
 
Khách hàng tiềm năng sẵn sàng chi trả bao nhiêu?
 
Đối thủ của bạn là ai? 
 
Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì?
 
Những vấn đề mà công ty cần đối mặt giải quyết? 
 
Quy trình nghiên cứu Marketing giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, xu hướng thị trường hiện tại và điều gì khiến công ty của bạn khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
 

Nghiên cứu thị trường
 
Bước 2: Phân khúc, nhắm mục tiêu và định vị (S.T.P)
 
Bước thứ hai của quy trình Marketing bao gồm: phân khúc, nhắm mục tiêu và định vị.
 
Phân khúc thị trường ( Segmentation)
 
Thị trường quá rộng lớn với vô số khách hàng có những nhu cầu khác nhau, không một công ty đơn lẻ nào có thể đáp ứng nhu cầu của toàn bộ thị trường. Do đó, phân khúc là một bước quan trọng trong quy trình Marketing để chia chiếc bánh thị trường màu mỡ thành những phần nhỏ hơn mà một doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh.
 
Phân khúc thị trường là bước phân chia thị trường thành các nhóm nhỏ hơn mà một công ty có thể tiếp cận. Có nhiều cách khác nhau để phân khúc thị trường, trong đó có 4 cách phổ biến là:
 
Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân,…
 
Phân khúc thị trường theo vị trí địa lý: Nơi sống ở thành thị hay nông thôn, vùng miền Bắc – Trung – Nam,…
 
Phân khúc theo tâm lý: Mối quan tâm , sở thích, tính cách, lối sống,…
 
Phân khúc thị trường dựa trên hành vi: Lý do mua hàng, tần suất mua hàng, vòng đời mua hàng lặp lại của khách hàng,…
 
Bằng cách chia thị trường thành các nhóm nhỏ hơn, các công ty có thể sử dụng tốt hơn các nguồn lực của mình để phục vụ hiệu quả nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
 
Các phân khúc này có thể được phân loại thành các nhóm thậm chí nhỏ hơn ( ngách thị trường). Thị trường ngách là một nhóm khách hàng mục tiêu nhỏ có nhu cầu đặc biệt. Các công ty lớn thường có các phân khúc thị trường ở diện rộng, đại trà mà thường bỏ qua các thị trường ngách thường. Kết quả là những doanh nghiệp nhỏ nếu biết tận dụng cơ hội này sẽ chiếm lĩnh được phân khúc thị trường này.
 

Phân khúc, nhắm mục tiêu và định vị
 
Bước 3: Thiết lập các chiến lược Marketing (Marketing Mix)
 
Khi bạn đã xác định được thị trường mục tiêu của mình, việc xây dựng chiến lược Marketing Mix với các chiến thuật hiệu quả có thể giúp công ty của bạn cụ thể hóa STP và đạt được các mục tiêu tối ưu. Bước này của quy trình tiếp thị bao gồm hỗn hợp 7 thành phần (7P) hoặc đơn giản là dừng lại (4P): Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), Xúc tiến ( Promotion), Con người (People),  Quy trình (Process), cơ sở vật chất, hạ tầng (Physical Evidence). Tất cả các yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau và tạo thành một khối thống nhất với mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu.
 

Thiết lập các chiến lược marketing

Bước 4: Thực thi chương trình Marketing (Implementation)
 
Sau khi xây dựng chiến lược Marketing cụ thể, các công ty cần bắt đầu thực thi chương trình Marketing. Điều này có nghĩa là thực hiện tất cả các giai đoạn từ: thiết kế, cải tiến sản phẩm, định giá, phân phối và thực hiện chiến dịch quảng bá xúc tiến bán hàng. Bước quan trọng này trong quy trình Marketing yêu cầu tất cả các bộ phận: R&D, sản xuất, bộ phận Marketing, bộ phận bán hàng và nhân sự phải làm việc cùng nhau.


Thực thi chương trình marketing
 
Bước 5: Tổ chức, triển khai, kiểm soát hoạt động Marketing (Control)
 
Đây là bước tổ chức, sắp xếp các nguồn lực, triển khai và kiểm soát kế hoạch Marketing. Các công ty tiến hành thực hiện tất cả các hoạt động theo kế hoạch và chiến lược đã hoạch định: Sản xuất sản phẩm theo thiết kế, định giá, phân phối và quảng bá sản phẩm. Các nhà quản trị sẽ theo dõi và kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các quy trình kinh doanh để phát hiện và  khắc phục sai sót lên kế hoạch thay đổi khi cần thiết.
 
Quản trị marketing trong một công ty đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất phương hướng và chiến lược vận hành dây chuyền công việc. Do đó các nhà quản lý cần hiểu rõ các bước trong quy trình quản lý để có thể kiểm soát tối ưu các hoạt động marketing của mình.
 

 Tổ chức, triển khai, kiểm soát hoạt động marketing
 
Ví dụ quy trình Marketing của Philip Kotler
 
Quy trình Marketing của Philip Kotler bao gồm 7 bước sau: 
 
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
 
Bước 2: Phân khúc khách hàng dựa vào nhân khẩu học
 
Bước 3: Phân khúc thị trường mục tiêu: khi nào? ở đâu? kênh phân phối?
 
Bước 4: Định vị thương hiệu, phương thức cạnh tranh khác biệt.
 
Bước 5: Marketing Mix bao gồm 4P hay 7P trong marketing 
 
Bước 6:  Implementation:  Tạo sản phẩm, lập kế hoạch bán hàng, thực thi Marketing, quảng cáo và truyền thông.
 
Bước 7: Đo lường và quản soát KPI ​​và chi phí marketing
 
Như vậy, qua bài viết này bạn đã biết được quy trình Marketing là gì và hiểu được cách xây dựng quy trình Marketing hiệu quả có vai trò đáng kể đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có những thông tin bổ ích về Marketing nhé.
Số lượt đọc: 33 -