• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

147225
Tổng số truy cập:147225
Khách đang online: 76
Hợp đồng thử việc: Những điều cần biết trước khi ký kết
Ngày đăng tin: 23/10/2024 09:08

Hợp đồng thử việc ra đời nhằm đảm bảo quyền lợi nhất định cho người lao động. Bạn có đang tò mò về loại hợp đồng đặc biệt này không? Cùng Cevn tìm hiểu chi tiết về nội dung, quy trình và những lưu ý quan trọng khi ký kết hợp đồng để thử việc, đừng bỏ lỡ nhé!

Ký kết hợp đồng thử việc là bước vô cùng quan trọng, đánh dấu sự bắt đầu của mối quan hệ hợp tác giữa người lao động và các tổ chức, doanh nghiệp. Trong hợp đồng quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của hai bên, bảo vệ quyền lợi của người lao động và đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định. Bài viết ngày hôm nay, Cevn sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến loại hợp đồng này, đừng bỏ lỡ nhé!
 
Hợp đồng thử việc là gì?
 
Tại Khoản 1, Điều 24 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định như sau: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc”. Theo đó, hợp đồng thử việc có thể hiểu là những thỏa thuận (mức lương, thời gian làm việc, các khoản trợ cấp,…) giữa người lao động và người sử dụng lao động trước khi ký hợp đồng lao động chính thức.
 

Tìm hiểu hợp đồng lao động trong thời gian thử việc
 
Nội dung trong hợp đồng thử việc
 
Theo khoản 2, Điều 24 của Bộ Luật Lao động 2019, nội dung chính của hợp đồng lao động trong thời gian thử việc được quy định như sau:
 
“Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
 
Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
 
Công việc và địa điểm làm việc;
 
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
 
Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;”
 

Nội chung chính của hợp đồng thử việc
 
Tại sao phải ký hợp đồng thử việc?
 
Hợp đồng thử việc có giá trị về mặt pháp lý và là căn cứ để các bên thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình dưới sự đảm bảo của Pháp luật. Cụ thể, ký hợp đồng lao động sẽ giúp:
 
Bảo vệ quyền lợi: Hợp đồng thử việc là cơ sở pháp lý để người lao động bảo vệ quyền lợi của mình: Tiền lương, chế độ chuyên cần, nghỉ phép,…
 
Quy định trách nhiệm rõ ràng: Hợp đồng xác định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động, tránh những xung đột, tranh chấp không mong muốn.
 
Đảm bảo sự ổn định: Loại hợp đồng lao động này tạo ra sự ổn định trong mối quan hệ hợp tác lao động, giúp công ty giữ chân nhân tài.
 
Tránh được rủi ro: Ký hợp đồng này sẽ giúp cả hai bên tránh được rủi ro tranh chấp, rủi ro không thực hiện theo hợp đồng và một số rủi ro khác.
 

Những lợi ích mà loại hợp đồng lao động này mang đến cho người lao động và người sử dụng lao động
 
Quy trình ký kết hợp đồng trong thời gian thử việc
 
Ký hợp đồng lao động chính là phương thức tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động. Theo đó, quy trình ký kết loại hợp đồng này thường bao gồm 3 bước:
 
Bước 1 – Thỏa thuận: Cả hai bên sẽ cùng nhau thống nhất những nội dung có trong hợp đồng, nêu ý kiến, bàn bạc và đi đến thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động.
 
Bước 2 – Lập hợp đồng: Nhân sự sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng theo mẫu tiêu chuẩn hoặc mẫu của công ty.
 
Bước 3 – Ký kết: Người đại diện doanh nghiệp và người lao động ký tên, đóng dấu vào biên bản. Hợp đồng lao động hiện nay có thể được soạn thảo dưới hình thức in ấn hoặc hợp đồng điện tử. Lưu ý, hợp đồng cần được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản.
 

Quy trình ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp và người lao động
 
Hợp đồng trong giai đoạn thử việc tính thuế TNCN như thế nào?
 
Hợp đồng thử việc có phải tính thuế TNCN không? Theo đó, người lao động sẽ được Nhà nước khấu trừ 10% thuế TNCN trong quá trình thử việc, nếu thu nhập của họ ở mức từ 2 triệu đồng/tháng trở lên. Tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định:
 
“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC) hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
 
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
 
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết”.


Cách tính thuế TNCN trong hợp đồng giai đoạn thử việc

Những điều cần lưu ý khi ký loại hợp đồng này
 
Trước khi tiến hành ký hợp đồng để bước vào thời gian thử việc, người lao động cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
 
Đọc kỹ hợp đồng: Bạn nên dành thời gian đọc kỹ từng điều khoản trong hợp đồng để nắm rõ quyền lợi và nghĩa của của mình, cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình hợp tác với bạn.
 
Không vội vàng: Người lao động không nên vội vàng ký kết hợp đồng khi chưa hiểu rõ nội dung.
 
Yêu cầu giải đáp: Trong lúc đọc nội dung trong hợp đồng, nếu bạn có bất cứ điều gì thắc mắc, hãy yêu cầu bên sử dụng lao động giải thích. Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng ngôn ngữ thiếu tường minh, gây hiểu nhầm để dễ “lách luật”. Do đó, người lao động cần hỏi kỹ những điểm bất cập trong hợp đồng, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.
 

Một số lưu ý trước khi ký kết hợp đồng lao động
 
Việc ký kết hợp đồng thử việc là điều hết sức quan trọng, không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của chúng ta mà còn tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp và ổn định. Cevn Cevn hy vọng bạn đã nắm được những thông tin hữu ích về loại hợp đồng này để tránh khỏi những rủi ro không mong muốn khi đi làm. Chúc các bạn thành công!
Số lượt đọc: 58 -