• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

124737
Tổng số truy cập:124737
Khách đang online: 572
Hội chứng cô độc hướng ngoại và những điều bạn cần biết
Ngày đăng tin: 26/09/2023 22:16

Bạn có bao giờ cảm thấy mình không hòa nhập được, ngay cả trong đám đông? Bạn có thường thấy mình thích ở một mình hoặc cảm thấy như mình không hoà nhập và đang đứng ngoài nhìn vào c không? Nếu vậy, bạn có thể đang mắc phải hội chứng “cô độc hướng ngoại”. Trong bài viết này, Cevn sẽ cùng bạn khám phá hội chứng này và đi sâu vào ý nghĩa của việc trải nghiệm kiểu cô lập này là gì nhé!

 
Hội chứng cô độc hướng ngoại là gì?
 
Hội chứng cô độc hướng ngoại, còn được gọi là ‘tự kỷ hướng ngoại’, đề cập đến những cá nhân có thể dễ dàng hòa nhập với đám đông và các sự kiện xã hội, nhưng cũng thường tách mình ra khỏi những người khác. 
 
Họ thường khá khó hiểu hoặc khó kết nối. Thông thường, ‘hướng ngoại’ có nghĩa là hòa đồng, năng nổ, nhiệt tình và có thể hòa nhập tốt với những người xung quanh. Ngược lại, “cô độc” hay ‘tự kỷ’ lại liên quan đến sự cô đơn, cô lập và khó khăn trong các tương tác xã hội. Hai khái niệm này dường như hoàn toàn đối lập, nhưng vẫn tồn tại một tình trạng kết hợp được gọi ‘cô độc hướng ngoại’.
 
Biểu hiện của người mắc phải hội chứng cô độc hướng ngoại

Khó khăn trong việc duy trì và thiết lập các mối quan hệ
 
Khi ai đó mắc phải hội chứng cô độc hướng ngoại, họ thường gặp khó khăn khi thiết lập mối quan hệ mới với người khác, cũng như duy trì những mối quan hệ hiện có. Họ có thể thấy khó kết nối với mọi người ở cấp độ cá nhân. Nguyên nhân có thể đến từ triệu chứng lắng xã hội,  sự nhút nhát đơn thuần hay các yếu tố khác. 
 

Khó khăn trong việc duy trì và thiết lập các mối quan hệ
 
Ngoài ra, họ có thể gặp khó khăn trong giao tiếp, thể hiện suy nghĩ của bản thân hoặc thấu hiểu cảm xúc và ý định của người khác. Tất cả những trở ngại này có thể khiến việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ có ý nghĩa trở nên khó khăn đối với người mắc hội chứng này.
 
Rụt rè khi giao tiếp với người lạ
 
Nếu một ai đó cảm thấy ngại ngùng hoặc không thoải mái khi giao tiếp với người lạ, thông thường họ có thể là người hướng nội hoặc mức phải hội chứng Glossophobia. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của người mắc phải hội chứng cô độc hướng ngoại. 
 
Điều này có thể là do lo lắng xã hội hoặc đơn giản là cảm thấy không thoải mái trong những tình huống không quen thuộc. Do đó, họ có thể gặp khó khăn trong việc bắt đầu cuộc trò chuyện hoặc duy trì giao tiếp bằng mắt. Từ đó, họ có xu hướng tỏ ra dè dặt hoặc thu mình lại. Và cũng chính lý do này khiến họ khó kết nối và xây dựng các mối quan hệ mới.
 
Nghiện điện thoại
 
Điện thoại được phát minh với mục đích phục vụ cho việc liên lạc, giải trí và thu thập thông tin của con người. Tuy nhiên, đối với những người mắc hội chứng “tự kỷ hướng ngoại” thì chiếc điện thoại lại như một lá chắn hoàn hảo giúp họ giải thoát bản thân khỏi những tác nhân bên ngoài và giúp họ thoát khỏi cảm giác cô đơn trước đám đông.
 

Nghiện điện thoại
 
Dễ bị ảnh hưởng bởi người khác
 
Điều này có thể đề cập đến nhiều tình huống khác nhau, chẳng hạn như bị ảnh hưởng bởi ý kiến ​​hoặc hành động của người khác, cảm thấy bị áp lực phải tuân theo các chuẩn mực xã hội hoặc dễ dàng bị thuyết phục bởi cảm xúc hoặc thái độ của người khác. 
 
Những người dễ bị ảnh hưởng dường như không thể đấu tranh để khẳng định quan điểm và niềm tin của riêng họ. Họ có thể từ bỏ và đi theo đám đông ngay cả khi điều đó đi ngược lại giá trị hoặc mong muốn của bản thân.
 
Tâm trạng thay đổi thất thường
 
Ngoài là biểu hiện thường thấy ở người mắc phải hội chứng cô độc hướng ngoại, đây còn có thể là triệu chứng của các tình trạng sức khỏe tâm thần khác nhau như rối loạn lưỡng cực, rối loạn nhân cách ranh giới hoặc rối loạn trầm cảm nặng. Nó cũng có thể là một phản ứng bình thường đối với người gặp phải tình trạng căng thẳng hoặc đang trong thời gian phải thay đổi cuộc sống liên tục. 
 
Những người có tâm trạng thất thường và căng thẳng có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc của họ. Vì vậy, họ có thể gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ ổn định và hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.
 
Thích nói về quá khứ
 
Người mắc hội chứng cô độc hướng ngoại có sở thích hoặc xu hướng thường xuyên đưa ra các chủ đề liên quan đến quá khứ trong các cuộc trò chuyện. Thay vì tập trung vào hiện tại hoặc tương lai, họ thích bàn luận về những thứ đã trải qua như một sự níu kéo và tiếc nuối dành cho quá khứ. 
 
Điều này có thể phản ánh sự quan tâm và dằn vặt của bản thân họ đối với quá khứ của bản thân hoặc với những trải nghiệm đáng nhớ trong quá khứ. Đây có thể là dấu hiệu của việc khó chuyển đổi và thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống hiện tại.
 

Thích nói về quá khứ
 
Thích an ủi người khác, nhưng lại dửng dưng với chính bản thân
 
Những người mắc phải hội chứng cô độc hướng ngoại có thể rất đồng cảm và quan tâm đến người khác, nhưng lại phải vật lộn với lòng trắc ẩn và gặp khó khăn khi phải tự chăm sóc bản thân. Điều này đôi khi có thể dẫn đến việc bỏ qua nhu cầu tình cảm của chính họ trong khi lại ưu tiên nhu cầu của người khác.
 
Hiểu chuyện từ nhỏ
 
Biểu hiện này có thể là do tính cách hướng nội và nhút nhát khiến họ phải học cách quan sát và lắng nghe nhiều hơn từ khi còn nhỏ. Từ đó, các người mắc triệu chứng cô độc hướng ngoại có khả năng thấu hiểu sâu sắc về những việc nên làm và không nên làm. 
 
Trưởng thành trước tuổi và hiểu biết sâu sắc về mọi thứ là một dấu hiệu đáng mừng, nhưng bạn có biết rằng khi họ phải luôn suy nghĩ gấp nhiều lần so với bạn bè đồng trang lứa và gặp nhiều áp lực hơn bao giờ hết? Chính những áp lực này cũng góp phần duy trì và cân bằng tính “cô độc” cùng “hướng ngoại” trong một người.
 
Kết
 
Vậy là Cevn đã cùng bạn tìm hiểu các thông tin thú vị về hội chứng cô độc hướng ngoại. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về một trong các hội chứng hiếm gặp này. Nếu bạn cảm thấy hứng thú với các chủ đề tương tự, hãy ghé qua Cevn để cập nhật thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác nhé! 
Số lượt đọc: 402 -