Học cách giữ bình tĩnh mỗi khi gặp áp lực công việc lớn
Ngày đăng tin: 25/10/2021 16:21
Bạn là người tìm thấy cơ hội phát triển ngay cả trong tình trạng kinh tế khủng hoảng hay rối như bòng bong và hoang mang cực độ? Bạn là người truyền niềm tin cho cả nhóm khi lạm phát tăng cao hay sẽ kêu la và hét toáng lên khiến cho mọi người giật mình, hoảng loạn. Nếu luôn là loại người ở lựa chọn sau thì rất tiếc, bạn không có kỹ năng làm việc dưới áp lực, điều này có thể sẽ giết chết cơ hội thăng tiến của bạn, vậy bạn cần phải làm thế nào, theo dõi ngay những chia sẻ của Cevn dưới đây nhé.
Trong cuộc sống, mỗi người đều có một công việc riêng không ai là giống ai cả nhưng có một điều giống nhau mà ai cũng từng gặp phải đó là áp lực công việc lớn. Do đó, làm sao để mỗi ngày đi làm là một ngày vui, không cảm thấy áp lực luôn được mọi người quan tâm. Áp lực là một yếu tố tiêu cực nếu để lâu không giải quyết sẽ làm bạn rơi vào tình trạng mất cân bằng trong cuộc sống, tức giận vô cớ với mọi người. Nếu bạn đang trong tình trạng như thế đừng hành động vội vàng, vì những hành động bạn làm trong lúc mất bình tĩnh chắc chắn sẽ khiến bạn phải hối tiếc.
Những cách thông minh giúp bạn giữ bình tĩnh một cách hiệu quả
Hãy tìm lại tình yêu công việc, hãy nhắm mắt lại đến từ 1 đến 10 một cách chậm rãi để giảm lượng adrenaline (chất do tuyến thượng thận tiết ra khi tức giận, hăng máu) trong não của bạn, sau đó hít thở sâu để bình tĩnh lại. Dưới đây là 6 chiến thuật đơn giản giúp bạn học cách bình tĩnh trước áp lực công việc và trở thành chỗ dựa tinh thần cho đồng nghiệp trong những lúc công việc không diễn ra theo kế hoạch.
Cách giữ bình tĩnh mỗi khi gặp áp lực công việc
1. Xác định vấn đề của bản thân
Bạn sợ hãi điều gì? Diễn thuyết trước đông người? Sợ thất bại? Sợ mình không có khả năng làm điều đó? Bước đầu tiên để vượt qua sợ hãi chính là thừa nhận chúng. Chấp nhận nó là một phần trong bản năng, sau đó tìm cách để khống chế và kiểm soát nỗi sợ đó thay vì trốn tránh.
2. Biến áp lực thành động lực
Cơ thể bạn luôn phản ứng thành thực và nhanh hơn lý trí mỗi khi thấy sợ hãi hay hồi hộp. Các dấu hiệu của sự căng thẳng như lòng bàn tay đổ mồ hôi, khó thở, tim đập nhanh, v.v... là phản ứng thường thấy của con người trước những thời điểm quan trọng, mang tính quyết định, giống như vận động viên trước khi thi đấu trong một cuộc thi quan trọng. Nhiều người làm việc hiệu quả nhất là khi họ bị áp lực về thời gian, tiền bạc hay yếu tố khác.
3. Duy trì thái độ tích cực
Rèn luyện đầu óc tư duy và quá trình suy nghĩ của bạn theo hướng tích cực. Ngay khi ý nghĩ tiêu cực bắt đầu xâm nhập, hãy loại bỏ chúng trước khi chúng có cơ hội lan tràn như cỏ dại và chiếm toàn bộ tâm trí bạn. Hãy nghĩ đến những thành công bạn sẽ gặt hái sau thử thách thay vì thất bại ê chề, có được thái độ tích cực sẽ giúp chúng ta có thể dễ dàng hoàn thành được bất kỳ công việc nào mà bạn đang đảm nhiệm, dù nó đang là công việc liên quan tới lập trình viên, It, hay đang đảm nhiệm các công việc rất năng động như nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh, marketing... có được thái độ tích cực chắc chắn bạn sẽ đảm nhận được tốt công việc của bản thân mình.
Ngoài ra, để tránh bản thân bị cuốn vào vòng xoáy tiêu cực do người khác tạo nên, bạn nên giữ khoảng cách với người có suy nghĩ đó, những người luôn bất an và chỉ thấy thảm họa cận kề thay vì tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống.
Mẹo hay giúp bạn chung sống hòa bình với áp lực công việc
4. Viết ra điều lo lắng
Dành thời gian viết nỗi sợ hãi hay lo lắng của bạn ra giấy. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hành động viết lên giấy sẽ khiến nỗi sợ đó giảm thiếu ảnh hưởng đến bạn và dường như nó không còn đáng sợ như bạn nghĩ.
5. Thiền định
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thiền định chánh niệm tạo ra những tác động tích cực về lâu dài đến tâm lý hạnh phúc của mỗi chúng ta, giảm lo âu, căng thẳng và các rối loạn tinh thần khác. Do đó, thật tuyệt khi bạn bắt đầu ngày mới bằng tối thiểu 10 phút thiền định và giải phóng tâm trí và cơ thể khỏi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực.
6. Xây dựng niềm tin
Bạn làm việc gì càng nhiều nó càng ăn sâu vào tâm trí và trở nên dễ dàng hơn. Cài nút áo hay trang điểm mỗi sáng có thể làm bạn hồi hộp, khó thở hay tim đập nhanh không? Dĩ nhiên là không. Vì bạn làm nó quá nhiều lần, hầu như là mỗi ngày, dù có nhắm mắt bạn cũng làm được. Tương tự như vậy, nếu sợ làm gì, hãy đối mặt với nó nhiều lần, chỉ cần vượt qua lần đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy làm việc đó không đáng sợ như bạn tưởng.
Dù bạn theo đuổi ngành nghề nào thì cũng sẽ có những tính chất công việc, đặc thù riêng. Công việc nào cũng đều có áp lực, nếu bạn là nhân viên kinh doanh thì nỗi lo doanh số luôn khiến bạn căng thẳng. Còn làm phóng viên thì áp lực về số lượng bài vở hay lượt view. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần phải biết cách làm sao để vượt qua những áp lực này. Với dân kinh doanh, làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi mang tên áp lực? Bạn đọc đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích mà Cevn đã chia sẻ chi tiết trong bài viết nhé.