• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

62083
Tổng số truy cập:62083
Khách đang online: 78
Bạn phù hợp với vị trí công việc nào trong ngành Sales?
Ngày đăng tin: 19/10/2021 11:36

Sales là một lĩnh vực khá rộng với rất nhiều vị trí việc làm từ không yêu cầu kinh nghiệm cho đến trình độ cao. Tuy nhiên, ứng viên cần lựa chọn được vị trí mà bản thân có thể phát huy thế mạnh thì mới dễ dàng thăng tiến, thành công. Tham khảo các việc làm ngành Sales Cevn chia sẻ để bạn đưa ra quyết định ứng tuyển đúng đắn nhé.

Thay vì lãng phí thời gian thử sức với quá nhiều công việc khác nhau mà không đem lại hiệu quả tích cực, bạn nên xác định cho mình một hướng đi phù hợp với tính cách và năng lực của bản thân ngay từ đầu. Khi chọn được một công việc phù hợp đồng nghĩa với việc bạn sẽ phát huy tối đa năng lực vốn có và con đường đi tới thành công sẽ ngắn hơn.
 

Ngành Sales có những vị trí công việc nào phù hợp với bạn?
 
Bạn phù hợp với vị trí công việc nào trong ngành Sales?
 
1. Nhân viên phát triển khách hàng/Nhân viên bán hàng/Nhân viên sales
 
Nhân viên phát triển khách hàng chịu trách nhiệm cho bước đầu tiên của quy trình bán hàng: nghiên cứu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và đánh giá chất lượng khách hàng.
 
Cụ thể, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, dịch vụ mà họ sẽ khoanh vùng, xác định và tiếp cận các đối tượng khách hàng tiềm năng; cung cấp cho họ những thông tin ban đầu; đặt lịch hẹn tư vấn, trao đổi và sau đó chuyển tiếp những thông tin này cho bộ phận bán hàng. Nhân viên bán hàng sẽ có nhiệm vụ giới thiệu chi tiết hơn về sản phẩm, giải quyết phàn nàn của người mua,...
 
Hiệu suất làm việc của nhân viên phát triển khách hàng được đánh giá dựa trên một số tiêu chí như số cuộc gọi đi hoặc lượng email đã gửi.
 
Liệu công việc này có phù hợp với bạn? Dù chưa có lộ trình thăng tiến rõ ràng nhưng công việc của nhân viên phát triển khách hàng không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm làm việc. Mặt khác, bạn sẽ phải dành phần lớn thời gian để trò chuyện với khách hàng tiềm năng nên kỹ năng giao tiếp là ưu tiên hàng đầu.
 
2. Nhân viên quản lý khách hàng
 
Sau khoảng từ 6 đến 18 tháng đảm nhiệm vị trí nhân viên phát triển khách hàng, bạn có thể được thăng tiến lên vai trò quản lý khách hàng. Khi đó, bạn sẽ được đảm nhiệm những công việc hoàn toàn mới như chạy demo, thuyết trình; xác định và giải quyết các rủi ro tiềm ẩn; đưa ra đề xuất; nhận cam kết mua hàng cũng như thương lượng các điều khoản hợp đồng với khách hàng.
 
Liệu công việc này có phù hợp với bạn? Tương tư như nhân viên phát triển khách hàng, bạn sẽ phải dành rất nhiều thời gian để gọi điện, gửi email hoặc tương tác với khách hàng tiềm năng qua mạng xã hội nên kỹ năng giao tiếp là yêu cầu bắt buộc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải biết cách chấp nhận khi bị khách hàng từ chối và giữ bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng.
 
3. Nhân viên thị trường
 
Do sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội, email, công cụ hội thảo trực tuyến cũng như sự xuất hiện của nhân viên "ảo" nên vị trí nhân viên thị trường ngày càng trở nên ít phổ biến hơn. Do phải đến tận nơi khách hàng, tìm hiểu tình hình và tư vấn về sản phẩm, dịch vụ mà mình kinh doanh nên nhân viên thị trường sẽ phải di chuyển rất nhiều, tới nhiều địa điểm xa, gần khác nhau.
 
Nhược điểm lớn nhất của công việc này là bạn sẽ cảm thấy đôi chút cô đơn vì chủ yếu phải làm việc một mình hoặc chỉ với vài thành viên khác trong nhóm. Nhưng bù lại là lịch trình làm việc linh hoạt, không bị gò bó.
 
Liệu công việc này có phù hợp với bạn? Với đặc thù phải trực tiếp làm việc và thuyết phục người mua nên sự dày dặn kinh nghiệm thực tế sẽ là lợi thế lớn. Đặc biệt những yêu cầu về kỹ năng cũng cao hơn bởi bạn phải làm việc độc lập. Bên cạnh đó là khoản chi phí di chuyển, ăn uống tương đối lớn nên hãy cân nhắc thật kỹ liệu vị trí này có phù hợp với mình hay không.
 
Mặt khác, bạn sẽ có cơ hội xây dựng nhiều mối quan hệ và củng cố niềm tin với khách hàng tiềm năng. Vậy nếu bạn là người thích làm việc độc lập và tự chủ, đây có thể là lựa chọn tuyệt vời.
 
4. Nhân viên bán hàng qua điện thoại
 
Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, nhân viên bán hàng qua điện thoại có thể làm việc bất kỳ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Họ tư vấn cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của công ty mình từ xa, xây dựng mối quan hệ thân thiết bằng cách thực hiện các cuộc gọi thoại, nhắn tin, gửi email,...
 
Liệu công việc này có phù hợp với bạn? Nếu là người có kỹ năng giao tiếp tốt, năng động và ham học hỏi, công việc này có thể phù hợp với bạn. Hơn nữa, với cơ hội được làm việc cùng các chuyên gia ngành sales thì đây chính là vị trí hoàn hảo giúp bạn bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình.
 

Nhân viên bán hàng qua điện thoại có nhu cầu tuyển dụng cao
 
5. Quản lý bộ phận Account
 
Vai trò của quản lý bộ phận Account bắt đầu sau khi những giao dịch mua bán đầu tiên được hoàn tất. Họ sẽ làm việc với từng khách hàng để nắm rõ nhu cầu, từ đó xây dựng chiến lược dài hạn và xác định chỉ số tỷ suất hoàn vốn (Return On Investment - ROI).
 
Với tư cách là đầu mối liên hệ của khách hàng tại công ty nên bạn phải luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc nhận được. Hiệu suất làm việc sẽ được đánh giá bằng chỉ số hài lòng và tỷ lệ giữ chân khách hàng.
 
Liệu công việc này có phù hợp với bạn? Nếu là người thích xây dựng các mối quan hệ lâu dài và luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng của mình thì đây chính là công việc phù hợp với bạn. Mặt khác, khả năng cân bằng tốt các nhu cầu cũng cần được chú trọng bởi bạn sẽ phải cân nhắc mục tiêu của khách hàng, công ty, mục tiêu bán hàng, v.v.
 
6. Giám đốc vùng
 
Giám đốc kinh doanh và giám đốc vùng quản lý trực tiếp bộ phận nhân viên phát triển khách hàng, nhân viên thị trường, nhân viên sales,... Khi đảm nhiệm vai trò này, bạn sẽ đề ra mục tiêu nhóm và phân công công việc cho từng cá nhân; phân tích dữ liệu; thực hiện đào tạo kỹ năng bán hàng; gọi điện cũng như quản lý khu vực bán hàng.
 
Bạn cũng có thể tham gia vào quá trình tuyển dụng hoặc sa thải nhân viên. Ngoài ra, tùy thuộc vào hệ thống của tổ chức mà bạn sẽ phải đại diện nhân viên tham gia vào các cuộc họp toàn công ty.
 
Liệu công việc này có phù hợp với bạn? Ứng viên cần ít nhất ba năm kinh nghiệm bán hàng và quản lý. Kỹ năng quản lý ngân sách và phân tích cũng là yêu cầu bắt buộc. Hãy thử cân nhắc liệu bạn có đáp ứng được đòi hỏi về chuyên môn cũng như xây dựng chiến lược chung cho cả nhóm hay không.
 
7. Kỹ sư bán hàng
 
Với những tên gọi như "hỗ trợ trước khi bán", "kỹ sư hệ thống", "tư vấn hiện trường", công việc này chính là sự kết hợp giữa chuyên môn kỹ thuật của kỹ sư với sự nhạy bén trong kinh doanh cùng kỹ năng bán hàng của một nhân viên sales. Bởi yêu cầu về trình độ cao hư vậy nên nhu cầu tuyển dụng và triển vọng nghề nghiệp của vị trí này cũng rất hứa hẹn.
 
Là một kỹ sư bán hàng, nhiệm vụ của bạn là giải đáp mọi thắc mắc về sản phẩm; làm việc với khách hàng tiềm năng để xác định nguyện vọng của họ; truyền đạt những nhu cầu đó cho đội bán hàng hoặc sản xuất; hỗ trợ xây dựng các bản demo và soạn thảo hợp đồng, đề xuất về mặt kỹ thuật.
 
Liệu công việc này có phù hợp với bạn? Vị trí này sẽ rất lý tưởng nếu bạn biết áp dụng cả kiến thức kỹ thuật lẫn các kỹ năng mềm như lắng nghe chủ động, thuyết trình, giao tiếp, v.v.
 
8. Giám đốc kinh doanh
 
Nhiệm vụ chính của giám đốc kinh doanh là xác định mục tiêu bán hàng, dự báo và đẩy mạnh hạn ngạch bán hàng, duy trì khối lượng bán hàng cũng như hỗ trợ quá trình tuyển dụng.
 
Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về hiệu suất làm việc của bộ phận kinh doanh. Các công việc liên quan đến quản lý ngân sách và con người, tuyển dụng và phát triển kinh doanh đều thuộc phạm vi bạn quản lý.
 
Liệu công việc này có phù hợp với bạn? Nếu bạn đã tích lũy đủ kinh nghiệm tại vị trí quản lý bán hàng và muốn thăng tiến hơn trong sự nghiệp, công việc này có thể là câu trả lời hoàn hảo nhất. Để thành công, hãy luôn đi trước đối thủ một bước bằng cách xác định những lỗ hổng trong quá trình hoạt động và đề xuất giải pháp cho công ty.


Việc làm giám đốc kinh doanh yêu cầu công việc ra sao?
 
9. Phó giám đốc kinh doanh
 
Những nhiệm vụ chính của phó giám đốc kinh doanh là xác định chiến lược tuyển dụng, hỗ trợ hoạt động thu hút nhân tài hàng đầu, ra quyết định mở rộng thị trường, v.v. Tuy nhiên mục tiêu cốt lõi vẫn luôn là giúp công ty mở rộng quy mô bằng cách áp dụng kinh nghiệm cá nhân và tầm nhìn chiến lược của mình.
 
Liệu công việc này có phù hợp với bạn? Nếu bạn đáp ứng đủ các yêu cầu công việc và có kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp tốt với đồng nghiệp và cấp dưới thì hoàn toàn có thể cân nhắc ứng tuyển vào vị trí phó giám đốc kinh doanh.
 
10. Giám đốc điều hành
 
Trong các doanh nghiệp, giám đốc điều hành có nhiệm vụ giám sát mọi chiến lược bán hàng quy mô lớn. Đây là vị trí có trách nhiệm rất lớn đối với từng dự án kinh doanh nói riêng và sự thành công của toàn công ty nói chung.
 
Liệu công việc này có phù hợp với bạn? Nếu bạn từng đảm nhiệm các vị trí như quản lý, phó giám đốc, giám đốc kinh doanh và có khả năng thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận cho công ty thì bạn có rất nhiều tiềm năng để được ngồi vào vị trí này.
 
Có thể thấy, ngành Sales có đa dạng các vị trí công việc để bạn theo đuổi. Tùy vào mức độ năng lực của bản thân mà bạn có thể lựa chọn một công việc phù hợp. Khi mới ra trường, hãy bắt đầu từ những công việc yêu cầu ít kinh nghiệm như nhân viên bán hàng qua điện thoại, nhân viên phát triển khách hàng,... và dần dần tích lũy thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm để trở thành giám đốc kinh doanh hay giám đốc điều hành.
Số lượt đọc: 451 -