Có những dấu hiệu này, bạn đang bị quá tải trong công việc
Ngày đăng tin: 24/11/2021 09:56
Trong giới kinh doanh cạnh tranh gay gắt, các công ty luôn nỗ lực gia tăng sản xuất trong khi vẫn giữ nguyên số nhân viên làm việc. Ở một số công ty, khối lượng công việc tăng lên trong khi số lao động lại giảm đi, khiến cho nhân viên cảm thấy quá tải và áp lực chồng chất áp lực. Các dấu hiệu mà Cevn chia sẻ dưới đây cho thấy bạn đang gặp phải tình trạng này.
Nhân viên bị quá tải trong công việc sẽ có triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi, mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình. Việc cố gắng gia tăng sản xuất mà không tăng nhân viên và các hỗ trợ khác rất có thể gây ra tác dụng ngược với hiệu quả kinh doanh. Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị quả tải trong công việc. Khi phát hiện ra tình trạng này rồi thì bạn cần tìm cách xử lý thông minh khi bị quá tải công việc để có thể cân bằng với cuộc sống hiệu quả.
Nếu bị quá tải thường xuyên trong công việc có thể gây nên bệnh tật hại sức khỏe của bạn
Dấu hiệu cho thấy bạn bị quá tải trong công việc
1. Hiệu suất làm việc giảm
Nhân viên quá tải luôn trong tình trạng mệt mỏi sẽ không thể làm việc trong trạng thái tốt nhất, điều này dẫn đến năng suất giảm. Trong khi công ty gia tăng khối lượng công việc để đáp ứng mục tiêu sản xuất, kinh doanh nhưng nhân viên đang trong trạng thái quá tải sẽ không thể làm việc với hiệu suất cao hơn được. Ngay cả máy móc khi bị sử dụng với công suất tối đa trong thời gian dài cũng dẫn đến hào mòn, hỏng hóc nhanh hơn, huống chi là con người khi phải làm việc với quá nhiều áp lực.
2. Chất lượng công việc giảm
Làm việc căng thẳng với khối lượng công việc lớn cần giải quyết dẫn đến thiếu sự quan tâm cần thiết đến chất lượng công việc. Bạn không thể không làm vội vàng hoặc bỏ bớt công đoạn khi thực hiện nhiệm vụ được giao để hoàn thành tất cả công việc trong ngày và chính điều này khiến chất lượng giảm sút. Đây là một trong những biểu hiện bạn đang bị quá tải.
3. Nghỉ làm và đi muộn
Mỗi ngày trở về nhà bạn sợ phải đối mặt khi bình minh ló rạng lần nữa, ngày đi làm trở thành cực hình kéo dài lê thê khiến bạn kiệt sức. Nhiều khi việc làm ở công ty không hết, bạn không còn cách nào phải mang về nhà làm, thời gian nghỉ ngơi và dành cho gia đình đã ít ỏi nay càng ít hơn. Bạn không còn thời gian cho các sở thích và thú vui của bản thân. Thời gian nghỉ ốm của bạn cứ tăng dần, đi làm luôn trong trạng thái lờ đờ, mệt mỏi.
Cách đối phó với tình trạng làm việc quá tải
4. Thái độ tiêu cực
Áp lực và mệt mỏi kéo dài khiến cho thái độ của bạn trong công việc dần thay đổi theo hướng tiêu cực, chẳng hạn như thiếu động lực, dễ nổi nóng, khó chịu, hay buồn phiền, thói quen làm việc cũng thay đổi. Hãy đề nghị với giám đốc phân phối lại khối lượng công việc hoặc tuyển thêm nhân sự, nếu để tình trạng này kéo dài có lẽ chính bạn cũng không thể chống đỡ.
5. Vấn đề sức khỏe
Sức khỏe và tinh thần luôn tác động lẫn nhau. Có một cơ thể khỏe mạnh tinh thần mới luôn thoải mái và làm việc hiệu quả, ngược lại một người chịu áp lực và căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến chất lượng cuộc sống giảm sút, sức khỏe xuất hiện những vấn đề không mong muốn như rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa, đau nửa đầu, trầm cảm, ăn uống thất thường và lạm dụng thuốc. Vấn đề sức khỏe gia tăng sẽ khiến số ngày nghỉ của bạn cũng tăng theo.
Nếu các triệu chứng trên là tình trạng chung của mọi người hoặc đa số thành viên trong nhóm bạn thì không còn nghi ngờ gì nữa, công việc đang vượt quá sức chịu đựng. Có lẽ đã đến lúc bạn nên cân nhắc tìm một công việc khác "dễ thở" hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ có mình bạn mắc phải các triệu chứng trên thì sao? Hãy xem lại phương pháp làm việc ở bản thân và học hỏi từ đồng nghiệp để cải thiện hiệu quả làm việc cũng như lấy lại cân bằng trong công việc và cuộc sống.