• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

84148
Tổng số truy cập:84148
Khách đang online: 477
Cách viết CV ngành dược-những điều ứng viên cần phải biết
Ngày đăng tin: 23/11/2020 16:14

1. CV ngành dược-tầm quan trọng


1.1. Những điều cần biết về ngành dược
 
Hiện nay, ngành dược đang là một trong những ngành nhận được sự quan tâm rất nhiều của ứng viên và người lao động. Vậy ngành dược là gì? 
 
 Ngành dược hay được gọi tắt là dược -thuật ngữ chỉ chung về một ngành y tế thực hiện chuyên về nghiên cứu , bào chế, sản xuất các loại thuốc. Đồng thời, thực hiện công tác khám, chữa, bốc thuốc, kê đơn cho bệnh nhân. Những người thực hiện công tác trong lĩnh vực này được gọi chung là dược sĩ. Ngành dược có liên hệ trực tiếp đối với ngành y, ngành hóa học và có trách nhiệm bảo quản, sử dụng một cách an toàn, hiệu quả các loại thuốc dược phẩm.
 
 Ngành dược bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu tập trung vào cấu trúc, tác động, cách thức phân tán và khả năng hấp thụ của các loại dược phẩm. Các nhà khoa học áp dụng những kiến thức có được từ hóa học (vô cơ, đặc tính vật lý, hóa sinh, phân tích), sinh học (giải phẫu, sinh lý học, sinh hóa, tế bào học, phân tử học), dịch tễ học, số liệu thống kê, đo lường bằng hóa chất, toán học, vật lý và các kỹ thuật hóa học.
 
 Các lĩnh vực nghiên cứu của ngành dược còn được phân loại cụ thể thành nhiều lĩnh vực khác nhau và chủ yếu bao gồm 4 nhánh chính:
 
 - Dược lý học: Là nhánh nghiên cứu về các ảnh hưởng sinh hóa và sinh lý học lên cơ thể người.
 
 + Dược lực học: Nghiên cứu về các sự tương tác giữa tế bào và phân tử có trong thành phần của thuốc tác động lên từng bộ phận trên cơ thể thông qua các thụ quan. Có thể hiểu ngắn gọn là: “Tác động của thuốc đến cơ thể người”.
 
 + Dược động học: Nghiên cứu về những yếu tố kiểm soát đến sự tích tụ của thuốc đến từng bộ phận của cơ thể người. Đơn giản là: “Tác động của cơ thể đến thuốc”.
 
 + Độc chất học: Nghiên cứu về những nguy hại hay độc tính xuất phát từ dược phẩm.
 
 + Dược gen học: Nghiên cứu về những đặc tính di truyền xuất phát từ sự tương tác giữa dược phẩm và sinh vật.
 
 - Hóa dược: Là một nhánh nghiên cứu về xây dựng cấu trúc thuốc để tối ưu dược động học và dược lực học, bao gồm cả quá trình tổng hợp của các phân tử thuốc mới.
 
 - Bào chế thuốc: Là một nhánh nghiên cứu và xây dựng công thức thuốc để tối đa hóa việc hấp thụ thuốc, đặc tính ổn định, dược động học và khả năng tiếp nhận thuốc của bệnh nhân.
 
 - Dược liệu học: Là nhánh nghiên cứu về dược liệu có nguồn gốc từ tự nhiên.
 

 
 
Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các nhà tuyển dụng cũng ngày càng tân tiến hơn. Trước đây, nếu muốn ứng tuyển vào ngành dược thì bạn phải đến nộp hồ sơ trực tiếp cho nhà tuyển dụng, tuy nhiên hiện nay, bạn chỉ cần nộp CV xin việc mẫu của bản thân qua email thì nhà tuyển dụng đã có thể nhận được rồi. CV ngành dược giống như một bản tiếp thị bản thân, bởi trong đó bao gồm các nội dung cần thiết như: thông tin cá nhân ứng viên, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, mục tiêu,… Một bản CV tốt nhất định sẽ để lại ấn tượng, tạo cho bạn cơ hội phỏng vấn. Ngược lại, nếu CV của bạn làm không tốt, nội dung không phù hợp, hình thức không đẹp mắt thì bạn sẽ bị loại mà chưa gặp được nhà tuyển dụng đấy. CV giống như bộ mặt của ứng viên, để khi nhìn vào đó, nhà tuyển dụng có thể thấy phẩm chất, tài năng, định hướng, từ đó đưa ra lựa chọn thích hợp nhất cho vị trí đang ứng tuyển.
 
2. Hướng dẫn viết CV xin việc ngành dược sĩ
 
 
Muốn bản CV của mình thật hoàn hảo, lọt vào mắt xanh, tầm chú ý của nhà tuyển dụng thì trước hết nó cần phải đảm bảo đầy đủ các nội dung như sau:
 
2.1. Thông tin cá nhân ứng viên chính xác, chuẩn mực
 
Cung cấp đầy đủ các nội dung sau:
 
Họ và tên: Ghi chính xác tên trong giấy khai sinh, không thêm bớt, không ghi biệt danh của mình vào CV . Đối với CV tiếng Anh, bạn chỉ cần bỏ dấu chứ không cần đổi họ trước, tên sau. Ví dụ: Dam thao van.
 
Ngày tháng năm sinh: Nếu bạn xin việc ở các công ty nước ngoài như Anh thì không cần ghi ngày tháng, chỉ cần ghi năm để nhà tuyển dụng có thể biết được độ tuổi của bạn mà thôi.
 
Giới tính: Nếu như trong thông báo tuyển dụng không có thì bạn có quyền ghi hoặc không. Tuy nhiên với những vị trí chuyên ngành yêu cầu cao thì thông tin này là rất cần thiết đấy.
 
Số điện thoại: Đây là một trong những phương thức để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn. Bởi vậy hãy đảm bảo rằng ban đã ghi đúng số của mình, tránh trường hợp ghi số của người khác. Đảm bảo luôn mở máy để có thể nhận thông tin bất cứ lúc nào.
 
Email: Ngoài số điện thoại thì nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn qua email đấy. Cần chú ý, tên email phải nghiêm túc, không trẻ con. Để chắc chắn và thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân thì bạn hãy để tên email theo cấu trúc như sau:” Tên + vị trí ứng tuyển + năm sinh”. Điều này cũng giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hơn trong việc phân loại email đấy.
 
Địa chỉ: Ghi địa chỉ hiện tại sinh sống chứ không ghi địa chỉ ở quê.
 
2.2. Trình độ học vấn rõ ràng
 
 
Với ngành dược thì bạn cần bắt buộc phải ghi bằng cấp của bản thân vì nó liên quan đến tính mạng và sức khỏe con người. Trong CV ngành này, bạn hãy nêu lên tên trường mà mình theo học trước đây, cùng với chuyên ngành và thời gian ra trường. Do đặc thù ngành nghề được đào tạo dài hơn bình thường, nên ứng viên có thể hoàn toàn ghi thời gian bản thân được giáo dục.
 
 Ví dụ 2015-2020: Trường đại học y hà Nội - chuyên ngành dược sĩ – tốt nghiệp loại giỏi.
 
2.3. Kinh nghiệm làm việc trước đây
 
Đối với những người đã từng làm các công việc liên quan đến dược sĩ thì chắc hẳn phần thông tin này sẽ không thể làm khó được bạn. Ghi đầy đủ, rõ ràng, cụ thể để nhà tuyển dụng có thể hình dung quá trình làm việc của ứng viên. Đồng thời, cần nhắc đến chứng chỉ hành nghề và thời gian công tác trước đây ở đơn vị cũ. Nhưng không có nghĩ là bạn kể lể dài dòng, vài trang giấy, mà chỉ cần chọn lọc những ý chính, quan trọng để viết vào CV mà thôi. Nếu như bạn đã từng tham gia vào các cuộc thi nào đấy( trong trường hoặc đơn vị cũ) thì cũng nên viết vào CV để tạo điểm nhấn, lôi kéo sự chú ý của nhà tuyển dụng.
 
Tuy nhiên, không phải ai cũng có vốn kinh nghiệm dồi dào( đặc biệt là những sinh viên mới ra trường hay những người mới bước chân vào nghề) thì dường như phần thông tin này sẽ trở thành một điểm trừ trong CV. Tuy nhiên không cần quá lo lắng, bạn hoàn toàn có thể cải thiện được điều này bằng cách đưa ra những thông tin, quá trình thực tập trước khi tốt nghiệp. Thông qua đó, nhà tuyển dụng có thể nhận định được bạn là người năng động, đã có kiến thức nền tảng dược tốt. Ngoài ra trong phần này bạn có thể nêu lý do nghỉ việc trong CV của mình cho nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về bạn và có thể đây cũng sẽ là điểm giúp bạn nổi bật hơn các ứng viên khác.
 
2.4. Kỹ năng vốn có
 
 
Đối với các CV thông thường nói chung, CV ngành dược nói riêng thì kỹ năng là phần thông tin vô cùng quan trọng, cần được chăm chút kỹ càng. Một số những kỹ năng mà bạn cần chú ý và đưa vào bao gồm:
 
 - Kỹ năng làm việc nhóm
 
 - Kỹ năng tổ chức và thực hiện kế hoạch hiệu quả
 
 - Chịu được áp lực cao
 
 - Năng động, nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công việc
 
 - Có khả năng giao tiếp, đàm phán linh hoạt, sáng tạo tốt
 
 - Có tinh thần chủ động, cầu tiến, ham học hỏi
 
 - Có kỹ năng giới thiệu sản phẩm, thuyết trình trước đám đông
 
 - Kỹ năng phản biện, quản trị thời gian
 
 ….
 
Tùy vào công ty mà mình ứng tuyển mà bạn lựa chọn những kỹ năng phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng, những điều mà bạn nói là thật. Bởi nhà tuyển dụng chỉ cần một vài mẹo nhỏ là có thể xác định tính chân thật trong CV. Chắc chắn rằng, không có ai chấp nhận được một ứng viên mà ngay từ CV đã nói dối .
Số lượt đọc: 597 -