• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

2205
Tổng số truy cập:2205
Khách đang online: 321
Bị sếp hiểu lầm: 5 cách giúp bạn tháo gỡ khéo léo mà không khiến tình hình căng hơn
Ngày đăng tin: 25/06/2025 15:14

Đã bao giờ bạn bắt gặp tình trạng dù đã “thức ngày thức đêm” để hoàn thành công việc nhưng hôm sau đi làm, sếp lại nhận xét thẳng thừng rằng “em làm việc thiếu trách nhiệm”. Tình huống này không hề hiếm gặp nơi công sở và gây ra nhiều sự ức chế. Tuy nhiên, thay vì im lặng chịu trận hay phản ứng gay gắt thì bạn hoàn toàn có thể vượt qua bằng cách hành xử khéo léo, thông minh. Hãy cùng nhau tìm hiểu!

 
1. Tại sao sếp lại hiểu lầm bạn?
 
Trong môi trường công sở, bạn không khó tránh khỏi những tình huống đột nhiên bị sếp hiểu lầm. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng đến từ lỗi mà có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số lý do khiến hiểu lầm dễ nảy sinh:
 
Giao tiếp không rõ ràng: Thực chất, không thiếu những trường hợp giữa sếp và nhân viên bất đồng suy nghĩ. Bạn thì nghĩ bản thân đã trình bày đủ ý, song thực chất sếp chỉ nắm được phân nửa. Chỉ cần email thiếu sự chi tiết hay câu chữ còn mơ hồ đã có thể dẫn đến “lệch pha” trong cách hiểu.
 
Thiếu cập nhật kịp thời: Một nguyên nhân khác là do bạn chưa báo cáo đúng tiến độ cho sếp dẫn đến bức tranh tổng thể không được rõ ràng. Điều này vô tình khiến cho sếp hiểu lầm rằng công việc đang chậm trễ hay bản thân bạn thiếu đi sự chủ động.
 
 
Quan điểm làm việc khác nhau: Mỗi người sẽ có một quan điểm làm việc khác nhau, vô tình dẫn đến bất đồng. Chẳng hạn như bạn ưu tiên làm việc B trước việc A vì như vậy sẽ hợp lý và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, sếp bạn lại cho rằng đó là “sai quy trình”.
 
Đánh giá chủ quan từ sếp vì thiếu thông tin đầy đủ: Một số sếp chỉ lắng nghe một chiều hay từ góc nhìn hạn chế để đưa ra đánh giá. Tất nhiên, nó không thể phản ánh đúng về tình hình thực tế dẫn đến hiểu lầm.
 
Ảnh hưởng từ “drama công sở” hoặc lời nói từ người khác: Môi trường công sở không thể tránh khỏi những “thị phi”. Do đó, chỉ cần một câu nói nửa thật nửa đùa hay lời bóng gió từ người khác cũng sẽ khiến hình ảnh của bạn méo mó đi trong mắt sếp.

2. 5 cách tháo gỡ khéo léo mà vẫn giữ được sự chuyên nghiệp
 
Vậy đứng trước tình cảnh bị sếp nghi ngờ, bạn phải làm gì để tháo gỡ khéo léo nhưng vẫn giữ được sự chuyên nghiệp? Sau đây sẽ là hướng dẫn 5 cách hợp lý, hiệu quả nhất:
 
(1) Giữ bình tĩnh và không phản ứng phòng thủ ngay lập tức
 
Khi bị hiểu lầm, cảm xúc của bạn chắc chắn sẽ là bực tức, ức chế. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn ngay lập tức cãi lại tay đôi hay tìm cách biện minh. Thay vào đó, hãy dành ra một khoảng thời gian để bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo và nhìn nhận toàn cảnh vấn đề.
 
(2) Chọn thời điểm và cách tiếp cận phù hợp để trao đổi
 
 
Điều tiếp theo nên làm là bạn hãy thẳng thắn trao đổi trực tiếp với cấp trên, tránh để hiểu lầm kéo dài. Song không nên đề cập khi sếp đang bận hay có sự xuất hiện của người thứ ba mà hãy đặt lịch trò chuyện riêng. Đừng quên thể hiện thái độ cầu thị chẳng hạn như: “Em muốn trao đổi lại để hiểu rõ và làm tốt hơn!”
 
(3) Làm rõ hiểu lầm bằng thông tin cụ thể, trung thực
 
Để hóa giải những hiểu lầm, bạn cần phải làm sao để cấp trên hiểu đúng về bản chất sự việc. Có thể cung cấp rõ hơn bằng dữ liệu, bối cảnh hay quy trình cụ thể, trung thực. Tuyệt đối không đổ lỗi mà hãy giải thích bằng thái độ hòa nhã, cầu thị để cải thiện tình hình.
 
(4) Chủ động nhận trách nhiệm phần mình (nếu có)
 
Dù có hay không thì việc sẵn sàng nhận trách nhiệm về phần mình cũng phần nào thể hiện được sự trưởng thành, chuyên nghiệp. Không những thế, cấp trên sẽ đánh giá cao về thái độ cũng như cách bạn đối mặt với vấn đề. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đề xuất phương án xử lý hay có hành động cụ thể để không lặp lại hiểu lầm.
 
(5) Duy trì thái độ tích cực và sẵn sàng cải thiện
 
Thông qua hiểu lầm này, bạn không nên xem đó là sự cố đáng quên mà hãy nhìn nhận tích cực hơn. Bởi lẽ, đây chính là cơ hội để từng bước xây dựng lại niềm tin với nhà lãnh đạo. Lúc này, mọi rào cản bất đồng của hai bên đều sẽ được xóa bỏ và thay vào đó là sự thiện chí và tinh thần hợp tác để làm việc tốt hơn.
 
Có thể nói, bạn không thể kiểm soát việc người khác có hiểu được mình hay không. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát về cách mà mình phản hồi khi xảy ra hiểu lầm. Đây cũng chính là tiêu chí để phân loại những nhân sự có tố chất chuyên nghiệp, trưởng thành và có thể thúc đẩy doanh nghiệp đi lên.
Số lượt đọc: 7 -