Cách nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên mới hiệu quả nhất
Ngày đăng tin: 08/04/2025 22:10
Ở môi trường doanh nghiệp, nhân viên mới là những người rất dễ bị sa sút tinh thần làm việc bởi nhiều yếu tố như môi trường mới, việc làm mới, đồng nghiệp mới. Là một nhà quản lý, bạn phải nhận ra những điểm ấy và có kế sách nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên mới. Hãy cùng Cevn tìm hiểu các cách nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên mới hiệu quả nhất ngay sau đây nhé.
1. Tổ chức những buổi đào tạo bài bản, chuyên nghiệp
Để nhân viên mới có thể nhanh chóng nắm bắt và làm việc với hiệu suất cao, các buổi training, đào tạo bài bản là không thể thiếu. Tùy theo vị trí công việc và lĩnh vực hoạt động mà bạn có thể lựa chọn hình thức đào tạo khác nhau tùy vào kế hoạch phát triển của từng doanh nghiệp. Đây là phương thức được áp dụng bởi nhiều doanh nghiệp ngay cả ở Việt Nam và nước ngoài. Những buổi đào tạo ban đầu không chỉ là cơ hội để chính ứng viên hiểu và nắm rõ được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong doanh nghiệp mà còn là thời điểm công ty có thể nâng được uy tín của mình trong mắt nhân viên mới.
Bất kỳ một “động thái” nào của doanh nghiệp vào thời điểm tuyển dụng từ thái độ, phong cách làm việc của nhân viên nhân sự, cách thức phỏng vấn và cả buổi đào tạo ban đầu sẽ quyết định sự thiện cảm của nhân viên từ đó gắn bó lâu dài với công việc hay không. Các doanh nghiệp nên tận dụng những buổi đào tạo, chuyên nghiệp này để thể hiện sự tin tưởng, uy tín trước ứng viên…từ đó, truyền đạt những mục tiêu, định hướng phát triển của doanh nghiệp và kích thích chí tiến thủ của nhân viên mới. Một lưu ý trong buổi training chính là thái độ, cử chỉ của người hướng dẫn. Người đảm nhiệm vị trí đào tạo nhân viên mới không chỉ là người vừa thành thục về chuyên môn mà phải nắm bắt được tâm lý nhân viên. Là những người mới, họ hay rụt rè và e ngại khi đưa ra thắc mắc. Vì thế, hãy mang lại cho nhân viên của bạn những giải đáp rõ ràng, ngắn gọn dễ hiểu và một thái độ thoải mái, dễ gần. Điều này tạo được ấn tượng tốt với nhân viên về công ty cũng như là động lực giúp họ vươn lên làm tốt nhiệm vụ được giao.
2. Lên kế hoạch giao việc cho nhân viên mới cụ thể
Quá trình đào tạo phải kết hợp với việc lên kế hoạch giao việc cho nhân viên mới để đạt được hiệu quả nhất định. Cụ thể, các lãnh đạo, người quản lý nên quan sát, tìm hiểu thế mạnh của nhân viên để giao việc làm thích hợp, không quên khai thác tiềm năng bằng cách giao thêm một số công việc khác. Trong thời gian đầu, khối lượng công việc có thể sẽ ít nhưng tăng dần theo thời gian, miễn sao để họ không cảm thấy ‘quá tải’ và ‘an nhàn’ là được. Kế hoạch giao việc cho nhân viên nằm trong định hướng phát triển doanh nghiệp cho nên không được coi thường.
Đối với nhân viên mới, người chịu trách nhiệm giao việc phải làm người biết cân đối công việc. Việc hoàn thành công việc của nhân viên mới không nhất thiết là được đo bằng số lượng việc đã làm được như những nhân viên cũ mà nên linh hoạt. Bên cạnh giao việc, Người giao việc cần làm rõ những nội dung trong bản kế hoạch, đưa ra định hướng hoàn thành bản kế hoạch nhanh hay chia sẻ những kinh nghiệm của nhân viên cũ để nhân viên mới rút kinh nghiệm. Nhân viên mới đặc biệt là sinh viên mới trường- những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong những vị trí hay công việc cụ thể trước đó có thể bị “ngộp” vì lịch làm việc và thông tin trong bản kế hoạch. Một nội dung mà người hướng dẫn trực tiếp không thể bỏ qua để nâng cao năng suất làm việc của nhân viên mới, đó chính là hãy nêu ra ý tưởng để nhân viên đó tự lên kế hoạch làm việc cho bản thân họ, những bước cần thực hiện, các công việc cần thực hiện chi tiết theo những thời gian quy định, không chỉ giúp nhân viên dễ dàng thực hiện theo đúng mong muốn mà bạn có thể dễ dàng quản lý được, tham khảo thêm các mẫu bảng kế hoạch công việc để tìm hiểu nhiều hơn những kỹ năng lên kế hoạch công việc.
3. Khuyến khích, động viên để nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên mới

Một nhà quản lý giỏi là người biết khuyến khích, động viên nhân viên đúng thời điểm. Đối với các tân binh, đó sẽ là động lực thúc đẩy họ hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Việc khuyến khích động viên nhân viên mới của lãnh đạo và quản lý ở từng công ty sẽ có những chiến lược khác nhau. Đó có thể chỉ là mời giới thiệu về mình trước các thành viên khác trong phòng và chia sẻ những thắc mắc, khó khăn của họ với mọi người để cùng nhau đưa ra những hình thức giúp đỡ phù hợp. Đó có thể là một lời khen khi những tân binh hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc hoặc lời an ủi động viên khi họ phạm lỗi và bị phạt theo đúng quy định, chẳng hạn. Nghe thì có vẻ đơn giản song những phương án khuyến khích động viên, an ủi lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên mới. Sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người xung quanh, đặc biệt là lãnh đạo, quản lý sẽ là động lực để nhân viên đến công ty mỗi ngày và hoàn thành nhiệm vụ được giao, cũng như vượt qua những thách thức, cú sốc trong của những người mới bắt đầu làm việc.
Đối với toàn thể nhân viên, cơ chế khen thưởng cũng là một cách để mọi người thêm hăng hái cống hiến cho doanh nghiệp. Những với nhân viên mới, quản lý hay lãnh đạo có thể cân nhắc vào mức cống hiến và sự nỗ lực của nhân viên mới để linh hoạt các giải thưởng giữa người mới và người cũ. Một chút động lực tinh thần và chế độ thưởng vì được công nhận sự đóng góp chắc chắn hữu hiệu vào vấn đề xoa dịu nỗi xấu hổ ngại ngùng khi bị phạt vì chưa nắm rõ nội quy, cũng như tạo thêm nhiều hi vọng nỗ lực và kích thích chí tiến thủ của nhân viên mới.
4. Gắn kết “Ma mới” với “Ma cũ”
Muốn bộ máy của doanh nghiệp hoạt động tốt sự “ra tay” của bộ phận nhân sự trong việc gắn kết giữa nhân viên mới và nhân viên cũ là cực kỳ quan trọng. Bạn có thể tổ chức những buổi giao lưu nho nhỏ để những nhân viên mới và nhân viên cũ có thể hiểu thêm về nhau, xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp và giảm bớt căng thẳng cho nhân viên mới. Là một nhà quản lý, bạn cần phải nắm bắt được những điều trên và có chiến lược hỗ trợ nhân viên mới một cách bài bản, xuất phát từ sự chân thành. Có như vậy, nhân viên mới mới cảm thấy được tôn trọng và nỗ lực hết mình để cống hiến cho doanh nghiệp.
Hy vọng rằng các thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn một số mẹo để cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên mới, giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng và ngày càng thành công. Xin trân trọng cảm ơn!