• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

109054
Tổng số truy cập:109054
Khách đang online: 123
Bí quyết tìm ra ứng viên tài năng thông qua cách đặt câu hỏi phỏng vấn
Ngày đăng tin: 19/12/2023 09:19

Bí quyết đặt câu hỏi phỏng vấn cho ứng viên
 
Tìm được ứng viên tài năng phù hợp với vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp luôn là vấn đề khiến các nhà tuyển dụng đau đầu. Vậy đặt câu hỏi phỏng vấn như thế nào mới có thể tìm được ứng viên tài năng? Tham khảo ngay bài viết dưới đây trong chuyên mục cẩm nang tuyển dụng của Cevn để có câu trả lời cụ thể nhé.
 
Phỏng vấn là bước quan trọng trong mỗi quy trình tuyển dụng nhân sự, giúp doanh nghiệp chọn được ứng viên phù hợp nhất. Muốn vậy nhà tuyển dụng cần có kỹ năng đặt câu hỏi và bộ câu hỏi chuyên nghiệp. Những câu hỏi phỏng vấn bên dưới đây sẽ giúp bạn khai thác được ưu – nhược điểm và kinh nghiệm của mỗi ứng viên.
 

Đặt câu hỏi phỏng vấn khoa học giúp tìm được ứng viên tài năng
 
4 cách đặt câu hỏi phỏng vấn giúp đánh giá ứng viên hiệu quả
 
Nhà tuyển dụng có thể đánh giá khá toàn diện về kinh nghiệm và tài năng của ứng viên qua những câu hỏi dưới đây:
 
Câu hỏi truyền thống
 
Những câu hỏi này xuất hiện trong hầu hết các buổi phỏng vấn và ứng viên cũng chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Không ít nhà tuyển dụng cho rằng đó là câu hỏi nhạt nhẽo vì có thể hàng chục ứng viên đều phải lặp lại câu hỏi này.
 
Giới thiệu bản thân
 
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng nắm được thông tin cơ bản về ứng viên. Qua đó đánh giá ứng viên có tự tin không, khả năng giao tiếp của họ như thế nào?
 
Ví dụ: “Bạn hãy giới thiệu đôi nét về bản thân mình” hoặc “Chào bạn, hãy giới thiệu đôi chút về bản thân của bạn. Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì?”.
 
Điểm mạnh/yếu của bản thân
 
Câu hỏi này đánh giá xem ứng viên có ý thức được khả năng của chính bản thân mình không? Nhà tuyển dụng có thể hỏi trực tiếp: “Anh/chị nhận thấy điểm mạnh/điểm yếu của bản thân là gì?”. Hoặc hỏi gián tiếp, mở rộng phạm vi trả lời cho ứng viên như: “Anh/chị thấy bản thân sở hữu điểm mạnh gì? Và những điều đó giúp ích như thế nào cho công việc của anh/chị?”.
 

Đặt câu hỏi phỏng vấn dưới dạng truyền thống
 
Vì sao bạn chọn công việc này?
 
Khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng rất quan tâm đến lý do ứng viên lựa chọn công ty. Thông qua đó, họ biết được ứng viên nghiêm túc với công việc hay vì muốn tìm việc làm tạm bợ, không gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
 
Một vài cách để nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ gắn bó của ứng viên với công ty như:
 
Tại sao bạn lại gửi CV ứng tuyển vị trí này của công ty?
 
Bạn có thể gắn bó với công việc này trong thời gian bao lâu?
 
Theo bạn, đâu là yếu tố níu chân ứng viên gắn bó với doanh nghiệp? 
 
Câu hỏi tình huống
 
Nhà tuyển dụng có thể hỏi ứng viên những tình huống xảy ra ở cơ quan cũ xem họ xử lý như thế nào. Qua đó đánh giá xem ứng viên có thể thích nghi với cách làm việc, các mối quan hệ và khả năng kiểm soát hành vi của bản thân không? Đồng thời, thông qua những câu hỏi tình huống, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được những kỹ năng ứng của ứng viên để tìm ra nhân tố tiềm năng và phù hợp nhất.
 
Nếu bạn phải làm việc cùng một đồng nghiệp khó chịu thì bạn sẽ xử lý như thế nào? 
 
Trong quá trình làm việc, bạn mắc một lỗi sai nhưng không ai phát hiện ra thì bạn sẽ lựa chọn khắc phục hay ngó lơ cho qua?
 
Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu khách hàng nổi giận vì không hài lòng về dịch vụ/sản phẩm của công ty? 
 
Nếu đối thủ cạnh tranh X của chúng ta phát hành một sản phẩm mới, bạn sẽ khuyên đội nhóm và đưa ra phương án hành động như thế nào?
 
Khi phải thực hiện cùng lúc nhiều dự án và deadline rất gấp, bạn sẽ sắp xếp như thế nào để kiểm soát và hoàn thành tốt những đầu việc đó?
 
Ngoài việc đặt những câu hỏi tình huống cụ thể, nhà tuyển dụng có thể mở rộng câu hỏi phỏng vấn thông qua câu trả lời của chính ứng viên. Chẳng hạn, nếu nghi ngờ điều gì đó trong câu trả lời của ứng viên thì nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi chất vấn lại. Nhờ đó, cũng xác định được khả năng phản biện và độ nhanh nhạy của ứng viên.
 

Mẫu câu hỏi tình huống trong phỏng vấn ứng viên
 
Câu hỏi hành vi
 
Đặt câu hỏi phỏng vấn dạng này giúp nhà tuyển dụng biết được kinh nghiệm của ứng viên. Từ đó xác định xem kinh nghiệm đó có giá trị với doanh nghiệp không.
 
Một số câu hỏi hành vi các nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên: 
 
Kể về lần xung đột giữa bạn với một người bất kỳ và cách mọi chuyện được giải quyết?
 
Kể về một lần bạn đưa ra quyết định đi ngược số đông và giải thích lý do bạn làm như thế?
 
Bạn thường động viên người thân, bạn bè, đồng nghiệp của bạn ra sao khi họ gặp sự cố? 
 
Hãy chia sẻ về lần bạn chịu nhiều áp lực ở nơi làm việc và cách vượt qua như thế nào?
 
Chia sẻ về một lần bạn phải lãnh đạo để thực hiện một dự án thuộc lĩnh vực mà bạn chưa có kinh nghiệm. Cách bạn tiếp cận tình huống đó và bài học rút ra là gì?
 
Câu hỏi đuổi
 
Những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp thường đặt câu hỏi phỏng vấn dạng này. Câu hỏi đuổi là những câu hỏi vặn lại câu trả lời mà ứng viên đưa ra. Qua đó giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ thật giả của câu trả lời. Nhờ vậy không bị lầm tưởng về khả năng, kinh nghiệm của ứng viên.
 
Thông qua câu trả lời, nhà tuyển dụng sẽ xác định tính chính xác về kỹ năng, kinh nghiệm và tính cách của ứng viên. Nếu là người không chân thật thì trong quá trình trả lời sẽ để lộ rõ những mâu thuẫn. Chẳng hạn, khi tuyển dụng vị trí trưởng phòng nhân sự, đại diện doanh nghiệp sẽ thường đặt câu hỏi: “Bạn nghĩ 5 năm nữa bạn sẽ như thế nào?”. Lúc này, ứng viên hay sử dụng “văn mẫu” để trả lời: “Tôi sẽ trưởng thành vượt bậc cùng với công ty”. 
 

Mẫu câu hỏi đuổi dành cho ứng viên tham gia phỏng vấn
 
Ngay lập tức, nhà tuyển dụng sẽ dùng 2 câu hỏi đuổi sau đây:
 
Câu hỏi 1: “Anh chị định nghĩa như thế nào là sự trưởng thành? Đó là sự trưởng thành về kinh nghiệm, vị trí hay thu nhập?”. Qua câu trả lời của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá sự phù hợp giữa mục tiêu cá nhân ứng viên với mục tiêu của công ty. 
 
Câu hỏi 2: “Câu trả lời hơi chung chung, anh/chị hãy nêu rõ hơn trưởng thành vượt bậc đối với công ty là như thế nào?”. Nhờ câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ xác định mức độ hiểu biết của ứng viên về doanh nghiệp. Nếu thực sự quan tâm đến công ty thì ứng viên sẽ tìm hiểu kỹ trước khi tham gia phỏng vấn và đưa ra câu trả lời rõ ràng, chi tiết.
 
Sau khi ứng viên trả lời, nhà tuyển dụng tiếp tục đưa ra những câu hỏi đuổi liên quan để làm rõ lời ứng viên nói chân thật hay không. Chẳng hạn, nếu ứng viên trả lời mối quan hệ của họ với sếp cũ rất tốt thì nhà tuyển dụng có thể đặt câu hỏi: “Theo tôi nghĩ, quan hệ giữa 2 người kể cả thân thiết cũng có lúc căng thẳng, chẳng lẽ trong suốt thời gian dài làm việc bạn và sếp cũ không có một xích mích nào, dù nhỏ nhât?”.
 

Bám sát tâm lý của ứng viên để đặt câu hỏi
 
Khi đặt câu hỏi phỏng vấn đừng bỏ qua 8 câu này
 
Bộ  8 câu hỏi dưới đây sẽ giúp  nhà tuyển dụng đánh giá chi tiết về ứng viên và nhận định chính xác họ có phù hợp với tiêu chí tuyển dụng không?
 
Vì sao chúng tôi nên chọn bạn thay vì ứng viên khác?
 
Câu hỏi này giúp bạn xác định được ứng viên tốt nhất. Ứng viên có năng lực sẽ giải thích được điểm khác biệt trong học vấn, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, sở thích cá nhân và đồng thời họ cũng biết cách giúp doanh nghiệp phát triển hơn.
 
Nếu có thể bắt đầu lại sự nghiệp bạn có làm điều gì ấn tượng không?
 
Yêu cầu ứng viên nói về những quyết định quan trọng trước đây, nhấn mạnh vào ưu, nhược điểm có thể cho bạn thấy khả năng của họ. Từ đó đưa ra được quyết định chính xác.

Quản lý cũ muốn bạn cải thiện kỹ năng nào?
 
Thực chất đây chính là câu hỏi: điểm yếu của bạn là gì? Câu trả lời của ứng viên giúp bạn đánh giá được sự chân thật của họ.
 
Mô tả về người sếp tốt nhất bạn từng làm việc cùng
 
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng thấy được mối quan hệ trước đây của ứng viên. Đồng thời biết được ứng viên có thể phát triển tốt trong môi trường như thế nào, làm việc hiệu quả với cách quản lý nào? Và quyết định họ có phù hợp với người quản lý hiện nay không.
 

Những câu hỏi hóc búa sẽ thách thức ứng viên

Điều gì tạo động lực cho bạn?
 
Kỹ thuật đặt câu hỏi này cho nhà tuyển dụng biết về tính cách và các yếu tố tác động đến hiệu suất làm việc của ứng viên. Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp để tạo cảm hứng và khiến họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
 
Điều gì khiến bạn suy sụp?
 
Nếu câu trả lời của ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp thì bạn đã tìm đúng người. Khi ứng viên nói về thất bại trước đây họ sẽ tiết lộ về kỹ năng, trình độ, tính cách và cả khả năng làm việc nhóm như thế nào.
 
Hãy kể về một cuộc đàm phán căng thẳng nhất bạn tham gia
 
Đặt câu hỏi phỏng vấn này giúp bạn thấy được khả năng xử lý của ứng viên. Những người đàm phán giỏi sẽ đưa ra 2 mặt của vấn đề và giải thích họ đã đối mặt với vấn đề ra sao hoặc kiên trì với giải pháp đôi bên cùng có lợi như thế nào?
 
Bạn muốn mình thế nào trong 5 năm nữa?
 
Câu hỏi này chủ yếu là để quan sát cách trả lời của ứng viên. Nếu khi trả lời mắt họ sáng lên thì đó là người có nhiều hoài bão, biết nơi nào họ muốn đến và sẽ làm gì để đạt được?
 
Muốn đặt câu hỏi phỏng vấn hiệu quả, nhà tuyển dụng nên chuẩn bị trước và có kỹ thuật khi đặt câu hỏi để đánh giá tổng thể ứng viên. Từ hình thức đến trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, khả năng giao tiếp,… Nếu có nhiều vòng phỏng vấn thì ở vòng đầu tiên nên dùng phương pháp phỏng vấn thân thiện để có nhiều ứng viên hơn.
Số lượt đọc: 133 -