• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

45679
Tổng số truy cập:45679
Khách đang online: 67
Bí kíp giúp bạn tìm lại niềm vui trong công việc
Ngày đăng tin: 26/07/2022 15:53

Nhiều chủ doanh nghiệp luôn cố gắng tạo chế độ đãi ngộ tốt, từ đồ ăn miễn phí cho tới các môn thể thao trong nhà để giúp nhân viên tìm thấy niềm vui trong công việc. Vì khi nhân viên cảm thấy vui vẻ thì họ sẽ có động lực làm việc tốt hơn, năng suất lao động cao hơn cũng như gắn bó với công ty lâu hơn. Tuy nhiên, khi mà những người đứng đầu công ty không làm được điều này thì bản thân người nhân viên vẫn có thể tự giúp mình tìm lại niềm vui trong công việc bằng những cách sau.

Trong khi các nhà lãnh đạo băn khoăn tìm cách "đánh thức" động lực làm việc cho nhân viên thì bạn cũng có thể tự tạo động lực cho mình. Cho dù đó là việc mà bạn đam mê hay chỉ là đơn thuần là một công việc mà bạn tin chắc rằng mình sẽ làm tốt thì bạn vẫn có thể tự tạo niềm vui mỗi ngày với những bí kíp được Cevn giới thiệu dưới đây.


Năng suất làm việc sẽ đạt hiệu quả cao khi bạn có niềm vui trong công việc

Cách giúp bạn lấy lại niềm vui trong công việc

1. Làm công việc mà mình yêu thích
 
Đối với nhiều người, làm công việc yêu thích chính là đảm nhiệm một vị trí có thể giúp họ phát huy hết khả năng của mình. Nói cách khác, đó là công việc mà họ cảm thấy đam mê hoặc hoàn toàn phù hợp với tính cách của họ.

Chẳng ai có thể lấy công việc làm niềm vui từ ngày này qua ngày khác, kể cả những việc mà bạn yêu thích nhất vẫn có thể khiến bạn nản lòng hoặc cảm thấy tẻ nhạt. Nhưng nếu như bạn cảm thấy tự hào về công việc của mình thì cơ hội bạn cảm thấy chán nản chắc chắn sẽ giảm đi đáng kể, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc gần như mọi lúc mọi nơi.
 
2. Công việc tạo nên cuộc sống
 
Không phải ai cũng muốn chọn một công việc để khẳng định giá trị bản thân, thay vào đó, họ chọn công việc để tạo nên phong cách sống cho mình. Hãy xem bạn muốn sống như thế nào? Bạn có muốn đi chơi với bạn bè mỗi tối cuối tuần? Bạn có muốn dành thời gian theo đuổi sở thích khác? Bạn có muốn dành toàn bộ thời gian buổi tối cho gia đình? Ngay cả khi đó không phải là công việc là bạn yêu thích nhưng nó cho phép bạn sống theo cách mà mình muốn thì bạn vẫn có thể biến công việc thành niềm vui.
 
3. Không ngừng phát triển bản thân
 
Bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm cho sự phát triển của bản thân mình, do đó, hãy lên kế hoạch và theo đuổi từng mục tiêu cụ thể trong sự nghiệp. Khi hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra, bạn sẽ thấy mình có giá trị hơn và tiến bộ hơn mỗi ngày. Bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn và tìm thấy tình yêu trong công việc.

Ngược lại, nếu như bạn không có bất cứ định hướng gì, không biết động lực làm việc của bạn là gì và mỗi ngày bạn đến công ty như một sự bắt buộc rồi đợi chờ giây phút tan ca thì chắc chắn, bạn sẽ không thể tìm ra cách để tạo niềm vui mỗi ngày.

4. Hiểu việc mình làm
 
Khái niệm làm việc là niềm vui chỉ đúng khi bạn hiểu được ý nghĩa của những công việc mà mình đang thực hiện. Thay vì ngồi đợi ai đó nói cho bạn biết những gì đang xảy ra trong công ty, hãy chủ động tìm kiếm thông tin cần thiết để làm việc hiệu quả. Hãy tự phát triển khả năng thu thập thông tin toàn diện cũng như đặt câu hỏi cho sếp trong cuộc họp nếu như bạn cho đó là điều cần thiết. Khi đó, bạn cũng sẽ kiểm soát tốt hơn công việc và quỹ đạo sự nghiệp của mình.
 
5. Thường xuyên xin feedback của quản lý
 
Nhận được feedback thường xuyên vừa giúp bạn có cái nhìn chính xác về những gì bạn đã làm được, vừa cho bạn thấy mình còn thiếu những kỹ năng gì. Những người không nhận được feedback từ cấp trên thường xuyên sẽ hay cảm thấy mình bị đánh giá thấp, không làm được việc và chắc chắn là sẽ không tìm được niềm vui trong công việc. Vì vậy, nếu như bạn không nhận được feedback thường xuyên thì hãy chủ động hỏi quản lý mỗi khi hoàn thành dự án hoặc theo tuần, theo tháng,...
 
6. Đặt mục tiêu khả thi
 
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên áp lực trong quá trình làm việc là không hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Nhiều người thậm chí còn dành thời gian tự hối lỗi hoặc lo lắng về hậu quả của việc không hoàn thành công việc thay vì cố gắng hoàn thành nó.

Để giảm áp lực trong công việc, hãy đặt ra cho mình các mục tiêu khả thi, phù hợp với năng lực của bản thân. Đối với những dự án lớn, hãy chia nhỏ công việc và thực hiện lần lượt. Nếu như bạn cảm thấy cấp trên đang giao cho bạn những công việc quá sức, hãy bàn bạc, thảo luận với đồng nghiệp, sau đó xin thêm thời gian, sự hỗ trợ và những nguồn tài nguyên khác từ cấp trên.
 
7. Tránh suy nghĩ tiêu cực
 
Làm việc trong môi trường căng thẳng sẽ khiến bạn đánh mất đi niềm vui trong công việc, cho dù bạn có yêu thích công việc của mình đến thế nào đi chăng nữa. Hãy tạo niềm vui mỗi ngày bằng cách tránh những cuộc nói chuyện tiêu cực, tán gẫu, mối quan hệ không lành mạnh,... càng xa càng tốt.

Cho dù bạn là người lạc quan nhưng vẫn sẽ có đôi lúc tâm lý bị ảnh hưởng bởi những người bi quan khác. Nếu bạn nhận thấy người đồng nghiệp nào đó luôn hành động tiêu cực hoặc hay phàn nàn, hãy tránh họ càng xa càng tốt. Nếu không thể, hãy cố gắng hướng cuộc trò chuyện tới những chủ đề tích cực hơn.


Làm thế nào để có được niềm vui trong công việc?
 
8. Tạo quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và cấp trên
 
Bạn có kết thân với ai ở nơi làm việc không? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân viên công sở có mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp sẽ cảm thấy có động lực và vui vẻ hơn mỗi khi đến công ty, dù cho mối quan hệ này có được duy trì trong cuộc sống thường ngày hay không.

Chúng ta phải dành tới 8 tiếng mỗi ngày ở công ty, do đó hãy sống vui vẻ, hòa đồng với đồng nghiệp chính là cách tốt nhất để mỗi ngày trôi qua bạn đều cảm thấy vui vẻ. Khi được đồng nghiệp thấu hiểu và đánh giá cao thì niềm vui trong công việc của bạn sẽ được nhân lên gấp bội.

Tạo niềm vui trong công việc cũng chính là tìm niềm vui cho cuộc sống. Bạn không cần phải yêu công việc của mình quá nhiều nhưng cũng không nên để mình thấy khổ sở mỗi khi đến công ty. Nếu như không thể lấy công việc làm niềm vui, thì bạn có thể cân nhắc tìm một công việc khác với sự hỗ trợ của những công cụ tìm kiếm việc làm theo ngành nghề hiệu quả như Cevn.

 

Số lượt đọc: 261 -