6 kỹ năng kinh doanh đỉnh cao có thể áp dụng vào mọi lĩnh vực
Ngày đăng tin: 13/11/2021 21:10
Với kỹ năng kinh doanh hữu ích, bạn không những có thể làm cho sự nghiệp của mình đạt thành công vượt bậc mà thậm chí còn có được những thành quả đáng kể khi vận dụng khéo léo vào lĩnh vực khác. Vậy có những kỹ năng kinh doanh nào mang tính ứng dụng rộng rãi? Hãy cùng Cevn tìm hiểu chi tiết nhé.
Tiểu thuyết gia Robert Louis Stevenson từng nổi tiếng với câu nói "Mọi người đều sống bằng cách bán một thứ gì đó". Trên thực tế, bản chất của rất nhiều việc đều được dựa trên những nguyên tắc kinh doanh, trao đổi. Cho dù bạn đang thuyết phục ai đó đồng ý với quan điểm của mình hay đang tham gia một buổi phỏng vấn, bạn đều đang cố gắng "kinh doanh bản thân". Chính vì vậy, cho dù bạn không làm việc trong lĩnh vực này, những kỹ năng kinh doanh vẫn có thể giúp bạn thành công trong công việc và đời sống cá nhân.
Những kỹ năng quan trọng mà người làm kinh doanh cần có
Hãy cùng tham khảo một số kỹ năng trong ngành hữu ích đối với tất cả mọi người.
Top kỹ năng kinh doanh có tính ứng dụng rộng rãi nhất
1. Hiểu đúng bản chất của kinh doanh
Các chuyên gia khuyên rằng, dù bạn là ai thì trước khi tham gia lĩnh vực kinh doanh, bán hàng việc đầu tiên bạn cần làm là thay đổi quan điểm cá nhân để hiểu rõ những gì bạn theo đuổi. Kinh doanh không phải là việc lôi kéo người khác mua những thứ họ không cần, không muốn hoặc không thể chi trả nổi. Kinh doanh là hoạt động khuyến khích mọi người đưa ra quyết định mua dựa trên quan điểm tự nguyện. Nguyên tắc này được áp dụng trong hầu hết mọi mặt của cuộc sống. Nếu muốn thành công khi giao tiếp, thuyết phục ai đó, bạn hãy học cách thúc đẩy người khác đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân họ, sau đó bạn cũng là người nhận được giá trị tích cực.
2. Hiểu rõ về khách hàng
Phần lớn chúng ta đều hiểu rõ rằng để bán hàng thì sẽ có hiểu biết về khách hàng của mình. Nếu không biết khách hàng của mình là ai, họ muốn gì, quá trình bán hàng của bạn sẽ trở nên khó khăn, thậm chí không thu được kết quả. Và một trong những biện pháp giúp bạn hiểu rõ khách hàng của mình là lắng nghe. Lắng nghe không chỉ giúp bạn thành công trong kinh doanh mà trong cả các tình huống thực tế khác như khi tham gia phỏng vấn xin việc, khi tranh luận, bảo vệ quan điểm cá nhân,...
3. Cho đối phương thấy lợi ích
Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng. Khi mua sản phẩm, điều họ quan tâm không phải là người bán mà là những giá trị họ có được từ sản phẩm đó. Khách hàng là những người đang gặp một vấn đề nào đó và cần tìm cách giải quyết. Do đó, bạn hãy cho họ thấy những lợi ích khi mua sản phẩm từ bạn hoặc rộng hơn là trong cuộc sống - ít nhất bạn hãy để đồng nghiệp, đối tác thấy rằng bạn có thể mang đến cho họ những gì.
4. Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống
Sự lo lắng sẽ khiến bạn mất bình tĩnh và đi sai hướng. Vì vậy, dù phải đối mặt với tình huống nào thì bạn cũng hãy cố gắng làm mọi cách để giữ bình tĩnh. Bạn có thể tập luyện trước những gì mình muốn nói nhưng điều này không đồng nghĩa với việc phải học thuộc từng câu từng chữ. Bạn chỉ cần dành một vài phút để nắm được những nội dung chính cần trình bày.
Ngay cả khi đã luyện tập, bạn cũng có thể quên những gì cần nói khi rơi vào trạng thái căng thẳng. Khi đó, hãy dừng lại một vài giây, hít thở thật sâu và tiếp tục nói. Có một thực tế là những chuyên gia kinh doanh lão luyện thường có khả năng ứng biến cực nhanh và kiên nhẫn, bình tĩnh trong mọi tình huống.
Giữ trạng thái bình tĩnh sẽ giúp người làm kinh doanh luôn tỉnh táo để đưa ra quyết định đúng đắn6
5. Tạo sự đồng cảm
Nếu bạn muốn đối phương chấp nhận đề nghị cuối cùng của mình, hãy đảm bảo tất cả các ý kiến bạn nêu ra đều nhận được sự đồng tình. Khi đối phương cảm thấy những điều bạn trình bày đều hợp lý, họ sẽ tin tưởng kết luận mà bạn đặt ra.
6. Kỹ năng chốt đơn
Bạn đã lắng nghe khách hàng, giữ được sự bình tĩnh và truyền tải được những gì mình muốn nói. Bây giờ là lúc bạn cần chốt đơn. Mỗi người đều có suy nghĩ riêng của mình và họ cần thời gian để cân nhắc trước khi đưa ra quyết định. Do đó, sau khi kết thúc phần trình bày, bạn nên hỏi đối phương xem họ có gì băn khoăn hay chưa hiểu rõ không. Khi mọi thứ đều rõ ràng, bạn có thể đề cập đến việc chốt đơn.
Trong cuộc sống hay các công việc, ngành nghề khác cũng sẽ cần đến kỹ năng chốt đơn này, nhất là khi bạn muốn tìm ra kết quả, muốn mọi người ra quyết định cuối cùng, muốn rõ ràng... Bạn cần phải biết cách thúc đẩy người khác ra quyết định và bao quát, đánh giá chính xác về thời điểm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Kinh doanh là một lĩnh vực đòi hỏi sự khéo léo và khả năng ứng biến. Để có thể thực hiện tốt công việc kinh doanh, bạn cần hiểu được nhu cầu của đối phương và chứng tỏ bản thân có những giải pháp hiệu quả giúp họ giải quyết vấn đề. Đó cũng là những gì mà cuộc sống đòi hỏi ở bạn. Chính vì vậy, cho dù bạn làm gì, chỉ cần nắm được những kỹ năng kể trên, chắc chắn bạn sẽ có được thành công.