• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

57303
Tổng số truy cập:57303
Khách đang online: 149
Mẹo tìm việc nhanh, hiệu quả bằng cách "search" chính xác từ khóa công việc
Ngày đăng tin: 09/11/2021 21:04

Tuyển dụng trực tuyến gần như đã thay thế hoàn toàn các hình thức tuyển dụng truyền thống khác nhờ sự tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, xu hướng này cũng yêu cầu ứng viên phải chủ động, linh hoạt và khéo léo khi tìm việc, nhất là trong việc sử dụng từ khóa, cụm từ khóa để "search" thông tin.

Ngày nay, có lẽ kênh tuyển dụng đầu tiên mà ứng viên nghĩ tới khi tìm việc làm là qua website tuyển dụng và mạng xã hội. Tuy nhiên, với số lượng việc làm khổng lồ như vậy, bạn sẽ rất khó để chọn lọc ra chính xác các công việc, các nhà tuyển dụng phù hợp với mình. Một mẹo đơn giản là ngay từ đầu, bạn cần phải biết cách search từ khóa và cụm từ khóa liên quan đến vai trò, sau đó bạn sẽ có thể thu hẹp danh sách kết quả, dễ dàng sàng lọc thông tin và ứng tuyển nhanh chóng.


Mẹo tìm việc làm bằng từ khóa khéo léo mang đến hiệu quả cao
 
I. Tại sao phải khéo léo khi sử dụng từ khóa?
 
"Từ khóa" trong trường hợp này có thể hiểu đơn giản là một từ hoặc cụm từ có liên quan đến mô tả công việc mà bạn đang tìm kiếm. Tất cả vị trí có chứa từ khóa được nhập sẽ hiển thị ngay lập tức. Sử dụng từ khóa sát nhất với công việc mong muốn có thể giúp bạn có thể loại bỏ những thông tin không phù hợp, giúp tiết kiệm tương đối thời gian và công sức.
 
Ngoài hai cách tiếp cận phổ biến là chức danh và địa điểm, đa số các trang web đều cung cấp cho ứng viên những tùy chọn tìm kiếm nâng cao hơn. Chẳng hạn, nếu bạn đang tìm những công việc liên quan đến marketing, ngoài việc nhập từ khóa "marketing", bạn có thể thu hẹp kết quả bằng việc sử dụng cụm từ "quản lý marketing" - vị trí cụ thể.
 
Bên cạnh đó, nếu bạn thành thạo các kỹ năng có thể đáp ứng nhiều vai trò khác nhau, hãy nhập từ cụm từ mô tả năng lực của mình để tối ưu hiệu quả tìm kiếm. Ví dụ, thay vì chỉ nhập "nhà phát triển ứng dụng", hãy sử dụng thêm các từ khóa như iOS, Android, cơ sở dữ liệu, APIs, ....
 
II. Sử dụng từ khóa thế nào cho hiệu quả?
 
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực và công việc cụ thể sẽ lại có cách tiếp cận khác nhau. Dưới đây là một số loại từ khóa thông dụng và hiệu quả nhất bạn có thể tham khảo.

1. Lĩnh vực, ngành nghề
 
Dù không thể thu hẹp được tối đa kết quả nhưng đây là phương pháp tìm kiếm an toàn nhất để bạn giới hạn danh sách vị trí công việc mơ ước. Bắt đầu từ bước nhập những từ khóa như "marketing", "xuất bản", "kỹ sư cơ sở dữ liệu". Sau khi có kết quả tìm kiếm, bạn có thể thêm vào các cụm từ chi tiết, cụ thể hơn.

2. Địa điểm
 
Tùy thuộc vào mức độ chính xác mà bạn muốn giới hạn: vùng miền, thành phố hoặc thậm chí là cả thị trấn. Bạn có thể tìm kiếm bằng các từ khóa liên quan đến địa điểm bằng cách sử dụng các tùy chọn tìm kiếm nâng cao được tích hợp trong hầu hết các website chuyên về tuyển dụng.

3. Chức danh mong muốn
 
Bạn có thể nhập các chức danh mong muốn nhưng cần lưu ý, không phải công ty nào cũng đều sử dụng tên gọi giống nhau. Chẳng hạn vị trí "nhân viên marketing" ở doanh nghiệp A lại có tên "chuyên viên marketing" ở tổ chức B. Chính vì vậy, cần linh hoạt trong việc nhập từ khóa để tránh bị bỏ sót những việc làm tốt, lương cao.
 
4. Kỹ năng, công cụ và thuật ngữ chuyên ngành
 
Tương tự như chức danh mong muốn, bạn có thể nhập từ khóa là các kỹ năng, công cụ hoặc thuật ngữ chuyên ngành cụ thể có liên quan đến vị trí mơ ước. Ví dụ, thêm các từ khóa về ngôn ngữ lập trình như .NET, Java, .... hoặc yêu cầu chuyên môn (lập trình, coding, thiết kế...) vào cụm từ tìm kiếm việc làm lập trình viên.
 

Những từ khóa như thế nào có thể sử dụng để tìm việc làm nhanh chóng?
 
5. Tên công ty
 
Nếu bạn đã ấp ủ sẵn trong mình tên một tổ chức, doanh nghiệp tầm cỡ nào đó - hãy trực tiếp nhập tên công ty đó vào thanh tìm kiếm. Ngoài ra, thử dạo qua website chính thức của công ty, truy cập mục "Tuyển dụng" và đăng ký nhận thông báo qua email để nắm bắt thông tin tuyển dụng kịp thời.

6. Hình thức làm việc
 
Cách thu hẹp kết quả tìm kiếm hiệu quả tiếp theo là nhập các cụm từ liên quan đến hình thức làm việc như "toàn thời gian", "bán thời gian", "hợp đồng thời vụ", "freelance", "thực tập", "làm việc từ xa", v.v. Bằng cách này, bạn không chỉ tìm được vị trí mơ ước mà còn phù hợp với điều kiện thực tế của bản thân.
 
Hy vọng bài viết trên đây của Cevn đã giúp các bạn hình dung được cách sử dụng từ khóa hiệu quả nhất trong quá trình tìm kiếm việc làm. Bạn đã thử những cách thức này hay chưa? Hãy chia sẻ với chúng tôi bằng cách comment vào ô bên dưới nhé.
Số lượt đọc: 437 -