• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

94144
Tổng số truy cập:94144
Khách đang online: 71
5 nguyên nhân “tốt nghiệp” nhưng vẫn “thất nghiệp”
Ngày đăng tin: 12/04/2018 23:12
 
Năm 4 đại học, đã đến lúc bắt đầu sự nghiệp riêng, bạn bè “đồng môn” đang rục rịch “biến hình” từ sinh viên thành những nhân viên công sở, song thân đã ra những tín hiệu miễn cưỡng hơn trong “chính sách viện trợ ODA”. Mệt mỏi và áp lực, bạn vẫn chưa tìm được một công việc để làm dù đã thử xin việc ở nhiều nơi? Bạn có bao giờ băn khoăn vì sao mình không kiếm được việc? Hãy thử “nghía qua” 5 nguyên nhân sau xem đó có phải trường hợp của bạn không nhé.
 
Bạn thiếu sự chủ động
 
“Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con.”
 
Gia đình, bố mẹ đã bao bọc, chu cấp cho bạn không thiếu thứ gì suốt 22 năm cuộc đời. Nhờ có “song thân”, bạn hầu như chẳng bao giờ phải lăn tăn về tài chính, đời sinh viên đơn giản là học hành và phát triển bản thân. Quen với việc sẵn có mọi thứ, thói quen thụ động đã “bám rễ” trong suy nghĩ của bạn.
 
Cuộc sống của bạn quá dễ dàng và thoải mái. Bạn ngại khó, ngại khổ, ngại gò ép mình vào những nội quy hay cuộc sống phức tạp chốn công sở. Phải đi làm đúng giờ mỗi ngày 8 tiếng, 5 ngày/tuần, các mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp khiến bạn chẳng buồn nghĩ tới. Hoặc bạn chẳng biết phải làm như thế nào để thay đổi.
 
Bạn quá kén chọn
 
Bạn trăn trở vì chẳng có một công việc nào đủ “xịn” để mình làm. Tính toán nát cả óc, công việc nào sẽ xứng đáng với 16 năm đầu tư đèn sách của mình? E hèm.. Ngắm lại checklist “Những tiêu chí cho một công việc mơ ước” của bạn nào: Mức lương cao này, chế độ đãi ngộ tuyệt vời này, giàu cơ hội thăng tiến này, môi trường làm việc nơi làm việc phải xịn như Google này, sếp phải quan tâm và tận tình giúp đỡ nhân viên này,,…. Tìm mỏi cả mắt mà chẳng thấy. Và sau khi lựa cả loạt thông tin tuyển dụng khác nhau, bạn quyết định là thà cứ thất nghiệp còn hơn là lãng phí “nguồn lực” vào những việc không đem lại nhiều giá trị.
 
Không có gì là hoàn hảo cả. Công việc đầu tiên đúng với mơ ước sẽ là phần thưởng dành cho một số ít cá nhân xuất sắc, đầy tài năng và nỗ lực không mệt mỏi trong suốt những năm tháng đại học. Nhưng nếu như bạn không đủ tự tin để đặt mình trong số những cá nhân xuất sắc ấy, thì một cách đơn giản hơn là hãy tự hạ thấp tiêu chuẩn của mình xuống. Yếu tố đầu tiên mà bạn nên cân nhắc khi chọn lựa công việc đầu tiên chính là công việc đó đem đến cơ hội phát triển bản thân như thế nào. Rất có thể, nó sẽ đem đến nhiều thứ hơn bạn mong đợi và là “bàn đạp” giúp bạn bước tới thành công trong những nghề nghiệp sau này.
 
Lỗi là ở…trình độ
 
Nếu như năng lực và trình độ của bạn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, đương nhiên cơ hội được chọn của bạn sẽ không cao. Tuy nhiên, trình độ cao… quá mức cần thiết đôi khi cũng là một trở ngại trong công cuộc kiếm việc làm của bạn.
 
Trong thực tế, cầm trong tay một tấm bằng cử nhân chưa đủ để đưa bạn với tới những công việc tầm cao, nhưng nó cũng kiến bạn…thừa tiêu chuẩn cho những công việc ở mức tập sự (entry level). Khá vô lí phải không? Nhưng thực ra, nhà tuyển dụng đôi khi khá “dị ứng” với tình trạng nhảy việc, nhất là của sinh viên hiện nay. Mới ra trường, có bằng cấp nhưng thiếu kinh nghiệm, chúng ta thường tìm những công việc “nho nhỏ” với tâm lí coi đó là công việc tạm thời để tích lũy kinh nghiệm trong khi chờ cơ hội mới. Nhà tuyển dụng tìm kiếm những nhân viên có thể cam kết lâu dài với công việc, và bạn – dường như là một sự lựa chọn không an toàn lắm.
 
Tìm kiếm công việc “đúng tầm” chính là chìa khóa trong trường hợp này. Nhắm quá thấp hay trèo quá cao đều không có lợi cho bạn. Hãy luôn tạo cho nhà tuyển dụng niềm tin tưởng rằng bạn là sự đầu tư an toàn và xứng đáng.
 
Bạn phỏng vấn quá tệ
 
Bạn vừa trải qua vòng phỏng vấn, và hồi hộp chờ đợi cuộc gọi thông báo trúng tuyển từ nhà tuyển dụng … nhưng chờ mãi không thấy. Rốt cuộc bạn đã làm không tốt ở đâu? Có rất nhiều nguyên nhân, khiến bạn phỏng đoán cả ngày cũng không ra. Cách tốt nhất để rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần phỏng vấn sau là hỏi ý kiến phản hồi từ chính nhà tuyển dụng đã đánh trượt bạn.
 
Hãy ghi nhớ rằng một vòng phỏng vấn thành công đòi hỏi sự chuẩn bị. Tìm hiểu kĩ càng về công ty bạn xin vào, chuẩn bị sẵn câu trả lời cho những câu hỏi phỏng vấn thông thường. Tuyệt đối tránh việc kể lể những vấn đề cá nhân hoặc vì sao bạn ghét sếp cũ. Trẳ lời phỏng vấn thật rõ ràng, chính xác và tự tin. Thêm một chút duyên dáng và hài hước, bạn sẽ ghi điểm cao trong mắt nhà tuyển dụng.
 
Bạn networking kém
 
Cứ ru rú trong nhà, ngại ngần tiếp xúc với những người xung quanh sẽ khiến bạn mất đi nhiều cơ hội quý báu. Trong khi những bạn trẻ khác, chủ động gọi đến các nhà tuyển dụng để tìm hiểu thông tin, tham gia các hội chợ việc làm, và liên hệ với những mối liên hệ khác nhau để tim kiếm cơ hội. Tinh thần lăn xả, chủ động của bạn chắc chắn sẽ gia tăng phần trăm… thoát khỏi kiếp thất nghiệp đó.
 
Điều bạn cần lưu ý trong các mối quan hệ có thể đem lại cơ hội nghề nghiệp đó là hãy để lại ấn tượng nổi bật. Hít một hơi thật sâu, cho nhà tuyển dụng thấy bạn khác biệt, và đừng ngần ngại nói chuyện với mọi người để tìm việc. Nếu không, lá đơn xin việc gửi qua email của bạn sẽ chỉ là một trong hàng ngàn lá đơn khác, không có gì nổi bật, càng cho thấy tiềm năng “ế ẩm” sức lao động của bạn.
Số lượt đọc: 1497 -