• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

152561
Tổng số truy cập:152561
Khách đang online: 27
“Mẹo” nêu ưu nhược điểm của bản thân thuyết phục nhà tuyển dụng
Ngày đăng tin: 10/07/2020 09:10

Bạn sẽ được hỏi những câu như “Một trong những điểm yếu của bạn là gì?” hoặc “Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?” trong hầu hết trong các cuộc phỏng vấn. Điều này cũng có nghĩa là bạn nên chuẩn bị câu trả lời chu đáo để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Nói cách khác, với một chút chuẩn bị, bạn có thể làm chủ nghệ thuật giao tiếp: nói ra điểm mạnh của mình mà không có vẻ tự phụ và nói về điểm yếu của mình mà không làm ảnh hưởng đến khả năng ứng tuyển. Hãy cùng tham khảo một số mẹo sau đây nhé.

Tại sao người phỏng vấn yêu cầu bạn nêu ưu nhược điểm của bản thân?
 
Trước khi bắt đầu chuẩn bị câu trả lời, bạn cần hiểu lý do tại sao nhà tuyển dụng hỏi những câu hỏi liên quan đến ưu nhược điểm này ngay từ đầu và những gì họ mong muốn có được từ đó.
 
Tất cả các cuộc phỏng vấn là đều mục đích tìm hiểu về ứng viên, để nhà tuyển dụng có thể đưa ra quyết định tốt nhất. Trong nhiều trường hợp, những điểm mạnh và điểm yếu thực tế mà bạn đưa ra ít quan trọng hơn so với cách bạn nói về chúng. Đôi khi nhà tuyển dụng không thực sự nhớ hết những câu trả lời. Điều đó không có nghĩa là những câu hỏi về điểm mạnh yếu không quan trọng nhưng đó còn là cách nhà tuyển dụng tìm hiểu sâu hơn về bạn hơn là điểm mạnh hay điểm yếu. Nói cách khác, họ đang cố gắng hiểu về con người của bạn và cách bạn thực hiện vai trò của mình.
 
Bạn có phải là người trung thực không? Bạn có khả năng tự nhận thức không? Bạn có thể làm việc một cách chuyên nghiệp không? Bạn là người mà họ có thể thực hiện các cuộc trò chuyện về tăng trưởng và phát triển công ty không? Bạn có cố gắng cải thiện như nhận được các phản hồi mang tính xây dựng không? Cách bạn nêu ưu nhược điểm của bản thân sẽ cho nhà tuyển dụng biết được câu trả lời cho nhiều điều khác và đó là những điều rất quan trọng.
 
Nên tập trung nêu ưu nhược điểm nào của bản thân?
 
Ưu điểm của bản thân
 
Nói chung, bạn nên tập trung vào các kỹ năng mềm khi nói về điểm mạnh. Có nhiều cách để nhà tuyển dụng tìm hiểu về kỹ năng cứng như thông qua công việc trước đây, nhưng với kỹ năng mềm, bạn phải kể cho họ nghe một câu chuyện.
 
Một số ưu điểm bạn nên liệt kê như giao tiếp tốt, có tinh thần đồng đội, khả năng quản lý thời gian, giải quyết xung đột, làm việc tốt dưới áp lực… Tùy thuộc vào công việc, bạn cũng có thể đưa kỹ năng cứng vào thế mạnh của mình như khả năng ngoại ngữ, kỹ năng biên tập…
 
Điểm yếu của bản thân
 
Bất kỳ ai cũng có điểm yếu, vì vậy bạn nên trả lời thẳng thắn câu hỏi. Một câu trả lời thẳng thắn sẽ cho nhà tuyển dụng tiềm năng biết về con đường phát triển của bạn đồng thời cũng cho thấy bạn là người có ý thức tự giác và trung thực. Một số điểm yếu nghề nghiệp phổ biến như muốn kiểm soát tất cả các khía cạnh của một tình huống, trì hoãn, không có khả năng tự điều chỉnh dẫn đến kiệt sức, nóng nảy… Một lần nữa, bạn cũng có thể chọn các kỹ năng cứng làm điểm yếu như không giỏi tính toán, không thành thạo một phần mềm cụ thể hay thường sai lỗi chính tả… nhưng chỉ khi nó không quá cần thiết cho công việc ứng tuyển.
 
Một số mẹo nên nhớ khi nêu ưu nhược điểm của bản thân
 
Trung thực
 
Một trong những điều quan trọng nhất khi nêu ưu nhược điểm của bản thân khi phỏng vấn là trung thực. Một câu trả lời chân thật sẽ tạo ấn tượng trong khi một câu trả lời chung chung, phóng đại sẽ mang đến điều ngược lại.
 
Nhà tuyển dụng sẽ không muốn chọn một người không thể nhận ra và sở hữu những phẩm chất cần thiết để làm việc. Bạn sẽ là một nhân viên tốt hơn nếu bạn có thể hiểu và tận dụng điểm mạnh của bản thân mình đồng thời cải thiện những điểm yếu. Vì vậy, bạn nên thể hiện trong cuộc phỏng vấn rằng bạn có khả năng tự nhận thức.
 
Đưa ra ví dụ cụ thể
 
Đưa ra các ví dụ minh họa cụ thể luôn là một ý tưởng hay khi nêu ưu nhược điểm của bản thân khi phỏng vấn. Nó giúp cụ thể hóa câu trả lời. Chúng ta chỉ hiểu các khái niệm và tình huống tốt hơn thông qua một câu chuyện. Nếu bạn có thể kể một câu chuyện để hỗ trợ cho các điểm mạnh, điểm yếu của mình thì điều đó luôn luôn hữu ích.
 
Nếu bạn muốn đề cập đến khả năng chịu đựng áp lực trong môi trường có nhịp độ nhanh, bạn có thể nói với nhà tuyển dụng về những lần bạn phải thay đổi lại bản thuyết trình khi kế hoạch thay đổi vào phút chót. Việc chia sẻ một ví dụ thực tế không chỉ làm cho câu trả lời của bạn trở nên nổi bật mà nó còn làm cho người nghe cảm nhận được sự trung thực, chu đáo của bạn.
 
Rút ra những bài học hay cái nhìn sâu sắc hơn
 
Một câu trả lời trung thực với ví dụ cụ thể là một khởi đầu tốt nhưng việc nêu ưu nhược điểm của bản thân không thể hoàn thành nếu bạn không thêm vào đó các bài học. Chẳng hạn, khi nói về ưu điểm, hãy nói với nhà tuyển dụng ưu điểm này sẽ hữu ích như thế nào ở vị trí ứng tuyển. Điều này sẽ giúp bạn trở nên ấn tượng hơn.
 
Ngắn gọn và súc tích
 
Hãy giữ câu trả lời ngắn gọn và tập trung vào một hoặc hai điểm mạnh, điểm yếu, tùy thuộc vào cách đặt câu hỏi. Đừng nghĩ về số lượng mà hãy chú ý đến chất lượng. Đừng chỉ nói lên những điều bạn nghĩ là tốt hoặc xấu mà không giải thích thêm bất cứ điều gì. Thay vào đó, hãy thu hẹp chúng và đi vào chi tiết.
 
Một số điều cần tránh khi nêu ưu nhược điểm của bản thân
 
·      Đừng khoe khoang
 
·      Đừng làm giảm giá trị của bản thân vì các điểm yếu
 
·      Không đưa ra các ví dụ không liên quan đến công việc
 
·      Đừng đưa ra các ví dụ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ
 
Vài ví dụ khi nêu ưu nhược điểm của bản thân
 
Ưu điểm: quản lý thời gian hiệu quả
 
“Ở vị trí nhân viên tiếp thị, tôi phải lên kế hoạch phát hành các tài liệu quảng cáo, chuẩn bị cho sự kiện ra mắt và thu hút sự quan tâm của công chúng đến các sản phẩm trước khi tung ra thị trường. Tôi sẽ lên kế hoạch chi tiết từng bước của chiến dịch trước khi bắt đầu, bao gồm ước tính thời gian cho các nhiệm vụ dù là nhỏ nhất. Chính khả năng này đã giúp tôi thành công trong việc ra mắt sản phẩm XYZ, dự án chuyên sâu nhất mà tôi đã làm khi còn ở công ty trước đây.”
 
Nhược điểm: Trì hoãn
 
Điều này xảy ra khi tôi đang thực hiện một dự án lớn và đánh giá quá cao số lượng công việc tôi có thể làm vào hạn chót. Cuối cùng tôi cũng đã hoàn thành được công việc nhưng điều này khiến các đồng nghiệp và người quản lý của tôi cảm thấy rất căng thẳng. Sau đó, tôi bắt đầu tìm hiểu thêm về kỹ năng quản lý thời gian từ những người có kinh nghiệm ở nơi làm việc và tôi đã bắt đầu lên lịch trình chi tiết cho vài tuần, thậm chí là vài tháng trước. Hiện tại tôi vẫn đang cố gắng để tạo ra các mốc thời gian chính xác để dễ dàng theo dõi nhưng tôi rất vui vì đã thấy rằng nó thực sự giúp tôi làm việc thoải mái hơn.
 
Nêu ưu nhược điểm của bản thân có thể khó nhưng đừng quá căng thẳng. Với sự chuẩn bị hợp lý, bạn sẽ dễ dàng vượt qua. 
Số lượt đọc: 978 -