• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

73741
Tổng số truy cập:73741
Khách đang online: 127
Vì sao làm việc lâu năm nhưng sự nghiệp của bạn vẫn mãi “giậm chân”?
Ngày đăng tin: 23/10/2018 20:40

Bạn không cần ai giúp đỡ

Dù có vượt trội đến mấy thì đến một ngày bạn cũng sẽ nhận ra mình vẫn cần có người giúp đỡ và chia sẻ công việc. Mỗi người có một sở trường và chuyên môn riêng, sao bạn không thử phối hợp với đồng nghiệp để giải quyết vấn đề, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy chúng tuyệt vời hơn biết mấy.
 
Bạn có quá nhiều mục tiêu
 
 
Thay vì đặt nhiều mục tiêu mỗi năm, bạn chỉ nên chọn ra khoảng 3 mục tiêu quan trọng nhất, sau đó lên kế hoạch thực hiện chi tiết đối với mỗi mục tiêu. Việc làm này giúp bạn tránh được tình trạng xao nhãng hoặc làm việc qua loa chỉ để chạy theo con số. Sự nghiệp của bạn chỉ khá khẩm hơn khi bạn lấy chất lượng công việc làm đầu và theo đuổi chúng một cách nghiêm túc, sếp và đồng nghiệp sẽ nhìn ra được năng lực thực sự của bạn thông qua cách bạn “xử đẹp” từng mục tiêu.
 
Bạn chưa suy nghĩ thiết thực
 
Nói một chính xác thì chẳng những bạn kì vọng vào những điều thiếu thực tế mà bạn còn quá chú tâm đến việc những người xung quanh nghĩ về bạn ra sao, dẫn tới đưa ra phán đoán sai lầm. Chẳng hạn, bạn đồng ý lời nhờ vả của đồng nghiệp (vì sợ khiến họ thất vọng) và tin rằng mình có thể hoàn thành chúng một cách dễ dàng nhưng trên thực tế, vì công việc đó không phải là chuyên môn nên bạn chỉ gây thêm rắc rối cho họ, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của bản thân.
 
Luôn tự tin rằng “I can do it – Tôi có thể làm được” là một kiểu tư duy tích cực nhưng bạn cũng cần xem xét lại năng lực và khả năng phân bổ thời gian của mình để không kiệt sức, bạn vẫn còn rất nhiều cơ hội để chiếm được sự tin tưởng và sự công nhận của mọi người nên đừng quá vội vàng, hấp tấp.
 
Bạn luôn trông đợi sự hoàn hảo
 

 
 Tính cầu toàn thường là khởi nguồn cho những kì vọng về sự hoàn hảo, nếu bạn thường xuyên đặt tâm trí mình chú ý đến những điều nhỏ nhặt thì bạn khó mà đạt được mục tiêu lớn. Hãy ngừng lo lắng xem mọi chuyện có đang diễn ra hoàn hảo đúng như kế hoạch hay không mà hãy ngay lập tức bắt tay vào công việc. Đừng đặt nhiều kì vọng, cũng đừng khiến người khác kì vọng vào bạn (hoặc sản phẩm của bạn) quá nhiều, đấy là một hành động “tự sát” khiến bạn hủy hoại sự nghiệp một cách nhanh chóng.
 
Bạn không thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống
 
Làm việc với tần suất cao trong suốt nhiều giờ liền hoặc không tìm thấy niềm vui trong công việc là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kiệt quệ cả về tinh thần lẫn thể chất, chúng thường được biết đến như một hiện tượng mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Khi không đủ tỉnh táo và thông tuệ, bạn dễ mắc sai lầm, gây ảnh hưởng đến sự nghiệp và thậm chí còn khiến các mối quan hệ xung quanh mình trở nên xa cách. Nếu bạn có thể học cách quản lý thời gian và phân chia công việc sao cho khoa học, bạn sẽ có thêm thời gian để tận hưởng cuộc sống, tâm lý của bạn cũng trở nên thoải mái và luôn ngập tràn năng lượng để chinh phục mọi thử thách.
 
Bạn dựa dẫm vào quá nhiều người
 
 
Dựa dẫm quá nhiều vào đồng nghiệp sẽ khiến bạn nhận lãnh những hậu quả khôn lường như mất uy tín, bị đồng nghiệp qua mặt, bạn sẽ mãi dậm chân trong khi họ ngày càng tiến lên các vị trí cao hơn trong tổ chức. Đừng quá tin tưởng và đừng giao phó mọi việc cho người khác, hãy cố gắng hoàn thành tất cả nhiệm vụ được giao hoặc trong trường hợp bạn cần đến sự giúp đỡ, hãy đảm bảo bạn đóng vai trò giám sát trong toàn bộ quy trình làm việc.
Số lượt đọc: 1959 -