Top 10 kỹ năng mềm giúp sinh viên ra trường được
Ngày đăng tin: 09/08/2019 13:48
Mỗi ngành nghề lĩnh vực khác nhau , các công ty đều cần các nhân viên có chuyên môn giỏi nhưng điều đó vẫn chưa làm cho các doanh nghiệp đánh giá cao bạn. Sau đây cevn.com.vn liệt kê ra 10 kỹ năng mềm mà sinh viên mới ra trường phải biết. Các doanh nghiệp đề cao vai trò của kỹ năng mềm vì các nghiên cứu và kinh nghiệp thực tế cho thấy rằng, kỹ năng mềm cũng quan trọng không kém gì các kỹ năng cứng về chuyên môn. Trong bối cảnh nền kinh tế dịch vụ và vai trò ngày càng lớn của việc làm việc theo nhóm, các công ty lớn càng coi trọng những người có khả năng xây dựng các mối quan hệ, biết thích nghi và sáng tạo trong giải quyết vấn đề.
1. Tinh thần làm việc nghiêm túc:
Rất nhiều sinh viên mới ra trường vấp phải vấn đề này, các bạn đi làm mà không thật sự chú tâm và dồn tâm trí làm việc . Doanh nghiệp họ thuê bạn không phải đến để chơi rồi cuối tháng nhận lương, vì vậy cần phải phải tinh thần làm việc nghiêm túc.
2. . Giao tiếp hiệu quả:
Giao tiếp rất quan trọng trong công việc. Bạn nói năng ra sao để khách hàng để họ có thể đồng ý mua hàng của bạn? Dự án ý tưởng của bạn làm sao thuyết phục nhận được sự đồng thuận? Bạn diễn tả nhu cầu công việc với sếp?. Nếu bạn chưa giỏi giao tiếp hãy dành 2,3 tiếng mỗi ngày đứng trước gương để tập nói và sắp sếp ngôn từ phù hợp.
3. Khả năng quản lý thời gian:
Kỹ năng này giúp bạn không phải bất lực với mớ đống công việc, bằng cách hãy lập danh sách các công việc vào tờ giấy để trước bàn làm việc. Ưu tiên đầu tiên với những công việc mà cần phải làm gấp hoặc rất quan trọng của dự án.
4. Đặt nhiều câu hỏi:
Đừng ngại! ngay những ngày đầu tiên bạn đến công ty những cái bạn thắc mắc và khó hiểu thì đi hỏi những đồng nghiệp. Kỹ năng này sẽ giúp bạn tránh những sai lầm đánh tiếc .
5. Luôn đúng giờ:
Đúng giờ trong mọi hoàn cảnh, một cuộc họp sẽ vào 9h30, bạn nên đi sớm vì bạn không thể biết trước hôm nay tắc đường, thời tiết xấu hay trục trặc về phương tiện đi lại của bạn, và cũng không ai thích đợi một người mà cuộc họp chậm hơn dự kiến.
6. Đọc và sửa lại các tài liệu:
Bạn làm xong việc và chuẩn bị báo cáo với sếp. Ơ khoan đã bạn đã đọc kỹ việc mà sếp giao chưa đừng để bị trả lại bản báo cáo vì lạc đề nha, quan trọng không kém là kiểm tra lại tất cả cho thật chính xác và đúng chính tả nhé không gây ra hiểu lầm, làm trò cười của mọi người đấy.
7. Hoàn thành việc nhanh chóng:
Chậm ngày nộp bản thảo là bạn đã có ngay một vé không thiện cảm của sếp. hoàn thành xong việc sớm sẽ có kết quả hơn là sắp đến ngày nộp là lao đầu vào làm kết quả của bản thảo làm vội sẽ không tốt. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hoàn thành sớm và dành nhiều thời gian để xem xét lại.
8.Linh hoạt và khả năng thích nghi:
Mỗi công ty là một môi trường làm việc khác nhau, bạn phải sẵn sàng cho việc thay đổi và cởi mở những thách thức mới.
9. Làm việc tốt với áp lực cao:
Bạn có chịu được những áp lực đi kèm với các thời hạn và các tình huống khủng hoảng? Bạn có thể làm việc tốt nhất trong tình trạng áp lực không? Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi tìm việc, bạn nên tập trung vào những kỹ năng có khả năng thu hút sự chú ý nhiều nhất đối với nhà tuyển dụng.
10. Khả năng chấp nhận và học hỏi lời phê bình:
Bạn bị sếp mắng, đồng nghiệp phê bình hãy bỏ cái tôi và nhận khuyết điểm, tìm nguyên nhân lý do gì mình bị như vậy để rút ra bài học.
Sau vài năm tốt nghiệp chỉ là khởi đầu của một hành trình dài. Bạn có thể làm những công việc tẻ nhạt, công việc 3 cọc 3 đồng, nhưng đó là thời gian để bạn hành trang cho mình kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng khi bạn đã đủ yếu tố thì xin công ty lớn không phải là điều quá khó với bạn. Sinh viên mới tốt nghiệp chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ trong môi trường làm việc đầu tiên. Thế nhưng, cùng một vạch xuất phát, để có thể thành công hơn người khác, các bạn cần chú trọng đầu tư và phát triển các kỹ năng sống cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Từ đó, quá trình thích nghi với môi trường chuyên nghiệp cũng sẽ nhanh hơn và bạn sẽ học được nhiều bài học hữu ích cho sự nghiệp của mình. Tôi tin chắc là như vậy!