• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

63483
Tổng số truy cập:63483
Khách đang online: 365
Thích nghi với công việc sau kỳ nghỉ thai sản
Ngày đăng tin: 17/03/2020 21:39

Đối với một người mẹ bỏ dở công việc khá lâu, trong đầu toàn hình ảnh con trẻ thì việc trở lại như một gánh nặng đè lên người. Câu hỏi họ tự đặt ra cho mình là làm thế nào để cân bằng tốt trách nhiệm giữa con cái và công việc đây. Để giải được câu hỏi đau đầu này, điều trước tiên cần làm là thả lỏng bản thân, dành ra chút thời gian để sắp xếp lại thời gian biểu hàng ngày. Tiếp theo là kết hợp vài cách xử lý dưới đây đảm bảo bạn sẽ nhanh chóng trở lại với phong thái làm việc chuyên nghiệp ngày trước của mình ngay.


1. Chuẩn bị trước khi nghỉ
 
Để giúp cho việc trở lại “dễ thở” hơn cũng như không bị choáng giữa núi công việc chất đống sau kì nghỉ thì việc chuẩn bị thật kĩ mọi thứ trước kì nghỉ là điều không thể thiếu.
 
– Những văn bản, tài liệu hoặc dự án bị yêu cầu phải gửi sau kì nghỉ sinh, nếu có thể hãy cố gắng hoàn thành nó trước khi nghỉ. Vì sau sinh thời gian nghỉ khá dài, cộng với nội tiết tố thay đổi, một số người sẽ bị giảm khả năng tập trung và xử lý thông tin, do đó những việc quan trọng này tốt nhất nên kết thúc hoặc hoàn thành đến 90% để sau đó không bị cho vào dĩ vãng.
 
– Sắp xếp lại các file, tài liệu, hợp đồng… quan trọng gọn gàng vào các thư mục tập trung trên máy tính.
 
– Đào tạo và bàn giao công việc cho người kế nhiệm càng sớm càng tốt. Nếu có thể hãy chuẩn bị tài liệu hướng dẫn chi tiết để tránh quên lời nói bằng miệng.
 
– Thông báo cho khách hàng và đồng nghiệp về thời gian nghỉ của mình và giới thiệu người mới kế nhiệm này cho họ.
 
– Yêu cầu người mới giữ liên lạc và định kì cập nhật tình hình công việc với bạn.
 
– Dọn dẹp ngăn nắp bàn làm việc.

2. Dành ra 1 tuần để điều chỉnh lại bản thân
 
Một khi hoạt động sinh hoạt hằng ngày đã đi vào nề nếp thì rất khó có thể phá vỡ nó. Nếu chúng ta cố gắng ép bản thân quá độ để thay đổi thì sẽ có thể càng khiến cho bản thân cảm thấy mệt mỏi hơn. Vì vậy hãy dành ra thời gian khoảng 1 tuần để từ từ thích ứng, sẽ giúp “uyển chuyển” hơn khi trở lại với công việc. Bước đầu tiên, hãy lập ra một thời gian biểu sắp xếp chi tiết những công việc mặc định cần làm trong ngày và phân chia thời gian hợp lý cho mỗi công việc. Nhất là thời điểm buổi sáng, dự tính và tập quen với giờ thức dậy và chuẩn bị đầy đủ cho bé và mình trước khi ra khỏi nhà.

3. San sẻ công việc
 
Hầu như bé luôn ở với mẹ 24/7 nên việc bé luôn quấn mẹ là điều đương nhiên. Vì vậy để bạn có thể yên tâm làm việc, không phải suy nghĩ về các rắc rối xảy ra với bé thì hãy để bé chơi quen với người thân hoặc người trông trẻ, cho bé đến nhà giữ trẻ, không cho bé gặp bạn vài tiếng mỗi ngày để giúp bé hình thành thói quen xa mẹ.
 
Hơn nữa, hãy thảo luận và san sẻ việc nhà với các ông chồng. Với thời gian nghỉ sinh dài, các ông chồng thường có tư tưởng việc nhà do vợ lo hết nhưng đây là “cuộc chiến chung” và khả năng của người phụ nữ chúng ta cũng có giới hạn. Vì vậy hãy bàn bạc và phân chia việc nhà với nhau để sau khi mệt mỏi với các thể loại công việc ở công ty, bạn sẽ không phải tiếp tục kiệt sức với mới việc nhà hổn độn đang chờ. Nếu có thể chia sẻ với nhau thời gian biểu của mình thì càng tốt, có thể dễ dàng phân công ai sẽ ứng phó những tình huống phát sinh như con bệnh.
 
4. Ngày đầu tiên “phục chức”
 
Ngày đầu tiên trở lại với công việc nơi văn phòng bận rộn có lẽ bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác ngột ngạt, bất an. Hàng loạt các rắc rối có thể sẽ gặp phải như thiếu ngủ, những thay đổi trong công việc và công ty, kiến thức, kĩ năng có thể bị tụt hậu, chưa quen với tốc độ làm việc…Vì vậy hãy chọn trở lại vào giữa tuần là thứ tư hoặc thứ năm, để tuần đầu trở nên ngắn lại, xem như đây là thời gian để bạn bắt nhịp rồi tăng tốc ngay vào tuần sau.
 
Họp với cấp trên cập nhật những kế hoạch, phân công nhiệm vụ trong dự án hoặc biết sơ qua về những vấn đề lớn đã xảy ra trước đó,…Sau đó, tự lập ra kế hoạch chi tiết với mục tiêu cụ thể để nắm bắt chính xác từng nhiệm vụ và hoàn thành một cách tốt nhất. Đừng quên nhờ sự hỗ trợ của đồng nghiệp, họ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và nhanh chóng hòa nhập nhanh hơn với tiến độ các dự án.
 
5. Hồi phục và làm mới các mối quan hệ
 
Xây dựng những mối quan hệ mới, củng cố những mối quan hệ hiện tại. Liên lạc và thông báo với các khách hàng về sự trở lại của bạn, thiết lập lại niềm tin với khách hàng, thuyết phục họ tiếp tục “chiếu cố” bạn từ nay về sau. Với đồng nghiệp, ngoài những cuộc trao đổi về công việc, bạn cũng thể có thể làm thân và học hỏi ít nhiều kinh nghiệm từ những người từng trải, những người đang trong tình trạng như bạn, vừa có thể trao dồi thêm hiểu biết vừa có thể giải tỏa “xì trét”.
 
6. Tận dụng triệt để những chế độ, trợ cấp của công ty
 
Nếu bạn cảm thấy chưa thật sự thích ứng hoặc thấy bản thân gặp phải các triệu chứng trầm cảm, căng thẳng, đừng ngừng ngại tận dụng hết những chế độ, trợ cấp theo quy định pháp luật như rút ngắn thời gian làm việc, miễn tăng ca, hạn chế làm thêm ngoài giờ, nghỉ việc đưa con đi chích ngừa… ở một số công ty Nhật tại Việt Nam theo chế độ thai sản của Nhật, các bà mẹ còn có thể đăng kí với công ty xin thêm thời gian nghỉ chăm con, tìm kiếm trường mẫu giáo thích hợp cho con đến khi con lên 2 tuổi, tức là nghỉ thai sản có thể kéo dài đến 2 năm. Vì vậy hãy áp dụng hiệu quả những lợi ích sẵn có này chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong thời gian khó nhằng hiện tại.
Số lượt đọc: 484 -