• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

65103
Tổng số truy cập:65103
Khách đang online: 363
Những câu hỏi đánh lừa ứng viên khi phỏng vấn xin việc
Ngày đăng tin: 13/02/2020 10:11

Ai trong số chúng ta khi ra trường đều phải đối mặt với việc đi tìm việc và phỏng vấn. Có rất nhiều người được làm việc ở một vị trí như mình mong muốn nhờ vượt qua được các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Song, cũng có rất nhiều người ngậm ngùi cầm lại hồ sơ của mình. Tại sao lại có sự khác biệt đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tham khảo các câu hỏi của nhà tuyển dụng mà bạn dễ bị đánh lừa nhất nhé.

 

1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình trong vòng 1 phút

Hầu hết nhà tuyển dụng nào cũng đặt câu hỏi này đầu tiên để biết về ứng viên của mình. Một số ứng viên bị mất điểm ngay từ câu hỏi này bởi cứ ngồi kể lan man về quá trình làm việc của mình mà không liên quan gì đến công việc hiện tại.

 

Đừng dùng 1 phút này để kể các thành tích của mình. Hãy dùng thời gian này để giới thiệu qua tên tuổi của bạn và các kinh nghiệm đã có trong lĩnh vực mà bạn đang muốn ứng tuyển vào. Nếu cứ kể tràn lan đại hải sẽ dẫn đến việc bạn bị đánh giá là người quá kiêu ngạo đó.

 

 

2. Lý do gì khiến bạn từ bỏ công việc làm trước đó?

Như hỏi trúng tim đen, nhân có cơ hội, bạn bắt đầu kể lể hết những lý do bạn không thích ở công ty cũ của mình: nào là Sếp ở công ty cũ thế này thế nọ, nào là đồng nghiệp thế này thế kia,… Tất cả những gì bạn kể ra sẽ là “gậy ông đập lưng ông”. Chẳng một nhà tuyển dụng nào muốn ngồi mất thì giờ để nghe bạn kể xấu một ai đó.  Hơn nữa, khi bạn kể xấu công ty cũ, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng nếu một ngày bạn rời công ty họ, bạn cũng sẽ tiếp tục kể xấu như vậy.

 

Nếu bạn trả lời đang tìm kiếm cơ hội mới, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn đang chán công việc hiện tại hoặc bạn là người thích nhảy việc. Một nhà tuyển dụng sẽ không thích một nhân viên không gắn bó lâu dài.

 

3. Bạn có điểm mạnh và điểm yếu gì?

Một số ứng viên khi nghe thấy câu hỏi này đều kể một “quyển sách” tự hào về điểm mạnh của mình mặc cho điểm mạnh đó chẳng liên quan gì đến công việc. Thậm chí, một số người hơi quá đà nên đã trót “bốc phét” thêm điểm mạnh của mình. Nhà tuyển dụng đủ thông minh để biết bạn làm được những gì bạn nói hay không. Nếu không làm được những gì bạn nói, chẳng khác gì bạn đang tự tố cáo bản thân mình là người kiêu ngạo, nói được mà không làm được. Trong cv xin việc, bạn nên nói nhiều hơn về những điểm mạnh của mình.

 

Bên cạnh điểm mạnh, bạn hãy nói cả về điểm yếu của mình nữa. Chẳng một ai hoàn hảo đến nỗi không có lấy nổi một khuyết điểm. Bạn cứ thành thật kể ra khuyết điểm của mình và cho thấy sự nỗ lực thay đổi, cải tạo khuyết điểm của mình là được.

 

 

4. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?

Người phỏng vấn đặt câu hỏi này vì họ muốn biết điều gì thúc đẩy bạn nhiều nhất, bạn đã nghiên cứu về công ty kỹ càng như thế nào, và bạn muốn công việc này nhiều đến mức độ nào. Giám đốc tuyển dụng muốn xem liệu bạn có dành thời gian để nghiên cứu về công ty cũng như hiểu về ngành hoạt động. Họ cũng muốn biết liệu bạn có thực sự muốn công việc này hay không (chứ không phải muốn bất cứ công việc nào), liệu bạn có thái độ tích cực với công việc mà bạn đang ứng tuyển, liệu bạn có nhiều năng lượng, bạn có thể đóng góp nhiều, bạn hiểu sứ mệnh và mục tiêu của công ty và bạn muốn là một phần của sứ mệnh đó.

 

5. Bạn mong muốn mức lương của mình như thế nào?

Một trong những câu hỏi kinh điển trong tuyển dụng nhân sự. Không nên đưa ra một con số quá cao so với thực tế và khả năng của bạn. Đa số các tập đoàn, công ty đều có quy chuẩn mức lương khá giống nhau cho các vị trí. Đưa ra một mức lương ngất ngưởng, xa rời thực tế chỉ khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp bạn mà thôi.

 

 

Nếu có thể, bạn hãy duy trì câu hỏi tiền lương đến phút cuối cùng của quá trình tuyển dụng. Bởi khi đó, bạn và nhà tuyển dụng đã nói chuyện được với nhau cả một đoạn thời gian trước đó, bạn có thể thoải mái và cởi mở hơn, đưa ra phạm vi mức lương mà bạn có thể chấp nhận được.

Số lượt đọc: 504 -