Không khuất phục trước những câu hỏi phỏng vấn “ngớ ngẩn”
Ngày đăng tin: 06/03/2018 16:48
Tại sao chúng ta thấy sự xúc phạm trong những câu hỏi phỏng vấn như “Nếu bạn là một lon súp, bạn muốn mình là loại súp nào?” khi chúng ta nói chuyện với người thợ sửa ống nước, nhưng không cảm thấy như vậy khi chúng ta nói chuyện với những người tuyển dụng?
Khi chúng ta gọi thợ sửa ống nước tới để lấy chiếc vớ trẻ em đang kẹt trong cống, chúng ta sẽ hỏi: “Tiền công bao nhiêu một giờ?”.
Chúng ta không hỏi thợ sửa ống nước câu hỏi “trên trời” như: “Nếu bạn là một lon súp, bạn muốn mình là loại súp nào?”
Người thợ sẽ dập máy ngay khi chúng ta làm vậy. Đó là một sự xúc phạm khi bạn hỏi người khác những câu hỏi ngu ngốc kiểu như “Trong rất nhiều ứng cử viên tài năng, tại sao chúng tôi phải tuyển bạn?” và “Điểm yếu nhất của bạn là gì?”
Tại sao chúng ta thấy sự xúc phạm trong những câu hỏi khi chúng ta nói chuyện với người thợ sửa ống nước, nhưng không cảm thấy như vậy khi chúng ta nói chuyện với những người tìm việc?
Tất cả chúng ta đều là những người chuyên nghiệp và tất cả chúng ta đều đã trưởng thành. Chúng ta không cần phải hành xử kiểu như trẻ con.
Một người tìm việc càng tự tin và hiểu thị trường thì càng ít có khả năng anh ta sẽ sẵn sàng cúi đầu, cạo đầu hoặc nhào lộn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tại sao chúng ta cứ phải yêu cầu mọi người phải làm những việc đại loại như vậy?
Dưới đây là tổng hợp 3 câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng ngu ngốc và phố biến nhất trên thế giới mà tôi biết. Nếu bạn nhận được một trong ba câu tại buổi phỏng vấn việc làm, bạn có thể xem xét một cách nghiêm túc về khả năng không làm việc cho công ty đó.
Nếu bạn nhận được hai trong ba câu hỏi này, bạn có thể cố gắng trả lời khác đi hoặc không theo khuôn mẫu kiểu như những gợi ý phía dưới của tôi và xem cách người phỏng vấn phản ứng. Nếu họ ngừng lại và suy nghĩ hoặc cười hoặc hỏi lại bạn một câu hỏi khác cũng ngu ngốc không kém, có khả năng là bạn đang đàm phán với một người bị mất một số “chức năng não bộ”.
Nếu người phỏng vấn tỏ ra ngạc nhiên hay kinh hoàng với câu trả lời vượt ngoài tiêu chuẩn mong đợi của bạn, chắc chắn bạn có thể tiếp tục buổi phỏng vấn hoặc đứng dậy ra về, kiếm một cây kem mát lạnh cho hạ hỏa.
Nếu bạn đang lắc lư dưới ảo tưởng rằng mục tiêu của bạn tại buổi phỏng vấn là cố gắng làm vui lòng người phỏng vấn, lòng tự trọng của bạn sẽ bị tổn thương nghiêm trọng! Bạn sẽ cảm thấy được an ủi nếu đặt mình vào tình huống giả định như sau:
Một người bạn nói với bạn “Tôi sẽ thử tới một buổi hẹn hò mù và cầu cho một cô nàng trẻ đẹp nào đó sẽ thích mình!”. Bạn sẽ nói: “Anh bạn, đừng mơ nữa! Ai quan tâm nếu cô ấy thích cậu? Nếu cô ấy đúng là mẫu người cậu thích và cậu có thể chinh phục cô ấy, tuyệt vời. Nếu không, cuộc sống vẫn vậy, và có rất nhiều điều tuyệt vời ngoài kia đang đợi cậu!”.
Không có gì khác biệt trên con đường tìm kiếm việc làm phía trước. Chỉ có những người nhận ra giá trị của bạn, tôn trọng bạn.
Một người bạn là Phật tử của tôi từng nói: “Đời thì dài, nhưng vẫn quá ngắn để phí thời gian với những kẻ nhỏ bé”.
Câu hỏi phỏng vấn số 1: Trong rất nhiều ứng cử viên tài năng, tại sao chúng tôi phải tuyển bạn?
Câu trả lời chuẩn: Bởi vì tôi thông minh và chăm chỉ. Tôi làm việc cẩn thận như những lão bà băng qua đường.
Câu trả lời trái nguyên tắc (gợi ý): Đó là câu hỏi hay! Tôi nghĩ đó chính là điểm cốt lõi của buổi phỏng vấn để tìm hiểu điều này. Tôi chắc chắn chưa được gặp các ứng cử viên khác nhưng anh/ chị thì đã tiếp xúc, hoặc sẽ gặp họ. Trên tất cả bọn họ, anh/ chị là chuyên gia trong lĩnh vực này nên nếu nói một cách chân thành nhất, tôi không thể nói là anh/ chị nên tuyển tôi. Trách nhiệm của tôi không phải là làm cho mọi việc hợp lý. Tôi chỉ có có thể nói rằng: nếu anh/ chị và tôi có thể làm việc với nhau, tôi chắc chắn chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điểm chung đó là gì.
Câu hỏi phỏng vấn số 2: Điểm yếu nhất của bạn là gì?
Câu trả lời chuẩn: Tôi là người theo chủ nghĩa hoàn hảo và quá khắt khe với bản thân – thêm nữa, tôi khó lòng dừng làm việc/ tôi nghiện công việc!
Câu trả lời trái nguyên tắc (gợi ý): Tôi từng nghĩ rằng rôi có rất nhiều điểm yếu, đồng nghĩa với rất nhiều việc tôi không làm tốt nhưng tôi biết tôi cần cải thiện từng chút một. Dần dần, điều tôi làm tốt chính là điều duy nhất tôi tập trung vào, bởi vì việc cải thiện lợi ích chỉ 1-2% không hấp dẫn tôi. Đó chính là lý do tôi bỏ lại những việc ổn định (tính toán bằng Excel hoặc thiết kế đồ họa…) và tập trung vào những gì tôi yêu thích và những gì tôi làm tốt (kiểm âm nhạc cụ hoặc làm bánh…) điều đó giúp tôi sử dụng năng lượng bản thân hợp lý hơn, theo quan điểm cá nhân.
Câu hỏi phỏng vấn số 3: Bạn thấy bản thân mình ở đâu trong 5 năm tới?
Câu trả lời chuẩn: Vẫn làm việc ở đây nếu tôi may mắn, có thể với vai trò quan trọng hơn.
Câu trả lời trái nguyên tắc (gợi ý): Trong thời đại ngày nay, cuộc sống trôi qua rất nhanh và không có gì chắc chắn. Tôi không lập kế hoạch dài hạn vì điều đó có thể hạn chế sự lựa chọn của tôi. Điều đó có nghĩa: Những gì tôi đam mê thì tôi chắc chắn rằng tôi sẽ dành tất cả thời gian vì nó. Tôi sẽ rất bận rộn trong 5 năm tới vì theo đuổi đam mê nếu tôi vẫn còn sống. Thế còn anh/ chị?