• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

18097
Tổng số truy cập:18097
Khách đang online: 151
Cách trả lời “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?”
Ngày đăng tin: 21/05/2020 22:14

Nhưng bạn cũng không thể trả lời quá thành thật khiến cho nhà tuyển dụng có đánh giá không tốt về mình. Ví dụ như: bạn ứng tuyển vị trí Quản lý dự án, nhưng lại thừa nhận điểm yếu là: “Tôi không giỏi lắm với việc quản lý thời gian”.
 
Thật ra, có nhiều cách để trả lời câu hỏi này giúp bạn chứng minh giá trị của bản thân. Bài viết này sẽ giúp bạn có được những câu trả lời hợp lý và tạo được ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.
 
I. Mục đích của nhà tuyển dụng khi hỏi câu hỏi này
 
Khi một người phỏng vấn hỏi “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì”, họ muốn tìm hiểu:
 
– Bạn có nhận thức được những điểm chưa hoàn hảo của bản thân hay không.
 
– Bạn có cởi mở và trung thực về những điểm yếu, thiếu sót của chính mình.
 
– Bạn có thực sự mong muốn và có kế hoạch để cải thiện những điểm yếu của bản thân để trở nên tốt hơn trong tương lai.
 
II. Những lưu ý trước khi trả lời câu hỏi này
 
Câu hỏi này có thể làm khó bạn, nhưng cũng có thể là cơ hội để chứng minh những điểm yếu này khiến bạn có nhiều động lực hơn trong công việc, có ý thức cải thiện bản thân bằng cách học các kỹ năng mới.
 
Điều cần lưu ý khi trả lời là tránh đề cập đến những điểm yếu gây khó khăn cho bạn khi ứng tuyển vào vị trí đang mong muốn.
 
Ví dụ: nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí phân tích dữ liệu, bạn không nên trả lời rằng: “Tôi không giỏi toán và cảm thấy mệt mỏi khi nhìn những con số”.
 
Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí Copywriting, đây là vị trí không cần nhiều kỹ năng về toán học, bạn có thể thừa nhận: “Tôi không quá giỏi toán và chưa có nhiều kinh nghiệm phân tích dữ liệu. Mặc dù tôi biết nếu có kỹ năng tốt về phân tích sẽ tốt hơn cho công việc của tôi, nhưng tôi có kiến thức cơ bản về Google Analytics, giúp tôi có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Để khắc phục điểm yếu này, tôi đã tham gia các khóa học trực tuyến về phân tích dữ liệu”.
 
III. Các câu trả lời hợp lý giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn
 
1.”Tôi không có nhiều kiên nhẫn khi làm việc với nhóm nhiều người- Tôi cực kỳ tự lập, vì vậy thật khó khăn khi tôi cần phải dựa vào người khác để hoàn thành công việc của mình. Đó là lý do tại sao tôi theo đuổi những vai trò đòi hỏi làm việc độc lập. Tuy nhiên, tôi cũng đã ý thức được việc này và cải thiện bằng cách đăng ký tham gia các khóa học về kỹ năng xây dựng đội ngũ. Mặc dù tôi thường làm việc độc lập, nhưng dù sao tôi cũng học được cách tin tưởng đồng nghiệp và nhờ giúp đỡ từ đồng nghiệp khi cần thiết.”
 
Câu trả lời này khá hợp lý vì điểm yếu “không có khả năng kiên nhẫn khi làm việc với nhóm”không gây cản trở khả năng hoàn thành tốt công việc của bạn. Ngoài ra, bạn thể hiện được suy nghĩ tích cực, nhận thấy được điểm yếu và có mong muốn và hành động cụ thể để cải thiện điểm yếu của mình. Giúp bạn hoàn thiện hơn trong công việc.
 
2.”Tôi khá bừa bộn trong việc sắp xếp bàn làm việc. Mặc dù nó chưa bao giờ ảnh hưởng đến hiệu suất của tôi, nhưng tôi đã nhận thấy việc sắp xếp chưa hợp lý ở bàn làm việc hoặc hộp thư lộn xộn cũng có thể ành hưởng đến hiệu quả của tôi ít nhiều. Tôi đã và đang học cách dành thời gian để tổ chức sắp xếp các văn bản và các file trên máy tính một cách khoa học hơn và dễ dàng tìm kiếm hơn khi cần”.
 
Rất nhiều người có bàn làm việc lộn xộn. Câu trả lời này khá hợp lý vì đó là một điểm yếu có thể khắc phục và có thể sửa chữa. Bạn lưu ý rằng việc sắp xếp đồ đạc chưa hợp lý không gây ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc và hoàn thành tốt công việc của bạn. Nhưng việc nhìn nhận và khắc phục sẽ giúp cho bạn hoàn thành công việc nhanh chóng hơn, hiệu suất cao hơn.
 
3.”Tôi rất rụt rè khi góp ý mang tính xây dựng cho đồng nghiệp hoặc người quản lý, vì sợ làm tổn thương cảm xúc của ai đó. Tuy nhiên, với vị trí đang đảm nhận tôi đã được đồng nghiệp yêu cầu xem xét và chỉnh sửa nếu có về kế hoạch anh ấy vừa làm. Và tôi đã nhận thấy rằng, những đóng góp nhận xét mang tính xây dựng sẽ rất hữu ích và giúp cho đồng nghiệp rất nhiều. Từ đó tôi trở nên mạnh dạng hơn và đưa ra những góp ý phù hợp để giúp cho đồng nghiệp tăng năng suất làm việc.”.
 
Câu trả lời này khá tốt vì bạn đã giải thích cách bạn có thể biến điểm yếu thành điểm mạnh thông qua trải nghiệm thực tế. Thông thường, sự rụt rè có thể được coi là yếu kỹ năng mềm tại nơi làm việc, đặc biệt nếu một vai trò yêu cầu bạn phải quản lý và góp ý chỉnh sửa cho người khác. Trong trường hợp này, bạn có thể chứng minh điểm yếu này giúp bạn nhìn nhận rõ hơn về bản thân và có ý thức cải thiện để giúp cho công việc của bản thân và đồng nghiệp tốt hơn đặc biệt là khi làm việc nhóm cùng nhau.
 
4.”Bản tính thẳng thắn của tôi đã cho phép tôi thành công trong nhiều năm làm quản lý nhóm, bởi vì tôi có thể hoàn thành công việc hiệu quả và mọi người thường đánh giá cao sự trung thực của tôi. Tuy nhiên, tôi đã nhận ra sự thẳng thừng của mình không phải lúc nào cũng tốt cho nhân viên khi tôi đưa ra Feedback của mình. Để khắc phục điều này, tôi đã quan tâm hơn đến cảm xúc và những khó khăn của nhân viên gặp phải trong công việc để có thể đưa ra nhận xét phù hợp hơn. Ngoài ra, tôi đã tham gia các khóa học về quản lý lãnh đạo Online để cải thiện kỹ năng của mình.”
 
Thông thường, các khía cạnh của tính cách của chúng ta có thể giúp chúng ta trong một số lĩnh vực công việc, nhưng cũng có thể cản trở chúng ta trong những người khác. Điều đó là bình thường. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn nhận thấy những điểm yếu này ảnh hưởng đến công việc của bạn như thế nào, và những hành động cụ thể để cải thiện nó.
 
6.” Tôi khá lo lắng và hồi hộp khi nói trước đám đông. Mặc dù tôi không cần nói nhiều trước công chúng trong vai trò là nhà thiết kế web, nhưng dù sao tôi cũng cảm thấy đó là một kỹ năng quan trọng cần thiết khi tôi muốn đưa ra ý kiến của mình trong cuộc họp. Tôi đã nói chuyện với người quản lý của mình và cô ấy khuyên tôi nên nói vài phút trong mỗi cuộc họp nhóm về các mục tiêu dự án của chúng tôi khi phát triển trang web cho khách hàng. Điều này đã giúp tôi quen dần và thư giãn hơn khi nói chuyện với các thành viên trong nhóm trong buổi họp.”
 
Trong ví dụ này, bạn đề cập đến một điểm yếu không hề ảnh hưởng đến vị trí công việc bạn đang làm, nhưng dù sao bạn cũng đang cố gắng cải thiện điểm yếu này.
 
Ngoài ra, thật ấn tượng nếu bạn có thể cho thấy bạn sẵn sàng tiếp cận với người quản lý của mình với các lĩnh vực mà bạn muốn cải thiện, thay vì chờ người quản lý đề xuất những lĩnh vực cải thiện đó cho bạn – điều đó thể hiện mức độ tham vọng và trưởng thành hơn trong công việc .
 
IV. Tóm lại câu trả lời bạn nên tập trung vào các điều sau
 
1. Chọn một điểm yếu mà không ảnh hưởng trực tiếp đến công việc bạn sẽ làm.
 
2. Hãy trung thực và chọn một điểm yếu thực sự.
 
3. Cung cấp một ví dụ về cách bạn đã làm để cải thiện điểm yếu của mình hoặc học một kỹ năng mới để phát triển bản thân.
 
4. Thể hiện sự tự nhận thức điểm yếu của bản thân và khả năng tìm đến người khác để được trợ giúp, cung cấp cho bạn các nguồn lực cần thiết để cải thiện và phát triển bản thân.
 
5. Đừng kiêu ngạo, nhưng thay vào đó, đừng đánh giá thấp bản thân hoặc tỏ ra thiếu tự tin khi bạn trả lời.
Số lượt đọc: 1048 -