Các kỹ năng mềm mà một Ứng viên công nghệ cần có
Ngày đăng tin: 24/12/2020 11:00
Kỹ năng chuyên môn giỏi là điều tuyệt vời mà ứng viên cần phải có. Các kiến thức chuyên môn về một nghề chính xác và sẽ đảm bảo rằng bạn có các kỹ năng cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, đừng đánh giá thấp sức mạnh của các kỹ năng mềm. Đây là những kỹ năng áp dụng cho nhiều lĩnh vực của cuộc sống và trong các công việc nghề nghiệp cụ thể.
Ngành công nghệ chứa đầy các quy trình, lộ trình và hệ thống. Tuy nhiên, các kỹ năng khác ngoài kiến thức kỹ thuật nghiêm ngặt có thể đưa một chuyên gia kỹ thuật lên cấp độ mới. Hãy tiếp tục đọc các kỹ năng mềm mà tất cả các chuyên gia công nghệ nên có sau đây.
I. Tại sao kỹ năng mềm quan trọng
Giao tiếp là một trong những kỹ năng đáng giá nhất của các chuyên gia. Những người giao tiếp giỏi bên cạnh chuyên môn, thường trở thành nhà lãnh đạo trong lĩnh vực của họ.
Các kỹ năng mềm quan trọng không kém khác là quản lý thời gian, xây dựng mối quan hệ, đồng cảm và tư duy phản biện.
Kỹ năng mềm được coi là rất quan trọng. Tính cách của bạn cũng quan trọng như năng lực kỹ thuật của bạn trong công việc. Kỹ năng mềm đặc biệt quan trọng nếu bạn tham gia vào bất kỳ hình thức tiếp xúc trực tiếp nào với khách hàng.
Nhà tuyển dụng muốn xác nhận bạn có tính cách phù hợp để tương tác với khách hàng và để lại cho họ ấn tượng tốt. Kỹ năng mềm cũng rất quan trọng nếu bạn làm việc theo nhóm. Với các kỹ năng mềm phù hợp, bạn sẽ là một thành viên hiệu quả của nhóm.
II. Các kỹ năng mềm ứng viên cần có
1. Giao tiếp và cộng tác
Trong lĩnh vực công nghệ, bạn không thể làm nó một mình, mà cần phải có sự hợp tác với nhiều thành viên trong nhóm. Điều này sẽ giúp cho chất lượng của sản phẩm tốt hơn khi hoàn thành.
Thực sự sẽ rất khó để mở rộng quy mô thứ gì đó nếu bạn tự xây dựng nó một mình. Do đó, kỹ năng giao tiếp rất quan trọng khi làm việc cùng với các đồng nghiệp trong nhóm hoặc khách hàng.
Bạn phải có khả năng giải thích cách hoạt động khó hiểu của hệ thống công nghệ sang thật dễ hiểu và dễ hình dung cho khách hàng.
Anh ấy nói thêm rằng một khía cạnh khác của giao tiếp là biết đối tượng của bạn. Khả năng điều chỉnh giọng điệu và sự hiểu biết của bạn dựa trên người bạn đang trò chuyện là một kỹ năng mềm tuyệt vời, đặc biệt là khi giải thích điều gì đó mang tính kỹ thuật cho các khách hàng không am hiểu về công nghệ.
Khả năng giải thích các vấn đề phức tạp bằng ngôn ngữ thông thường là rất quan trọng. Chúng tôi luôn giải quyết những vấn đề khá phức tạp, nhưng có thể giải thích chúng theo những cách không phải công nghệ là một yếu tố rất quan trọng.
Đây là một kỹ năng giúp bạn có thể trao đổi và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ hoặc các giải pháp công nghệ do tổ chức của bạn tạo ra.
2. Quản lý thời gian
Có kỹ năng quản lý thời gian tốt sẽ mang lại hiệu suất làm việc tốt cho cả nhóm khi làm việc chung. Nếu một người chậm trễ khi thực hiện dự án, sẽ kéo theo toàn bộ dự án bị chậm trễ và cả nhóm sẽ bị khiển trách từ cấp trên.
Những ứng viên thiếu kỹ năng quản lý thời gian sẽ trở nên rắc rối khi làm việc và cuối cùng là dồn nhiều việc hơn cho các thành viên khác trong nhóm, bởi vì không ai muốn giao cho người đó nhiệm vụ mà họ không đảm bảo về mặt thời gian.
3. Xây dựng mối quan hệ
Xây dựng mối quan hệ ở nhiều cấp độ. Một trong những lợi ích của một mạng lưới mạnh mẽ, là nó trở thành một nguồn lực giúp bạn vượt qua thách thức và giải quyết vấn đề.
Khi chúng ta có người giúp đỡ, để thảo luận mọi thứ, chúng ta sẽ mở ra khả năng hiểu biết sâu sắc và đưa ra giải pháp phù hợp. Chúng ta không chỉ nâng cao tư duy của chính mình mà còn có được tư duy tốt nhất từ họ.
Tư duy tuyệt vời xảy ra khi các ý tưởng, suy nghĩ, thách thức, vấn đề và giải pháp được thảo luận một cách cởi mở và tự do.
Khi gặp vấn đề, bạn cần một người có kinh nghiệm để có thể tư vấn để đưa ra các giải pháp tốt nhất. Điều này giúp bạn nhanh chóng giải quyết được vấn đề đang gặp phải.
4. Đồng cảm
Công nghệ xây dựng là giải quyết vấn đề, nhưng bạn không thể giải quyết vấn đề nếu bạn không hiểu nỗi vấn đề người dùng đang gặp phải.
Các sản phẩm tồi tệ nhất là những sản phẩm mà nó không đáp ứng được yêu cầu của người dùng hoặc không giúp người dùng giải quyết những vấn đề họ đang gặp phải.
5. Tư duy phản biện
Nhà tuyển dụng tìm kiếm những nhân viên có năng lực tư duy tốt. Họ muốn biết bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt bất kể bạn đang ở trong tình huống nào.
Với tư duy phản biện, bạn đánh giá một vấn đề và sau đó đưa ra một giải pháp hiệu quả. Tư duy phản biện rất quan trọng trong tất cả các loại ngành nghề và chức danh công việc.
Có các kỹ năng cứng về lĩnh vực bạn đang làm là điều rất tốt, nhưng bên cạnh đó trang bị nhiều kỹ năng mềm khác nhau sẽ giúp bạn thành công hơn không chỉ trong cuộc sống mà còn cả sự nghiệp của bạn.
Chúc bạn thành công.