Bạn đã có bảng rà soát nội dung CV chưa?
Ngày đăng tin: 30/05/2019 09:30
Vì thế, hãy sử dụng danh sách (checklist) sau đây để rà soát lại bản CV bạn đang có trong tay. Cứ mỗi một ý được đánh dấu, tức là bạn đã tiến thêm một bước gần hơn với bản CV chất lượng. Bạn có thể in bản checklist này ra giấy để dễ dàng theo dõi hơn.
Nào cùng cevn.com.vn xem ngay bây giờ luôn nhé!
Ngữ pháp và chính tả
- Bạn có sử dụng chức năng kiểm tra chính tả khi soạn CV?
- Bạn đã viết hoa, viết tắt đúng quy tắc hay chưa? Ví dụ: “Công nghệ Thông tin” thay vì “Công Nghệ Thông Tin”.
- Bạn thử đọc lại toàn bộ CV một cách kỹ lưỡng chưa? Chức năng kiểm tra chính tả đôi khi không thể phân biệt được các chữ có ý tứ khác nhau theo chủ đích của bạn. Hãy đọc lại thật kỹ để phát hiện ra các lỗi đánh máy, ngữ pháp và dấu câu.
Cấu trúc
- CV của bạn có được cấu trúc rõ ràng, xác định đầy đủ các phần và tổ chức cẩn thận, với tiêu đề thích hợp, phát triển nội dung hợp lý? Nên có ít nhất một dòng trắng giữa các phần, và “Quá trình học tập” nên trình bày trước “Kinh nghiệm làm việc” nếu bạn là sinh viên mới ra trường.
- Tấ tcả các thông tin cùng chủ đề đã được bố trí vào chung một phần, không bị phân mảnh? Ví dụ, nên trình bày quá trình học tập và các bằng cấp thành một phần thay vì chia ra làm 2 phần “Học vấn” và “Trình độ chuyên môn”.
- Thông tin quan trọng nhất đã được trình bày ở phần đầu tiên của CV?
- Khôngcó quá nhiều không gian trắng ở cuối CV phải không? Điều này không sai, nhưn nếu bỏ trống quá nhiều sẽ gây cho người xem cảm giác bạn không còn gì để nói về bản thân.
Dàn trang
- Lề giấyđã được chừa tối thiểu hơn 1cm?
- Bạn đã canh lề (align) chữ phù hợp cho tất cả nội dung trong CV chưa?
- Có đoạn nội dung nào viết dày đặc hơn 7 dòng? Nếu có, nên tách chúng thành các đoạn nhỏ hơn, sử dụng dấu đầu dòng hoặc làm nổi bật từ khoá.
- CV có độ dài quá 2 trang không? Với những ứng viên vừa ra trường thì 1 đến tối đa 2 trang là độ dài tiêu chuẩn, tuy nhiên với người làm kinh nghiệm lâu năm và cấp bậc làm việc cao hơn thì có thể dài hơn một chút.
- CV có dễ đọc không? Dù không muốn CV dàn trải ra quá nhiều trang, nhưng cũng đừng vì thế mà dồn nén mọi thứ quá chật chội đến nỗi gây chán nản hoặc không thể đọc.
Phong cách trình bày
- Cách viết CV đã thu hút và sống động chưa? Hãy sử dụng ngôn từ tích cực và chủ động, đồng thời minh hoạ bằng các số liệu, bằng chứng xác thực. Nên chân thực và trung thực. Trau chuốt và lựa chọn từng câu chữ nhưng tránh sáo rỗng, rập khuôn.
- Văn phong của bạn có chừng mực, vừa phải hay không? Không quá thân mật, cũng đừng cứng nhắc. Hãy tạo cho CV một vẻ ngoài dễ chịu và chuyên nghiệp.
- Bạn có sử dụng dấu đầu dòng (bullet) khi liệt kê các ý? Các chấm tròn hay chấm vuông có đúng định dạng và đồng nhất trong nhóm nội dung chưa? Hãy tận dụng chức năng có sẵn để tạo bullet tự động thay vì gõ tay thành các dấu gạch ngang (-) hay hoa thị (*).
- CV có sử dụng nhiều hơn 2 kiểu chữ (font) khác nhau? Dù cho bạn lựa chọn kiểu chữ gì, nhiều hơn 2 khiến CV trông rất lộn xộn, rối rắm, kém chuyên nghiệp. Tìm hiểu thêm về gợi ý các kiểu chữ khác nhau phù hợp cho CV viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh để có sự vận dụng hiệu quả nhất.
- Bạn có sử dụng cỡ chữ (size) lớn hoặc kiểu (font) hay màu chữ nổi bật hơn cho tiêu đề các phần như “Trình độ học vấn”, “Kinh nghiệm làm việc” không? Dùng các màu tối sang trọng như đỏ tía (burgundy), xanh hải quân (navy) cho tiêu đề có thể giúp CV của bạn trông bắt mắt và dễ theo dõi hơn.
- Các ý chính quan trọng có được in đậm hoặc in nghiêng để thu hút ánh mắt người đọc?
Thông tin cá nhân
- Bạn có đặt họ tên mình lên vị trí trên cùng với cỡ chữ lớn (18pt) để người xem dễ dàng tìm thấy CV của mình và biết nó của ai? Không cần thiết phải đề “Curriculum Vitae” hay “Sơ yếu lí lịch” vào đầu trang, thay vào đó bạn hoàn toàn có thể để tên mình.
- Bạn có gồm thông tin liên lạc vào CV? Số điện thoại và email cá nhân là đầu mối nhà tuyển dụng thường dùng để liên hệ ứng viên.
- Emailbạn chọn dùng có phù hợp và chuyên nghiệp không? Tuyệt đối tránh các email như thocon_dethuong@gmail.com.
Kinh nghiệm làm việc
- Bạn đã mô tả các nhiệm vụ, trách nhiệm chính cũng như các kỹ năng tích lũy được sau quá trình làm việc tại các công ty cũ? Ví dụ như kỹ năng chăm sóc khách hàng, giải quyết vấn đề…
Những kỹ năng
- Bạn có đề cập đến khả năng ngoại ngữ (như giao tiếp tiếng Anh lưu loát, tiếng Nhật căn bản), mức độ sử dụng máy tính (ví dụ “kiến thức làm việc tốt trên MS Excel và Access, thêm vào đó là kỹ năng thiết kế web cơ bản”), và thậm chí là bằng lái xe hơi.
- CV có khéo léo lồng ghép được ví dụ cho thấy bạn sở hữu các kỹ năng, xu hướng và phẩm chất cá nhân phù hợp để đảm nhiệm công việc như là lựa chọn đúng đắn nhất cho tổ chức? Ví dụ các kỹ năng mềm thường thấy như: làm việc nhóm, quản lý thời gian, đàm phán…
Sở thích và mối quan tâm khác
- Bạn có nêu ra nhiều sở thích/ thế mạnh khác nhau chưa? Nếu chỉ liệt kê mọi thứ thuộc một nhóm duy nhất bạn sẽ dễ bị đánh giá thiếu sự đa dạng, một người khó uyển chuyển trong các công việc phải phối hợp với nhiều người.
- Bạn có quan tâm đến các hoạt động xã hội tích cực hơn là chơi game trên điện thoại hay các sở thích thụ động hay không? Đây là bằng chứng về việc có thể hoà nhập tốt với người khác. Nếu không, nhiều khả năng bạn sẽ bị bỏ qua như một người cô đơn hướng nội.
- CV đã đưa ra dẫn chứng cho thấy bạn cam kết nghiêm túc và lâu dài với ít nhất một hoạt động nào đó? Bởi nó sẽ chỉ ra rằng bạn có quyết tâm theo đuổi công việc ở mức độ cao, không phải là “con bướm” liên tục lượn lờ khắp các mục tiêu chẳng thu lại được kết quả gì.
- Bạn đã đề cập các kinh nghiệm tổ chức công việc, năng lực lãnh đạo hoặc bằng chứng cho thấy tinh thần trách nhiệm và khả năng đưa ra sáng kiến vào CV? Các thông tin này luôn được tìm kiếm đối với vị trí quản lý hoặc chuyên viên.
- Bạn có liệt kê mối quan tâm nào liên quan đến vị trí đang ứng tuyển? Những điều mang tính thời sự nếu muốn trở thành nhà báo, hay một danh mục đầu tư tưởng tượng nếu bạn muốn tham gia lĩnh vực tài chính.
Người tham khảo
- Bạn có từng nghĩ về việc liệu có cần thêm thông tin người tham khảo vào CV hay không? Lời khuyên là không cần, trừ khi được yêu cầu. Thông thường, hai người tham khảo là đủ: một người để chứng nhận về khía cạnh học hành và một người cho đánh giá về quá trình làm việc của bạn từ góc độ quản lý hoặc cộng tác.
CHẤM ĐIỂM
Với mỗi câu trả lời tường đương với “Có”, bạn hãy tự cho mình 1 điểm. Số điểm có thể nằm trong khung từ 0 - 30. Hãy cùng xem kết quả đánh giá thực tế CV của bạn:
- 0 – 10 điểm: Bỏ CV này đi và bắt đầu viết lại cái khác! Có vẻ như bạn đang cần tham khảo thêm nhiều CV mẫu và ghi nhớ cẩn thận các hướng dẫn viết CV.
- 11 – 20 điểm: Sắp chạm đích rồi! Đưa CV của bạn cho một người giàu kinh nghiệm góp ý để hiệu chỉnh thêm chút xíu nữa thôi là có thể nhìn thấy kết quả tốt đẹp.
- 21 – 26 điểm: Mua ngay cho mình một bộ đồ phỏng vấn mới nào! Và xem thêm các chỉ dẫn để dự phỏng vấn thật thành công.
- 27 – 30 điểm: Tuyệt vời! Các nhà tuyển dụng sẽ đổ xô chọn bạn. Thậm chí bạn còn có thể trở thành người tư vấn và chia sẻ bí quyết viết CV cho mọi người đấy.
Có thể chốt lại rằng, nếu CV hiện có thường xuyên giúp bạn nhận được những cuộc gọi phỏng vấn thì có nghĩa đó là một bản CV tốt, còn nếu không bạn cần phải lưu ý kiểm tra lại để tiếp tục cải thiện thêm.