• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

90375
Tổng số truy cập:90375
Khách đang online: 92
5 gợi ý giúp bạn có cách ứng xử khi bị sếp khiển trách
Ngày đăng tin: 08/03/2019 16:58

 Trong quá trình làm việc ở bất kì môi trường nào cũng rất khó để đòi hỏi sự hoàn hảo, vì thế sẽ có những lúc bạn không thể làm hài lòng cấp trên và bị khiển trách. Vậy phải xử trí như thế nào để cải thiện hiệu suất công việc và ổn định tâm trạng?

 

 
1. Liên tục giữ nhịp thở đều đặn trong suốt quá trình bị phê bình
Việc đầu tiên là bạn phải giữ được bình tĩnh, mặc dù có thể lúc đó bạn chưa thực sự tin rằng mình sai nhưng nên nhớ rằng “giận quá mất khôn”, 90% quyết định sai lầm đều được đưa ra trong lúc tâm trạng bốc đồng, nóng giận. Đừng để hối hận sau này vì những hành động không cần thiết của bản thân.
Khoa học chứng minh rằng, nhịp thở sinh học của cơ thể quyết định rất lớn đến tâm trạng, sẽ trở nên tích cực hay tiêu cực, điều bạn cần ghi nhớ lúc này là luôn giữ cái đầu lạnh, ngắt lời khi sếp đang nói là một điều tối kỵ. Điềm tĩnh nghe toàn bộ lời nói của sếp và sẵn sàng gật đầu tiếp thu sẽ là một hành động thông minh.
 
2. Suy nghĩ và xem xét những điều sếp phê bình
Bạn phải trở ngược từ đầu vấn đề, bình tĩnh suy xét những điều sếp nói là đúng hay sai, có phải là hiểu lầm hay sếp đã nói sai lệch sự thật?
- Nếu sếp sai:
Thì bạn cũng đừng quá lo lắng, mà cần mau chóng sắp xếp một buổi hẹn với sếp để trình bày thẳng thắn quan điểm cũng như chính kiến của bản thân. Ở bước này bạn phải cực kỳ cẩn trọng, vì chỉ cần sơ suất nhỏ có thể sẽ để lại những ấn tượng không tốt. Thái độ ôn hòa, nhã nhặn, vui vẻ sẽ khiến cấp trên mở lòng và sẵn sàng đón nhận phần sai thuộc về mình và tất nhiên bạn sẽ được minh oan trước toàn thể mọi người, lần sau chắc chắn sếp sẽ soi xét kỹ hơn khi quyết định phê bình ai đó.
- Nếu bạn sai:
Thì bạn càng không nên lo lắng, như đã nói ở trên, sai lầm trong công việc là điều không thể tránh khỏi. Việc bạn cần làm lúc này là dũng cảm đối mặt với sai sót của bản thân, đồng thời có cái nhìn cầu tiến hơn trong công việc thay vì mãi bị ám ảnh sau khi nghe lời khiển trách. Điều này sẽ khiến sếp nhận thấy rằng bạn là một người biết tiếp thu ý kiến và sẵn sàng nhận lỗi, tạo được thiện cảm tốt từ người sếp khó tính của mình.
 
 
3. Lên phương án giải tỏa căng thẳng
Tiếp theo, bạn chưa cần phải tập trung vào công việc ngay lập tức, vì lúc này, thể lực và trí lực của bạn chưa thực sự được phục hồi nên nóng vội sẽ dễ dẫn đến sai sót trong công việc thêm lần nữa.
Hãy để bản thân làm công việc gì đó thích thú nhưng không phải trò giết thời gian, dành 5 đến 10 phút thư giãn bằng những bản nhạc, hoặc thước phim mang tính giải trí cao sẽ rất có ích cho tâm trạng của bạn.
 
4. Không nên mang theo nỗi ác cảm, ganh ghét
Có nhiều người sẽ trở nên cáu gắt vì lòng tự trọng tổn thương khi bị phê bình và khiển trách. Thái độ này không mấy tích cực, đặc biệt là với sếp bởi có thể sẽ ảnh hưởng đến công việc tương lai của bạn. Điều cần làm là nên nhẹ nhàng trút bỏ ý nghĩ tiêu cực, tập trung vào chuyên môn để sếp nhận thấy bạn là một người không thể thiếu ở công ty.
 
 
5. Lập kế hoạch “chinh phạt” nhiệm vụ mới
Đã đến lúc bạn sẵn sàng bắt tay với nhiệm vụ mới được giao phó. Rút kinh nghiệm từ sai lầm cũ, lần này bạn nên lấy lại sự tự tin và tin tưởng vào khả năng của bản thân hơn. Một tiến trình công việc cụ thể, kế hoạch rõ ràng là điều bạn cần chuẩn bị lúc này.
 
Năng suất và sản phẩm từ công việc này sẽ là lời đáp cho cấp trên, bạn cần chứng minh cho họ thấy bạn có thể làm tốt mọi công việc bằng chính năng lực của mình. Chúc các bạn luôn thành công trong công việc.
 
Số lượt đọc: 677 -