• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

62009
Tổng số truy cập:62009
Khách đang online: 391
​8 điều này người thông minh nhất định không nói nơi công sở
Ngày đăng tin: 08/11/2020 09:36

Chúng ta hoàn toàn có thể trò chuyện hay chia sẻ một vài điều với những người đồng nghiệp ở xung quanh mình, và đương nhiên, việc đó càng được thực hiện một cách nghệ thuật thì càng tốt đẹp. Nhưng khi bạn không biết cách phải làm sao để có thể bộc lộ được đúng những điều mình muốn nói thì việc chia sẻ đó của bạn sẽ mang tới những điều rắc rối và phiền toái cho chính bạn. Có rất nhiều điều như vậy, nhưng trong bài viết này chúng tôi gửi đến bạn 8 điều đặc biệt quan trọng mà chúng ta – những con người thông minh sẽ chẳng bao giờ nói tại nơi làm việc của mình.

Đưa ra ý kiến về tôn giáo - chính trị
 
 
Quan điểm về chính trị vẫn luôn được coi là chuyện cá nhân của mỗi con người. Tuy nhiên, khi chúng ta có những ý kiến về quan điểm chính trị thì nó sẽ có những ảnh hưởng khá lớn đối với sự nhận thức của mọi người ở xung quanh. Dưới tác động của những ý kiến chính trị thì sẽ thường có hai chiều hướng có thể xảy đến. Thứ nhất là, người đồng nghiệp của bạn sẽ chịu ảnh hưởng theo những lý tưởng về tôn giáo và chính trị của bạn. Thứ hai là, bạn sẽ rất bị mọi người cô lập nếu như người đồng nghiệp của bạn đánh giá rằng bạn đang có tư tưởng sai lầm, nó mang thiên hướng phản động. Vì vậy mà tốt hơn hết, bạn không nên đề cập tới những quan điểm chính trị, các ý kiến đánh giá về tôn giáo cho người đồng nghiệp nơi văn phòng nghe được. Hãy giữ nó là nguồn tri thức của riêng bạn và không duy ý chí với nó.
 
Buông lời đánh giá, nhận xét đồng nghiệp không đủ thực lực
 
Khi xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, bạn đều chứng kiến thực tế này: có người giỏi cũng có người dở, có người tài năng hơn và có những người lại kém cỏi hơn. Cộng đồng, tập thể nào cũng vậy cho nên việc chúng ta cứ suy xét và tra ra bằng đích tên của ai đó kém cỏi thì có lẽ chẳng phải là chuyện hay chút nào. Nếu như bạn không phải là người nắm trong tay cái quyền được sa thải người khác hay là bạn không hề mong muốn giúp họ cải thiện chất lượng công việc của họ thì tốt nhất bạn cũng chớ có nên nhận xét hay đánh giá bất kỳ điều gì về họ khi ở trước mặt người khác. Khi vạch trần hết ra những điểm yếu của đồng nghiệp, một số người có thể sẽ rất vui vẻ thế nhưng liệu hòa cùng niềm vui đó có giúp cho bạn trở nên giỏi giang hơn lên hoặc là nhận lại được sự đánh giá tốt đẹp hơn từ người khác hay không. Cái tốt chưa thấy mà đã bộc lộ rõ những điểm bất lợi dành cho bạn rồi đấy, khi đó bạn sẽ để lại ấn tượng và cái nhìn xấu về chính bạn trong con mắt của mọi người và trong cả cách nhìn nhận, đánh giá của sếp bạn.  Nói chung thì chúng ta không nên vội vàng đưa ra những đánh giá không hay về năng lực của người khác tại môi trường làm việc bạn nhé. Hãy là một người đồng nghiệp nhã nhặn và dung hòa với tất cả mọi người.
 
Bàn luận về mức lương
 
Nếu như bạn mang thông tin về mức lương cao ngất của mình với cha mẹ hay là những người thân xung quanh thì họ sẽ rất vui mừng đấy. Thế nhưng, khi bạn làm điều này với những người đồng nghiệp, chắc chắn chẳng có ai vui trong câu chuyện của bạn cả. Ngay từ đầu khi mới chân ướt chân ráo bước vào công ty, bạn đã phải đối mặt với cuộc đàm phán lương và một vị trí mà có đồng lương mang tính cạnh tranh cao. Như thế có nghĩa là bạn nên hiểu, mức lương trong công ty của mỗi người là khác nhau, chắc chắn không không ai nhận được sự phân chia lương đồng đều và chỉ có sếp bạn với bộ phận tính lương mới có quyền biết rõ nhất về lương của bạn và mỗi người trong công ty.
 

 
Chính vì thế mà khi bạn tiết lộ một mức lương khá cao của mình, và mức lương đó lại cao hơn cả những người đồng nghiệp ở trong câu chuyện của bạn thì hậu quả là sẽ có. Những người đồng nghiệp đó sẽ không tránh khỏi sự so sánh và đối kỵ với bạn mặc dù họ cũng thừa nhận năng lực của bạn hơn họ. Nhưng đã mấy ai tự đổ lỗi cho mình. Bản thân mỗi người khi ra ngoài xã hội, hòa mình vào một công việc nào đó rồi thì dĩ nhiên họ luôn muốn ít nhất là bằng người khác. Dù biết năng lực của bản thân chưa thể bằng người khác thế nhưng bản tính ích kỷ và tham vọng trong tính cách con người luôn đòi hỏi mình không được thua kém người khác.
 
Nói rằng bạn rất ghét công việc hiện tại
 
Mỗi ngày bạn đều phàn nàn với bạn bè đồng nghiệp rằng bạn đang chán nản, chán ghét với công việc và cho họ thấy, bạn thực sự không hề có động lực nào để cải thiện hay là bạn đang có ý định từ bỏ công việc này, chắc chắn chẳng có ai muốn nghe bạn nói. Vì họ đâu có giống như bạn, biết đâu chừng họ lại rất yêu công việc của mình, họ đang ấp ủ biết bao ước mơ cho sự nghiệp khởi sắc. Những điều mà bạn than vãn về công việc chỉ làm ảnh hưởng tới tinh thần của họ mà thôi. Và lúc này, trong mắt của những người đồng nghiệp sẽ cho rằng bạn chính là một con người lúc nào cũng tiêu cực, bạn không hề năng nổ. Nếu như có đồng nghiệp nào đó chơi xấu bạn thì một ngày gần nhất, sếp của bạn sẽ biết được rằng bạn đang ghét công việc mà sếp mang tới cho bạn. Lúc đó, sếp sẽ có những đánh giá không tốt về bạn ngay lập tức và thậm chí còn có thể bất ngờ cho bạn nghỉ việc ngay. Nếu là một người thông minh thì tốt nhất bạn đừng nói rằng bản thân bạn đang chán ghét công việc ở nơi công sở. Gỉa dụ tâm trạng của bạn đang mệt mỏi, áp lực, quả thực bạn không có nhiều hứng thú với nhiệm vụ việc làm hiện tại nữa thì cũng hãy cố gắng tìm ra những biện pháp khắc phục trước xem có thể cải thiện được tình trạng đó hay không. Sự than vãn chẳng có bất cứ điều gì tốt đẹp cho bạn dù bạn có chia sẻ những tâm trạng tiêu cực của mình cho một người đồng nghiệp thân thiết, bạn yên tâm về việc họ sẽ chẳng chơi xấu bạn đâu thế nhưng mà dù sao hành động này của bạn đang chỉ làm cho mọi chuyện trở nên khó khăn hơn mà thôi.    

Nói cho đồng nghiệp nghe về những thói quen khi bạn ngủ
 

 
 
Đây đích thị là một trong số những chủ đề bàn chuyện phiếm phổ biến của dân công sở rồi. Không phải là chuyện công việc mà là một trong số những thói quen riêng tư  của bạn trong cuộc sống. Nếu như bạn hoàn toàn không muốn bị những người đồng nghiệp của mình đánh giá mình là người thế này là người thế kia theo ấn tượng không mấy tốt đẹp vậy thì chớ nói ra những thói quen của bản thân khi ngủ. Sẽ có một vài lời đánh giá vô cùng hài hước , có lẽ chẳng sao đâu. Thế nhưng đây cũng là cơ hội để một vài người khác cứ lôi chúng ra mà trêu chọc hay nói xấu bạn hoài đấy nhé.

Thói quen chia sẻ mọi thứ trên facebook
 
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội facebook nhiều người đã hình thành thói quen coi đó là nơi phô diễn chính bản thân mình, không chỉ là sự phô diễn những vật ngoài thân mà còn là những cảm xúc từ nội tâm bên trong cũng được đưa lên đó. Trong khi ấy, mạng xã hội này có khả năng kết nối mọi người vô cùng lớn. Những người quen biết nhau thường sẽ kết bạn bới nhau hoặc có những đề xuất kế bạn gần nhất. Như thế có nghĩa là những người đồng nghiệp và sếp rất dễ nắm bắt được con người và cuộc sống của bạn ở trên facebook. Ở trên facebook, có rất nhiều thứ khi bạn đăng tải lên có thể để lại những ấn tượng xấu chẳng hạn như cách ăn mặc, hoạt động vui chơi, các lời bình luận khá vô tư,... Hầu như không một vị sếp nào mong muốn nhìn thấy một hình ảnh bị coi là phản cảm của nhân viên mình ở trên facebook. Do đó, từ đưa mọi thứ của cuộc sống riêng tư lên trên facebook chính là cách bạn đang tự  mang thêm rắc rối cho chính mình. Dù không nghĩ như vậy nhưng có đôi khi chính một vài điều nhỏ nhặt nhất được chia sẻ ở trên facebook đều có khả năng mang tới những ấn tượng không tốt cho sếp hay những người đồng nghiệp. Và có thể khi sếp đang có ý định cân nhắc bạn nhưng lại trông thấy những điều không mong muốn đó thì cơ hội của bạn rất dễ bị tuột khỏi tầm tay.  

Bạn hồn nhiên chia sẻ về quá khứ nổi loạn của mình
 
 
Quá khứ là dấu ấn có thể bộc lộ rất nhiều điều về con người của bạn. Một khi trong quá khứ đó có những điều ngu ngốc bạn đã làm thì người ta có thẻ đánh đồng rằng hiện tại bạn vẫn là còn người như vậy, bận vẫn chưa trưởng thành, chưa chín chắn vì một lẽ “bản tính khó dời”. Dù bạn đã cố gắng thay đổi bản thân thế nhưng trong con người bạn đã từng có những điều  như thế. Từ đó, bạn rất dễ bị sếp và đồng nghiệp ngầm đánh giá không tốt về bạn.  
 
Nói về ý định nhảy việc
 
Khi bạn vẫn làm việc ở công ty nhưng mà miệng lúc nào cũng than vãn về sếp, về công việc và bày tỏ bạn có dự định tìm kiếm một việc làm khác. Như thế, bạn đang tự hại chính mình và làm lãng phí thời gian của mọi người. Không một người cấp trên nào mong muốn phải làm việc với những người luôn có tâm lý làm việc tạm bợ. Thực tế thì bạn có thể tìm kiếm cho mình một cơ hội công việc tốt hơn nhưng mà hãy chắc chắn tìm được một công việc mới trước đã rồi hãy nói với mọi người về ý định này.
 
Tham khảo ngay văn hóa nghỉ việc thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân ngay khi muốn từ bỏ vị trí việc làm cũ.
 
Nói chung, văn hóa ứng xử nơi công sở nên được chú trọng ngay trong từng lời nói. Vì nó có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp công việc của mình.   
 
Trên đây là 8 lưu ý rất cần thiết cho dân văn phòng, công sở đang làm việc làm hành chính nhân sự tránh mắc phải 8 lỗi nêu trên. 
Số lượt đọc: 1199 -