• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

63867
Tổng số truy cập:63867
Khách đang online: 427
Tuổi trung niên nhảy việc - nên hay không nên?
Ngày đăng tin: 08/01/2022 17:45

Cho dù đang ở độ tuổi nào, đã đi làm được bao lâu, bạn hoàn toàn có thể nhảy việc nếu công việc hiện tại không khiến bạn hài lòng. Đối với những lao động ở tuổi trung niên, họ sẽ có lợi thế hơn các đối thủ khác về kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng mềm trong quá trình tìm kiếm việc làm mới.

Bạn đã gắn bó với công việc hiện tại trong nhiều năm và bạn muốn nhảy việc? Đừng quá lo lắng khi bạn đã ở tuổi trung niên mà vẫn muốn tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp khác phù hợp với bản thân hơn. Bởi chuyển việc không đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải học lại mọi thứ từ đầu. Ngay cả khi chọn lựa một lĩnh vực mới, những kinh nghiệm mà bạn đã có cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng thích nghi và thăng tiến.
 

Có nên nhảy việc ở tuổi trung niên hay không?
 
1. Tại sao bạn muốn nhảy việc khi ở độ tuổi trung niên?​
 
Bạn đã gắn bó với công việc này trong một khoảng thời gian khá dài. Bạn đã quen thuộc và có thể thực hiện công việc một cách nhanh chóng. Vậy tại sao bạn lại muốn nhảy việc?

1.1. Làm một công việc khác trong cùng lĩnh vực
 
Nếu bạn yêu thích công việc của mình và muốn gắn bó với ngành nghề này, bạn có thể sẽ tìm đến các vị trí tương đương trong cùng lĩnh vực. Lý do khiến bạn đổi việc có thể là do đồng nghiệp, môi trường làm việc, khối lượng công việc, tiền lương,... Các yếu tố trên khiến bạn cảm thấy căng thẳng, làm việc kém hiệu quả, không thể phát triển bản thân, do đó bạn muốn chuyển sang làm việc cho một công ty, tổ chức khác. Khi đó, bạn có thể ứng tuyển vào một vị trí tương đương hoặc là vị trí quản lý.
 
1.2. Làm việc trong một lĩnh vực mới, sử dụng những kỹ năng giống nhau
 
Nếu ngành nghề của bạn đang trở nên lỗi thời hoặc bạn cảm thấy quá nhàm chán với công việc này, bạn có thể thử sức với các lĩnh vực mới mẻ hơn. Khi đó, bạn có thể lựa chọn những công việc yêu cầu các kỹ năng mà bạn đã phát triển được ở công việc trước đây. Ví dụ như nếu bạn từng là nhà báo, ngành quan hệ công chúng sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn bởi hai ngành này đều yêu cầu bạn có kỹ năng kể chuyện và kỹ năng giao tiếp.
 
1.3. Làm việc trong một lĩnh vực hoàn toàn mới
 
Đôi khi, bạn cần chuyển sang một công việc mới mà trước đây chưa từng thử sức. Nhiều người ở tuổi trung niên muốn bắt đầu lại sự nghiệp của họ. Ví dụ điển hình là các lao động muốn rời thành phố để gây dựng sự nghiệp với mô hình trang trại ở vùng nông thôn. Đó là một sự thay đổi lớn nhưng bạn hoàn toàn có thể thực hiện được.
 
Để tìm được công việc mới phù hợp với bản thân, bạn cần xác định được những điểm bản thân chưa hài lòng về công việc cũ và những điều bạn mong muốn ở công việc mới. Hãy xem xét lại những vị trí bạn từng đảm nhiệm để xác định những gì bạn có thể làm tốt và những gì bạn muốn làm.
 
2. Lập kế hoạch nhảy việc
 
Khi đã xác định được công việc phù hợp với bản thân, bước tiếp theo bạn cần làm là lập kế hoạch để nhảy việc. Để đảm bảo quá trình đổi việc diễn ra thuận lợi, bạn cần cân nhắc các yếu tố khác như chi phí sinh hoạt để đảm bảo không rơi vào khủng hoảng tài chính khi xin nghỉ và đang trong quá trình chờ việc.
 
Bạn cũng cần phân tích và đánh giá khả năng của bản thân. Bạn đã sở hữu những kỹ năng nào? Những kỹ năng nào có ích cho công việc mới của bạn? Bạn cần tập trung phát triển thêm những kỹ năng nào? Trong một số trường hợp, nếu đã có đủ những kỹ năng cần thiết cho công việc mới, bạn sẽ không cần phải trải qua quá trình đào tạo.
 


Cần chuẩn bị những gì khi có ý định nhảy việc?
 
Là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, bạn sẽ có ưu thế hơn các đối tượng khác. Không giống như những người mới đi làm, bạn đã có nền tảng nhất định. Nếu bạn từng làm việc ở lĩnh vực sản xuất và muốn chuyển sang bộ phận nhân sự, những kỹ năng cá nhân như giải quyết vấn đề, kiểm soát cảm xúc sẽ giúp bạn hoàn thành công việc hiệu quả hơn.
 
Tiếp theo, hãy đọc kỹ tin tuyển dụng cho vị trí bạn mong muốn. Nhà tuyển dụng đã đưa ra những yêu cầu nào? Hãy nhớ, bạn không cần phải đáp ứng được mọi yêu cầu song sở hữu càng nhiều các kỹ năng thì cơ hội trúng tuyển của bạn lại càng cao.
Dựa trên những yêu cầu của nhà tuyển dụng, hãy lập một danh sách những việc bạn cần làm. Danh sách này có thể bao gồm việc tham gia các lớp học, hoạt động tình nguyện, các buổi phỏng vấn,...
 
3. Một số lưu ý khi quyết định nhảy việc
 
Khi bạn đã xác định được những kỹ năng cần thiết cho công việc mới và những kỹ năng bạn cần bổ sung, bạn cần bắt đầu quá trình tìm việc làm và ứng tuyển:
  • Cập nhật CV của bạn: Hãy tập trung vào phần tóm tắt cá nhân và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Bạn cần thể hiện được các kỹ năng và trình độ, kinh nghiệm của bản thân trong CV. CV của bạn cũng phải phù hợp với các yêu cầu trong tin tuyển dụng.
  • Sử dụng mạng lưới quan hệ: Ngay cả khi bạn đổi một công việc mới, các mối quan hệ mà bạn đang có cũng sẽ giúp ích cho bạn. Hãy chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp, những người đáng tin về dự định của bạn. Biết đâu họ có thể giúp bạn tìm được công việc phù hợp. Đồng thời, sếp, đồng nghiệp của bạn cũng có thể là những người hiểu rõ bạn nhất. Nếu bạn là một người có năng lực, sếp của bạn chắc chắn sẽ sẵn lòng chuyển bạn sang bộ phận hoặc vị trí mà bạn mong muốn.
  • Mở rộng mạng lưới quan hệ: Hãy tham gia các sự kiện giúp bạn kết nối với những người trong lĩnh vực bạn muốn làm việc. Bạn cũng có thể tận dụng cơ hội tham gia các khóa học để mở rộng các mối quan hệ. Hãy cho mọi người biết bạn muốn làm gì, công việc đó phù hợp với bạn như thế nào,...
  • Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn: Bạn cần thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng bạn có đủ khả năng và là ứng viên phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển dụng.
Biết cách tận dụng được lợi thế của mình, bạn hoàn toàn có thể nhảy việc một cách thuận lợi dù đã ở độ tuổi trung niên. Trong quá trình chuyển việc, hãy tập trung vào những kỹ năng bạn đang có và phát triển những kỹ năng bạn chưa có và đặc biệt là thể hiện cho các tuyển dụng thấy bạn không hề thua kém các đối thủ trẻ tuổi hơn.
Số lượt đọc: 537 -