• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

122738
Tổng số truy cập:122738
Khách đang online: 210
Trực giác khiến bạn lo ngại khi nhận việc mới?
Ngày đăng tin: 27/03/2020 10:40

Vì một lí do gì đó không thể giải thích, bạn phân vân khi nói lời đồng ý. Trong lúc vẫn chưa thể hiểu được cảm giác bồn chồn nhắc bạn chậm lại, bạn nên lắng nghe nó. Kelly Ogle, Trưởng nhóm tuyển dụng cho mảng Kế toán, Tài chính và Chuỗi cung ứng tại LaSalle Network chia sẻ: “Như mọi khía cạnh khác của cuộc sống, linh tính là một phần mở rộng trong bản năng của mọi người, quan trọng nhất là bạn kịp thời chú ý đến nó dù tại thời điểm đó bạn vẫn chưa giải mã được thông điệp”. Đối với những ai đang phải cân nhắc lời mời làm việc, linh cảm xấu “có thể là sự kích hoạt để cảm nhận lại vai trò hiện tại xem có nên ở lại, hoặc vị trí mới nghe qua có vẻ hấp dẫn nhưng chúng không thực sự quan trọng.” Thế nên, nếu có trực giác không tốt về công việc mới, bạn không nên phớt lờ nhé!

 
Vấn đề là nhiều người trong chúng ta gặp khó khăn khi lắng nghe trực giác, bởi chưa được dạy cách đưa ra quyết định dựa trên thực tế. Tuy nhiên, nhiều lập luận khoa học chứng minh rằng trực giác có thể là một trong những công cụ tốt nhất giúp chúng ta ra quyết định đúng.
 
Khoa học đằng sau câu chuyện trực giác
 
Não chúng ta có hai loại bộ nhớ: minh bạch và tiềm ẩn. Bộ nhớ minh bạch được tạo thành từ những thông tin mà chúng ta phải suy nghĩ có ý thức để nhớ lại. Bộ nhớ tiềm ẩn là những tri thức được tích luỹ ngầm hay ẩn qua nhiều năm trải nghiệm. Có bao giờ bạn một mình ngân nga bài hát nào đó mà bất ngờ không hiểu sao mình thuộc hết lời? Có thể bạn đã nghe bài này rất nhiều lần, bộ não của bạn chỉ tiếp nhận nó một cách tự nhiên. Đó là cách hoạt động của bộ nhớ ngầm, nó cho phép bạn nhớ lại những kí ức mà mình còn không biết nó tồn tại. Vì thế khi bạn có cảm giác “trong dạ bồn chồn” về điều gì thì chính là kết quả của bộ nhớ ngầm. Bằng những trải nghiệm trong quá khứ mà bạn thậm chí không nhận ra, chúng đang cảnh báo rằng đang có những điều chưa ổn.
 
Nếu trực giác nói với bạn rằng nên bỏ qua lời đề nghị, hãy dành thời gian lắng nghe nó với một số lời khuyên sau:
 
1. Thư giãn đầu óc
 
Đôi khi tâm trí chúng ta rối bời khi phải cân nhắc một tình trạng tiến thoái lưỡng nan, lắng nghe những linh tính mách bảo là điều bất khả thi. Nếu đã phải suy nghĩ rất lâu về một đề nghị công việc mà chưa quyết định được, bạn hãy cho đầu óc được quyền nghỉ ngơi đôi chút. Hãy đi bộ một quãng đường dài, tham gia một lớp thiền hoặc yoga – bất cứ hoạt động nào không đòi hỏi phải suy nghĩ – và cho phép tâm trí tự do lang thang. Bằng cách bước ra khỏi tình huống đó và làm sạch đầu óc, bạn sẽ mang trực giác tốt nhất của mình quay trở lại.

2. Phân biệt sự khác nhau giữa trực giác và nỗi sợ hãi
 
Đôi khi những gì chúng ta xem là “cảm giác xấu” thực sự chỉ là nỗi sợ mà thôi. Hãy dành thời gian soi chiếu lại những điều bạn đang cảm nhận, xem đó là nỗi sợ phải thay đổi hay là những điều ngoài tầm hiểu biết, hoặc là cái gì khác nữa. Cảm giác lo lắng khi nhận một công việc mới là hoàn toàn tự nhiên, nhưng cần nhớ rằng công việc mới nào cũng đi cùng cơ hội học hỏi. Một khi bạn nhìn tình hình theo hướng hợp lý, bạn sẽ nhận ra rằng những cảm giác sợ hãi của bản thân sẽ dần biến mất theo thời gian và trải nghiệm.
 
3. Hãy loại bỏ ý nghĩ “sẽ”
 
Khi cân nhắc một đề nghị thì bạn thực sự “muốn” nhận nó hay bạn nghĩ rằng mình “sẽ” nhận nó? Nếu bạn tự xét thấy mình nói “sẽ” thì điều này cho thấy có một áp lực bên ngoài hoặc tưởng tượng đang đè nặng lên bạn – trái với những gì mong muốn. Hana Ayoub, chuyên gia huấn luyện phát triển nghề nghiệp, chia sẻ với Fast Company rằng: “Bất cứ khi nào nghe khách hàng nói ‘tôi sẽ’, tôi luôn nói: ‘Tuỳ vào ai?’ Và họ thường trả lời là ‘áp lực gia đình’ hoặc ‘tôi đoán sẽ như vậy’. Những từ “sẽ” này đã chuyển mọi người sang trạng thái chủ động lắng nghe những nỗi bất an.”
 

4. Giữ kết nối với cảm giác
 
Mặc dù lắng nghe trực giác cũng hay nhưng thật khó để làm như thế khi hầu hết chúng ta đều luôn được dạy rằng “phải suy nghĩ kỹ mọi thứ”. Tuy nhiên, đôi lúc suy nghĩ của chúng ta vẫn có cách để bắt nhịp với những điều linh tính đang cố mách bảo. Nhằm kết nối tốt hơn với cảm giác, hãy thực hành nhanh bài tập này: Nghĩ về một trải nghiệm tích cực trong quá khứ. Sau đó nhớ lại những khoảnh khắc bạn nhận ra mình đã làm việc đúng đắn. Bạn có cảm xúc thế nào? Tiếp theo, làm như vậy với những trải nghiệm tiêu cực. Và bây giờ, hãy nghĩ đến tình huống hiện tại của bạn với lời mời làm việc. Những cảm giác nào đang ùa đến? Chúng có giống với các cảm xúc tốt đẹp từng có, hay là sự tiêu cực bất an? Bài tập này sẽ tạo ra những nhìn nhận sâu sắc dẫn dắt bạn đến quyết định phù hợp.
 
Bạn có từng trải qua cảm giác phân vân lưỡng lự khi đứng trước lựa chọn một công việc mới hay chưa? Hãy cùng chia sẻ với Cevn.com.vn nhé!
Số lượt đọc: 981 -