Top 11 ngành nghề phù hợp với người hướng ngoại
Ngày đăng tin: 12/09/2023 08:48
Hướng nội và hướng ngoại là hai định nghĩa quen thuộc nhất hiện nay để chỉ hai nhóm người phổ biến. Ngược lại với đa phần người hướng nội, người hướng ngoại thường được nhận xét là nói nhiều hơn, dễ có năng lượng và hòa nhập tốt với đám đông hơn.
Vậy những ngành nghề cho người hướng ngoại gồm cái tên nào? Tìm hiểu ngay nhé!
Đặc điểm chung các ngành nghề cho người hướng ngoại
Người hướng ngoại (extrovert) được biết đến là những người có xu hướng nạp năng lượng khi tiếp xúc với nhiều người. Họ có thiên hướng dễ kết bạn, có tài ngoại giao, giao tiếp tốt, năng nổ, tự tin, và không thích hợp ở một mình quá lâu.
Do đó, các ngành cho người hướng ngoại thường sẽ bao gồm các đặc điểm sau:
- Thường bao gồm các hoạt động xã hội
- Quy mô từ trung bình tới lớn (có nhiều người)
- Môi trường và tính chất công việc năng động
- Cho phép họ thử nghiệm
- Yêu cầu làm việc nhóm nhiều
- Có cơ hội phát triển cao
Người hướng ngoại thường thích ở nơi đông người và khá giỏi giao tiếp.
Nhìn chung, mỗi người sẽ có sở thích và đam mê riêng. Danh sách các ngành nghề cho người hướng ngoại cũng được Cevn tổng hợp dựa vào các tiêu chí công việc phù hợp với thiên hướng chung.
Nhưng bạn vẫn cần thử nghiệm và đúc kết kinh nghiệm thì mới có thể biết mình làm tốt nhất và phù hợp nhất với lĩnh vực nào.
Top 11 nghề nghiệp phù hợp với người hướng ngoại
(Danh sách xếp theo thứ tự ngẫu nhiên)
1. Bán hàng, kinh doanh
Một trong những lựa chọn đầu tiên trong các ngành cho người hướng ngoại chính là sales. Công việc sales sẽ bao gồm các đầu việc như tìm kiếm, giao tiếp, thuyết phục khách hàng để mang lại thu nhập.
Do tính chất cần tiếp xúc nhiều với không chỉ khách hàng mà còn các phòng ban và đối tác, đây là công việc được khá nhiều bạn có tính cách hướng ngoại lựa chọn.
Họ sẽ biết cách lèo lái các cuộc hội thoại hiệu quả, biến các khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành và thân thiết.
Mức lương sales cũng rất hứa hẹn. Bạn có thể làm sales trong nhiều ngành và với càng nhiều kinh nghiệm, bạn càng dễ thăng tiến và có mức thu nhập cao khi làm nghề mình thích.
Sales là công việc giao tiếp nhiều, phù hợp với khả năng của extrovert.
2. Nhân sự
Ngành nhân sự, đặc biệt là mảng tuyển dụng, là nghề phù hợp với người hướng ngoại.
Các nhà tuyển dụng làm việc trong hầu hết mọi ngành để lấp đầy các vị trí còn trống trong công ty, doanh nghiệp. Thông thường, nhiệm vụ của người làm tuyển dụng bao gồm nghiên cứu, phát triển và thực hiện các chiến lược tuyển dụng nhân sự hiệu quả để thu hút nguồn nhân tài có trình độ và năng lực phù hợp.
Nhà tuyển dụng với tính cách hướng ngoại thường sẽ làm việc rất hiệu quả với khả năng tiếp cận, kết nối với người lạ cùng kỹ năng đàm phán, thuyết phục tốt.
3. Coaching
Nghề coaching, hay huấn luyện, đang dần trở nên phổ biến hơn thường thấy. Các coach sẽ hỗ trợ, đồng hành với học viên để giúp họ tiến bộ và đạt được mục đích mà họ đã đề ra, dù là trong sự nghiệp, học tập hay các mối quan hệ.
Ngoài ra, một người hướng ngoại có lòng trắc ẩn, hoà đồng và biết tạo động lực cho người khác. Đây chính là tính cách làm coaching trở thành một lựa chọn hợp lý khi bạn đang thắc mắc người hướng ngoại nên làm nghề gì.
Extrovert với thiên hướng muốn giúp đỡ người khác có thể chọn nghề coaching.
4. Tiếp viên hàng không
Tiếp viên hàng không là công việc cho người hướng ngoại và đồng thời cho người thích du lịch.
Làm nghề này, bạn sẽ cần đảm bảo trải nghiệm của khách trong chuyến bay được thoải mái và an toàn. Ngoài các kiến thức về an toàn, đồ ăn – thức uống, bạn cũng cần kỹ năng chăm sóc khách hàng và làm việc dưới áp lực.
Lịch trình công việc sẽ luôn thay đổi, do đó vấn đề sức khoẻ lâu dài của bạn cần được đặt lên hàng đầu nếu bạn muốn theo đuổi nghề tiếp viên.
5. Giáo viên, giảng viên
Giáo viên và giảng viên nói riêng và nghề giảng dạy nói chung là ngành không bao giờ lỗi thời. Ngành học cho người hướng ngoại không thể thiếu cái tên này vì dù công nghệ có phát triển đến bậc cao, nó cũng khó có khả năng thay thế những người làm nghề giáo.
Do đó, một khi bạn đã có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng sư phạm tốt và mong muốn đóng góp vào sự nghiệp trồng người, đây sẽ là ngành nghề phù hợp với bạn.
Giảng dạy là nghề nghiệp phù hợp với người hướng ngoại.
6. Tư vấn viên
Người hướng ngoại nên làm nghề gì? Rất nhiều lĩnh vực cần đến sự có mặt của các chuyên gia tư vấn (consultant), chẳng hạn như tài chính, CNTT, nhân sự, tiếp thị, v.v.
Các chuyên gia tư vấn cần có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực của họ, từ đó cung cấp những hướng dẫn và thông tin có giá trị cho khách hàng.
Nghề tư vấn sẽ yêu cầu các kỹ năng phân tích, lên chiến lược, đàm phán và giải quyết vấn đề. Do đó, dù đây là nghề phù hợp với người hướng ngoại và có cơ hội làm việc tốt (ví dụ như trong Big4), bạn cũng cần cải thiện kiến thức và kỹ năng toàn diện để có khả năng thăng tiến vững chắc.
7. Luật sư
Luật sư chịu trách nhiệm nghiên cứu vụ việc, tư vấn và đại diện cho khách hàng, giải thích và trình bày lập luận trước thẩm phán và bồi thẩm đoàn, v.v.
Trở thành một luật sư thành công đòi hỏi thời gian, sự luyện tập và cống hiến hết mình. Đồng thời đây cũng là một nghề nghiệp được trọng vọng và thu nhập hậu hĩnh cho những người hướng ngoại.
Nghề luật sư rất phù hợp với những bạn có kiến thức và kinh nghiệm luật chuyên nghiệp, chăm chỉ, chu đáo, tận tâm, và đôi chút cầu toàn vì tính chất công việc yêu cầu sự tỉ mỉ và độ hoàn thiện đến từng chi tiết.
8. Quan hệ công chúng
PR là ngành học cho người hướng ngoại bạn không nên bỏ qua.
Trong ngành Quan hệ công chúng, nhiệm vụ chính của bạn là thiết lập, duy trì hình ảnh và mạng lưới công chúng xuất sắc cho công ty hoặc tổ chức mà bạn đại diện. Bạn sẽ xây dựng mối quan hệ với cộng đồng, phát triển các chiến lược PR, viết và đôi khi gửi thông cáo báo chí hoặc bài phát biểu, v.v.
Ngành Quan hệ công chúng là ngành các bạn hướng ngoại nên tham khảo.
Lý do người hướng ngoại có xu hướng thành công hơn trong ngành này là kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ, sự linh hoạt, óc sáng tạo để hình thành các kết nối quan trọng.
Ghi nhớ rằng ngoài các khả năng thiên bẩm, hãy cải thiện kỹ năng viết, kỹ năng public speaking và nhận thức xã hội của bản thân nhé.
9. UX Designer
Ngay từ cái tên đã nói lên UX designer là ngành nghề dành cho người hướng ngoại. Thiết kế UX là công việc đặt trải nghiệm con người làm trọng tâm. Vai trò này hầu hết yêu cầu bạn phải hợp tác trực tiếp với nhóm tiếp thị cũng như các phòng ban khác để hiểu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng, từ đó tích hợp thông điệp thương hiệu vào sản phẩm.
Trong thời đại công nghệ, nghề UX/UI được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực. Bạn có thể làm trong ngành y tế, tài chính, giáo dục, blockchain, v.v, không lo thất nghiệp.
10. Bất động sản
Nhân viên kinh doanh bất động sản cung cấp thông tin và hướng dẫn khách hàng tìm kiếm và mua bán các tài sản sở hữu. Để làm được việc, người môi giới cần có kiến thức sâu rộng về thị trường và khả năng xây dựng mối quan hệ với người mua, người bán, công ty ký quỹ, v.v.
Kỹ năng xã hội tốt và con mắt tinh tường cũng là những phẩm chất cần thiết để thành công trong vai trò này.
11. Event Planner
Nhìn chung, các công việc giao tiếp nhiều thường sẽ được coi là phù hợp với người hướng ngoại. Event planner cũng không ngoại lệ.
người hướng ngoại nên làm nghề gì
Event planner.
Để có thể lên kế hoạch sự kiện từ quy mô cá nhân đến tổ chức và từ nhỏ đến lớn (đám cưới, hội nghị, sự kiện hòa nhạc, lễ hội, v.v), bạn cần sở hữu kỹ năng quản lý và thương lượng với các bên. Nếu bạn là người hướng ngoại, bạn sẽ có lợi thế vì bạn thường không ngại giao tiếp với khách hàng.
Lời kết
Nếu bạn thích giao lưu, tham dự các sự kiện hoặc các hoạt động, hội nhóm; bạn thích và có thể tự tin chia sẻ về những ý tưởng và suy nghĩ của mình với mọi người, thì có lẽ bạn có tính cách hướng ngoại. Việc tìm hiểu các ngành nghề cho hướng ngoại sẽ một phần chắp cánh cho quá trình định hướng sự nghiệp cho bản thân bạn.
Tuy vậy, hướng ngoại là một quang phổ (spectrum) và bạn có thể thuộc về đâu đó ở giữa hai thái cực hướng ngoại và hướng nội. Bạn còn có thể làm ambivert, hoặc người hướng trung nữa. Nhìn chung, tuỳ vào hoàn cảnh mà những đặc điểm sẽ được thể hiện rõ ràng.
Để hiểu rõ bản thân, bạn nên trau dồi kiến thức đồng thời rút bài học từ các kinh nghiệm. Nghề nào hợp với bạn nhất sẽ còn phụ thuộc vào việc bạn hiểu công việc ra sao. Nên đừng ngại thử nghiệm bạn nhé!