• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

119946
Tổng số truy cập:119946
Khách đang online: 410
Sai lầm cần tránh khi thay đổi nghề nghiệp
Ngày đăng tin: 25/10/2020 22:07

• Không có kế hoạch
 
Sai lầm phổ biến nhất của hầu hết mọi người khi thay đổi nghề nghiệp, đó là bắt đầu mà không có kế hoạch nào cả. Thậm chí nếu câu nói “cỏ bên kia đồi bao giờ cũng xanh hơn” luôn đúng, thì thay đổi nghề nghiệp vẫn không đơn giản chỉ là một bước nhảy qua hàng rào. Nó đòi hỏi phải suy nghĩ thật thấu đáo. Lập ra một kế hoạch chi tiết, trong đó gồm có chiến lược thực hiện, phương án dự phòng, khả năng tài chính, tìm hiểu thông tin,…) là một trong những bước quan trọng để thay đổi sự nghiệp thành công.
 
 
• Vì ghét công việc hiện tại
 
Nhiều người nghĩ rằng vì họ ghét công việc hiện tại nên cần tìm một công việc mới. Đừng nhầm lẫn giữa không thích công việc hiện tại với ghét nghề nghiệp của mình, đôi khi chỉ là bạn có trục trặc với công ty rồi cảm thấy chán nản. Một trong những sai lầm lớn nhất là bạn rời bỏ công việc hiện tại khi chẳng có kế hoạch gì cả.
 
• Chạy theo tiền bạc và lợi ích
 
Thay đổi nghề nghiệp chỉ để kiếm nhiều tiền hơn không phải là một lý do tốt. Có một số nghề nghiệp rất thu hút những người chuyên nghiệp vì nó có mức lương hứa hẹn và nhiều lợi ích khác nữa. Nhưng hẳn ai cùng từng nghe câu nói "tiền không mua được hạnh phúc". Xét với nghề nghiệp thì câu nói này vẫn đúng. Hầu hết những người chuyển nghề với mục đích duy nhất là kiếm tiền nhiều hơn thường không hạnh phúc với lựa chọn mới hơn nghề nghiệp trước đó của họ.
 
 
• Bị ảnh hưởng bời tác nhân bên ngoài
 
Hãy nhớ rằng điều gì bạn lựa chọn cho sự nghiệp của mình thì nó sẽ theo bạn có khi đến suốt cuộc đời. Thay đổi nghề nghiệp chỉ vì áp lực từ người vợ hoặc chồng, cha mẹ hay người yêu là một ý tưởng rất tệ. Bạn có thể hạnh phúc được bao lâu với một công việc mình không thích nhưng phải chọn vì người thân? Không lâu dài. Bạn sẽ kết thúc trong trạng thái tức giận với người đã gây áp lực lên bạn và không thể tìm thấy niềm vui trong sự nghiệp mới.
 
• Đơn độc tìm đường
 
Khi đã quyết định thay đổi nghề nghiệp thì hãy bắt đầu tạo dựng mạng lưới quan hệ với các cá nhân và chuyên gia trong lĩnh vực mới. Cũng nên cân nhắc đến việc tìm người cố vấn – những người có thể hướng dẫn bạn cách làm việc và giới thiệu bạn với các chuyên gia trong ngành nghề đó. Giao tiếp là kỹ năng cần thiết cho bất cứ ai đang tìm việc và nó lại là kỹ năng đặc biệt quan trọng đối với người muốn chuyển nghề. Một trong những cách tốt nhất để tìm người cố vấn hoặc để bắt đầu tạo dựng mối quan hệ là tham gia các hội thảo, diễn đàn của ngành nghề đó.
 
• Chưa khám phá hết mọi khả năng nghề nghiệp
 
Không nên lao ngay vào nghề mới khi chưa từng xem xét mọi khả năng có thể. Bạn có thể bảo rằng bạn biết chính xác điều mình quan tâm, nhưng bắt đầu mà chưa tiến hành tìm hiểu toàn diện có thể khiến bạn mắc phải sai lầm lớn. Hãy nói chuyện với những người làm trong một loạt ngành nghề khác nhau, đọc thông tin về nhiều công việc và tìm cách gặp gỡ với người tư vấn nghề nghiệp trước khi quyết định thay đổi. Bạn tìm hiểu càng nhiều về các nghề nghiệp khác nhau thì khi đã lựa chọn kết quả sẽ khiến bạn hài lòng càng nhiều.
 
 
• Thiếu sự đánh giá đa chiều
 
Yếu tố quan trọng nhất để thay đổi nghề nghiệp thành công là bạn biết tự đánh giá về những điều bạn thích, không thích, kỹ năng, giá trị và sự quan tâm cá nhân. Thay đổi mà không tự đánh giá và suy nghĩ đầy đủ có thể khiến bạn chọn lấy một công việc không mang lại sự thỏa mãn hơn hiện tại. Hãy tự xác định bạn là ai, những thứ muốn gắn bó và thực sự thích làm gì để tìm ra được một nghề nghiệp phù hợp và đáng theo đuổi nhất.

• Không trang bị kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết
 
Thay đổi nghề nghiệp là quyết định lớn mà không có kỹ năng, kinh nghiệm và đào tạo cần thiết có thể là một sai lầm nghiêm trọng. Muốn thành công, phải tìm cách chuyển những hiểu biết bạn đã học được từ hiện tại thành kiến thức cho nghề nghiệp mới. Khi đã nhận diện được mục tiêu - nhưng trước lúc rời bỏ công việc hiện tại – bạn nên tìm hiểu những kỹ năng cần thiết để thành công. Nghiên cứu thêm thông tin về các khóa đào tạo nhằm bổ sung cho mình các chứng chỉ liên quan sẽ giúp hồ sơ của bạn chất lượng hơn, đặc biệt khi chuyên môn hiện tại của bạn không dễ chuyển đổi. Bạn cũng nên cố gắng dành thời gian làm những công việc tạm thời, thực tập, tình nguyện trong lĩnh vực mới trước khi bạn bỏ hẳn việc hiện tại.
 
Rất nhiều nguồn lực đã sẵn có trong tầm tay ngay hôm nay, không có lý do gì để bạn phạm phải bất cứ sai lầm nào trong những điều liệt kê trên. Nếu bạn đã lên kế hoạch tốt, phòng tránh những sai lầm trên và không bao giờ bỏ cuộc thì chắc chắn bạn sẽ thành công trong lĩnh vực mới.
Số lượt đọc: 453 -