• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

8620
Tổng số truy cập:8620
Khách đang online: 241
Kỹ năng quản trị website là gì?Có quan trọng khi đánh giá ứng viên?
Ngày đăng tin: 22/07/2022 10:24

Quản trị website là một công việc nhưng cũng đồng thời là một kỹ năng quan trọng để vận hành, xây dựng trang web. Vậy kỹ năng này là gì, tập trung vào các nhiệm vụ nào và vì sao nó quan trọng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của Cevn nhé!

Website là kênh tương tác kỹ thuật số duy nhất với khách hàng mà một nhà tiếp thị có quyền kiểm soát 100%. Khi được xây dựng tốt, trang web là nơi kinh doanh hiệu quả, vậy nên, một nhà tiếp thị hoặc doanh nhân cần điều học cách quản lý các trang web. Điều này, cũng đồng nghĩa với việc, nhà tuyển dụng thuê nhân tài cần có kỹ năng công nghệ tốt để quản trị website công ty chuyên nghiệp, mang đến hiệu quả cao. Trong bài viết dưới đây, chuyên trang tuyển dụng https://Cevn.com.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về kỹ năng quản trị website giúp việc tuyển dụng hay tìm việc của ứng viên cũng trở nên đơn giản.
 

Làm thế nào để nâng cao kỹ năng quản trị website?

I. Kỹ năng quản trị website là gì?
 
Đằng sau việc vận hành thành công các trang web là các chuyên gia thực hiện nhiệm vụ bảo trì và các vai trò thiết yếu khác. Một thuật ngữ chung có thể đề cập đến các chuyên gia này là một nhân viên quản trị website. Quản trị website là kỹ năng phát triển, duy trì và quảng bá trang web. Chúng ta hãy xem xét sâu hơn về vai trò của quản trị trang web trong bài viết này nhé.
 
II. Vai trò của người quản trị website
 
1. Bảo trì hosting và server
 
Quản trị viên website là người sắp xếp mua một tên miền trang web. Họ cũng có trách nhiệm chọn một server (máy chủ) - máy tính lưu trữ toàn bộ thông tin của một trang web và bảo mật máy chủ. Bên cạnh đó, công việc quản trị web cũng yêu cầu quản trị viên thành thạo quy trình sao lưu khẩn cấp để đảm bảo trang web tiếp tục vận hành khi không may có sự cố máy chủ xảy ra.
 
2. Duy trì website
 
Một phần công việc đáng kể trong quản trị trang web chuyên nghiệp là duy trì nội dung website. Điều này liên quan đến việc cập nhật nội dung, đảm bảo rằng mã của trang web tương thích với nhiều trình duyệt khác nhau, sửa các liên kết và hình ảnh bị hỏng, thêm hình động và hình ảnh mới. Bên cạnh đó, người đảm nhận vị trí này còn phải phát huy kỹ năng viết nội dung để thường xuyên tạo sự kiện và cập nhật sản phẩm, bài viết mới cho trang. Nếu chủ sở hữu trang web muốn thực hiện các thay đổi, quản trị viên web thường phải ngay lập tức đáp ứng.
 
3. Xử lý sự cố
 
Xử lý sự cố là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của bất kỳ quản trị viên web nào. Để giữ cho trang web hoạt động trơn tru, quản trị viên sẽ liên tục kiểm tra trang web về các yếu tố như chức năng, giao diện thân thiện với người dùng hay chưa và thời gian tải trang. Họ cũng phải đảm bảo rằng nội dung trên trang web dễ hiểu đối với đối tượng mục tiêu. Nếu có bất kỳ khiếu nại nào từ người dùng, họ sẽ đánh giá tình hình và thực hiện các giải pháp tương ứng.
 
4. Lập trình
 
Về cơ bản, một phần chính của quản trị trang web được dành cho lập trình và phát triển dự án. Điều này liên quan đến các nhiệm vụ khác nhau như: mã hóa trang web; thêm nội dung và tính năng mới; tăng cường điều hướng thông qua tinh chỉnh Javascript, CSS và HTML; tạo hình ảnh động, video, âm thanh, logo; cài đặt Java, mã hóa Javascript và Flash; cài đặt tập lệnh Perl; sao lưu trang web. Họ cũng cung cấp bảo mật chống lại tin tặc và kẻ gửi thư rác.
 

Quản trị website là một kỹ năng tổng hợp
 
5. Marketing và SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
 
Một trong những vai trò quan trọng nhất của một quản trị viên trang web chuyên nghiệp là hướng lưu lượng truy cập đến một trang web và đảm bảo rằng nó được xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm. Họ sẽ tìm thấy các nguồn lực phù hợp để thúc đẩy doanh nghiệp một cách hiệu quả. Họ tối ưu hóa các yếu tố khác nhau của trang web để nó hiển thị cao hơn trong bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm.

III. Đánh giá kỹ năng quản trị website của ứng viên trong tuyển dụng
 
Không phải tất cả các công việc, nghề nghiệp đều sẽ yêu cầu ứng viên có kỹ năng quản trị website. Nhiều công ty vận hành website như landing page cũng có thể lựa chọn thuê ngoài - giao trang web cho một marketing agency quản lý. Tuy nhiên, với các vị trí như nhân viên content, nhân viên quản trị website, nhân viên hệ thống mạng, admin, nhân viên/chuyên viên marketing thì kỹ năng quản trị website có thể là yêu cầu bắt buộc của nhà tuyển dụng với ứng viên.
 
Trao một trang web giới thiệu công ty, bán sản phẩm, hàng hóa dịch vụ... cho một nhân viên hoàn toàn chưa có kinh nghiệm có thể tồn tại rủi ro với nhà tuyển dụng. Do đó, ngay từ khi tìm và tuyển dụng ứng viên, doanh nghiệp thường yêu cầu rõ ràng người đó phải có kỹ năng quản trị website. Khi đánh giá ứng viên, nhà tuyển dụng có thể sử dụng một số phương pháp như đặt câu hỏi về các vấn đề:
  • Như thế nào là một website hoạt động tốt?
  • Bạn nhìn nhận thế nào về tỷ lệ thoát trang (bounce rate) của một trang web? Là một người quản trị web, bạn có cách gì để giảm tỷ lệ này?
  • Theo bạn, thời gian đọc quan trọng hơn hay giảm tỷ lệ thoát trang quan trọng hơn?
  • Nếu trang bị lỗi, bạn sẽ làm gì trước tiên?
Chỉ thông qua những câu hỏi như vậy, nhà tuyển dụng có thể phần nào hiểu hơn về ứng viên, các kiến thức và kỹ năng mà họ có để quản trị website hiệu quả.
 
Các chức năng lập trình rất quan trọng đối với hiệu suất của quản trị web. Họ phải thiết lập trình theo dõi trong mã HTML. Trình theo dõi có trách nhiệm cho biết trang nào trên trang web được xem nhiều nhất và nguồn khách truy cập. Thông tin có giá trị này giúp quản trị viên web ưu tiên các liên kết bên ngoài và không gian quảng cáo. Họ sẽ thông báo những trang web nào hoạt động tốt nhất về SEO. Hơn nữa, họ theo dõi số lượt truy cập vào trang web của bạn và tỷ lệ truy cập tạo ra doanh số. Điều này cho thấy rằng, vị trí nhân viên quản trị web đòi hỏi ứng viên phải có kỹ năng tin học văn phòng, công nghệ tốt.
Số lượt đọc: 320 -