Hiểu đúng về Sales Executive: Vai trò không thể thiếu trong kinh doanh
Ngày đăng tin: 25/09/2021 11:03
Sales Executive là một vị trí quan trọng trong bộ phận kinh doanh. Hiểu một cách đơn giản, họ là những người điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng chính bởi vai trò vô cùng quan trọng này mà các nhà tuyển dụng cần phải dành nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm những ứng viên phù hợp.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, hoạt động kinh doanh luôn có vai trò quyết định, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và thịnh vượng của công ty. Đó là lý do giải thích tại sao người điều hành hoạt động kinh doanh hay Sales Executive lại được coi là trụ cột của các doanh nghiệp. Một Sales Executive tài năng sẽ có khả năng lãnh đạo bộ phận kinh doanh và giúp hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra thuận lợi. Vậy Sales Executive là gì? Làm thế nào để tìm kiếm được những ứng viên sáng giá cho vị trí này?
Nhiệm vụ của Sales Executive là gì?
1. Mô tả công việc của Sales Executive
Nhiệm vụ của Sales Executive khá đa dạng và thay đổi linh hoạt theo đặc điểm của các doanh nghiệp mà họ làm việc nhưng nhìn chung, Sales Executive phụ trách phát triển chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, giám sát việc đào tạo nhân viên bán hàng, tìm kiếm thị trường tiềm năng và nắm bắt các xu hướng mới trong kinh doanh,...
Sales Executive thường là các chuyên viên kinh doanh làm việc ở vị trí quản lý. Họ là những người có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ cấu trúc cũng như quỹ đạo phát triển của doanh nghiệp.
Các công việc cụ thể của Sales Executive:
- Thương lượng về giá cả sản phẩm, chi phí, cách thức giao hàng và các thông số kỹ thuật với người mua.
- Liên lạc với nhà cung cấp để kiểm tra tiến độ của các đơn đặt hàng.
- Ghi lại thông tin đặt hàng và bán hàng, gửi bản sao đến phòng kinh doanh hoặc trực tiếp nhập số liệu vào hệ thống máy tính.
- Đại diện cho công ty tham gia các triển lãm thương mại, các sự kiện có liên quan.
- Tìm hiểu, nghiên cứu và cung cấp thông tin liên quan đến các xu hướng kinh doanh mới cho công ty.
- Tham gia các cuộc họp nhóm và chia sẻ phương pháp làm việc hiệu quả với đồng nghiệp.
2. Thu nhập của Sales Executive
Thu nhập của Sales Executive khoảng từ 11 triệu đến 40 triệu đồng/tháng. Trung bình một Sales Executive có mức lương khoảng 22 triệu đồng/tháng.
Giống như các vị trí khác, thu nhập của Sales Executive phụ thuộc vào các yếu tố như kinh nghiệm và quy mô công ty mà họ làm việc. Nếu đã có kinh nghiệm trong nghề và làm việc cho một doanh nghiệp lớn, mức lương của họ sẽ cao hơn nhiều so với những người chưa có kinh nghiệm hoặc làm việc trong các công ty với quy mô nhỏ hơn.
3. Kinh nghiệm tuyển dụng Sales Executive
Mặc dù kinh nghiệm làm việc ảnh hưởng lớn đến thu nhập của Sales Executive song kinh nghiệm không phải là yếu tố đầu tiên mà các nhà tuyển dụng quan tâm khi tìm kiếm ứng viên cho vị trí này. Trong quá trình tuyển dụng, các doanh nghiệp thường quan tâm đến những yếu tố sau:
3.1. Chiến lược phát triển sự nghiệp của ứng viên
Một yếu tố quan trọng cần quan tâm là chiến lược phát triển sự nghiệp của ứng viên. Họ đã tiến bộ như thế nào về mặt chuyên môn? Họ có chủ động học hỏi các kỹ năng mới và sẵn sàng phụ trách các công việc khác không?
Câu trả lời của ứng viên sẽ thể hiện những thành tích họ đạt được cũng như chứng tỏ liệu họ có phải là người dành sự ưu tiên cho việc phát triển sự nghiệp hay không thông qua việc chấp nhận những thử thách mới và phát triển những kỹ năng mới.
3.2. Thời gian làm việc tại các công ty trước đây
Là nhà tuyển dụng, chắc chắn bạn muốn nhân viên làm việc lâu dài và gắn bó với công ty. Bạn không muốn mất nhiều thời gian để lặp lại quy trình tuyển dụng, đặc biệt là đối với vị trí quan trọng như Sales Executive. Do đó, ngay cả khi nhận được những CV xin việc vô cùng ấn tượng, bạn cũng không nên tuyển dụng những ứng viên nhảy việc quá nhiều lần. Thay vào đó, bạn nên chú trọng các ứng viên có thời gian làm việc dài hạn ở các công ty.
3.3. Khả năng duy trì và mở rộng quy mô bán hàng
Sales Executive cần phải có những đóng góp cho sự phát triển của bộ phận kinh doanh nói riêng và của cả công ty nói chung. Để xác định được những đóng góp của ứng viên, các nhà tuyển dụng có thể xem xét cách mà họ giúp đỡ công ty trước đây của mình duy trì hoặc mở rộng quy mô bán hàng. Một ứng viên từng giữ vị trí lãnh đạo trong một doanh nghiệp có tốc độ phát triển nhanh chóng là dấu hiệu của một Sales Executive tài năng.
Kinh nghiệm tuyển dụng Sales Executive chất lượng cao
3.4. Sự ưu tiên phát triển văn hóa doanh nghiệp
Sales executives giữ vai trò trụ cột trong việc phát triển văn hóa của bộ phận kinh doanh. Họ là người xác định tầm nhìn chiến lược của công ty nói chung và của bộ phận kinh doanh nói riêng. Họ phụ trách tổ chức các hoạt động kinh doanh, đào tạo nhân viên cũng như định hình văn hóa làm việc cho bộ phận kinh doanh.
Văn hóa làm việc sẽ tồn tại lâu dài và ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Vì vậy, các nhà tuyển dụng cần chú ý tới quan điểm của các ứng viên về việc phát triển văn hóa doanh nghiệp.
3.5. Một số lưu ý khác
Các nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm ứng viên bằng cách đăng tin tuyển dụng trên các trang việc làm cũng như các trang mạng xã hội. Khi tìm được một ứng viên có tiềm năng, hãy liên hệ trực tiếp với họ để hỏi xem liệu họ có muốn ứng tuyển cho công ty của bạn.
Khi đăng tin tuyển dụng, hãy chú ý đến thời gian ngừng nhận CV bởi vì khi có thời hạn, các ứng viên sẽ quyết đoán hơn trong việc nắm bắt cơ hội mới.
Một điểm khác mà các nhà tuyển dụng cần chú ý là họ có thể tìm kiếm các ứng viên ngay trong công ty của mình. Hãy quan sát và dành cơ hội cho những người có tiềm năng trong công ty chẳng hạn như Sales Manager.
Trình độ và các kỹ năng của Sales Executive có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó muốn doanh nghiệp vận hành tốt, các nhà tuyển dụng nhất định tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng lãnh đạo cũng như có tầm nhìn chiến lược về kinh doanh.