• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

111392
Tổng số truy cập:111392
Khách đang online: 106
Hiện tại nếu bạn chưa thành công thì đừng trách bộ não không đủ giỏi giang, hãy trách bản thân kém nhạy bén với những điều này!
Ngày đăng tin: 13/12/2018 10:29

 
Hôm nay tôi phải giảm cân rồi!
 
Tôi quyết định mỗi ngày phải học thuộc 30 từ mới
 
Tôi muốn học nhảy
 
 
Miệng thì hô hào khẩu hiệu, nhưng vẫn không chịu hành động.
 
Hoặc là bắt đầu được một, hai ngày liền vì đủ loại lý do mà từ bỏ.
 
Ví dụ như: Hôm nay hơi mệt, thôi để mai bắt đầu vậy!
 
Ví dụ như: hôm nay mình ăn ít mà nên không cần tập nữa!
 
Mình chơi điện thoại một lúc rồi đi tập luyện, rốt cuộc là chơi điện thoại tận tới lúc đi ngủ luôn.
 
Mỗi người trong chúng ta đều không muốn bị thua kém so với người khác, hy vọng bản thân ngày càng ưu tú mà đặt ra cho bản thân hết mục tiêu này đến mục tiêu khác, nhưng mà lại luôn thiếu đi sự hành động cụ thể.
 
Hiện tại, bạn chưa thành công không phải vì bộ não của bạn không đủ nhanh nhạy, giỏi giang mà là vì bạn thích “trì hoãn”.
 
 
Đặc điểm của những người thích trì hoãn như sau:
 
Tự so sánh mình với những người cũng thích trì hoãn: Lúc nhiệm vụ của bản thân chưa hoàn thành, deadline luôn ập đến, là lúc mà người làm việc bắt đầu lo lắng, nhưng lại vẫn không muốn hành động. Khi đó, người trong cuộc sẽ làm chuyện gì?
 
Đó là, quan sát trạng thái của mọi người xung quanh mình. Một khi biết được những người khác cũng làm chưa xong việc, anh ta sẽ liền thấy bình tĩnh hơn và cho rằng hóa ra còn có người chậm hơn mình, lười hơn mình và thích trì hoãn hơn mình. Anh ta thậm chí còn cảm thấy tự hào, cảm thấy bản thân lợi hại hơi người khác nữa.
 
Trốn tránh những việc đáng lẽ cần phải làm: Không biết mọi người có hay không loại kinh nghiệm này. Rõ ràng biết là cần phải kiểm tra và làm vô vàn những việc quan trọng khác cần xử lý, thế nhưng khi ngồi trước bàn thì lại lựa chọn đi dọn dẹp bàn đọc sách, bàn làm việc. Thậm chí có người còn lựa chọn ngồi ăn vặt, uống nước tán gẫu thay vì bắt tay vào xử lý công việc tồn đọng.
 
Ưa nói, không ưa làm: Còn có kiểu người ưa trì hoãn như thế này: Những lúc chưa hoàn thành một việc nào đó, sẽ luôn miệng nói bản thân làm chưa xong, nhưng lại không chịu ngồi lại làm cho ra hồn.
 
Chúng ta vì sao mà lại thích “trì hoãn” như vậy
 
Cảm thấy năng suất của bản thân thấp kém: Có một kiểu người có lẽ vì thường xuyên bị thất bại, bị thất vọng, cho nên về sau mỗi khi đối mặt với chuyện gì quan trọng đều cảm thấy bản thân sẽ làm không tốt. đương nhiên, đây cũng là một biểu hiện của sự sợ hãi, sợ bản thân đầu tư vào nó rồi đến lúc kết quả đạt được lại không như mong đợi, sợ bị người khác chê cười.
 
Theo đuổi chủ nghĩa “hoàn mỹ”: Có kiểu người vì luôn theo đuổi sự hoàn mỹ, cho nên trước khi bắt đầu làm một việc gì đó đều phải suy nghĩ rất nhiều lần, suy đi tính lại rồi kết quả cảm thấy vẫn không ổn, không chắc chắn để bắt tay vào làm và thế là từ bỏ.
 
Căn bản không muốn làm: Những người này có thể là vì bản thân việc đó không phải là công việc mà mình thích làm, cho nên không muốn làm việc. Đương nhiên, cũng có người là vì quá lười, cảm thấy nếu không làm thì cũng chẳng sao, hoặc là cảm thấy cuối cùng rồi cũng sẽ có người làm giúp mình thôi.
 
 
Chúng ta làm thế nào để triệt tiêu thói quen thích “trì hoãn” xấu xí này?
 
Đề cao hiệu suất của bản thân: Có lẽ vì kinh nghiệm của lần thất bại trước đó khiến chúng ta dừng bước lại. Nhưng mà chúng ta có thể bắt đầu lại từ những việc nhỏ, dần dần lấy lại sự tự tin vào bản thân.
 
Ví dụ như, mỗi ngày chỉ cần học thuộc một từ mới, mỗi ngày chỉ đọc một trang sách, kiên trì trong một tháng, cảm giác hiệu quả trong bạn sẽ tự nhiên được nâng cao trở lại.
 
– Tháo gỡ từng nhiệm vụ: Nếu như bạn là người quá cầu toàn, số lượng công việc quá lớn, khiến bạn không thể tìm ra được một phương pháp phù hợp, không chắc chắn để làm gì đó. Thế thì bạn hãy đưa toàn bộ nhiệm vụ đó bổ xẻ ra thành các công việc nhỏ hơn, hoàn thành từng việc từng việc một, đến lúc đó não của bạn sẽ thông thoáng hơn nhiều.
 
Nhìn nhận thực tế: Sẽ không có ai đó có thể giúp được bạn, cứ cho là lần này có người giúp đỡ, nhưng lần sau nữa liệu sẽ còn có ai giúp bạn không? Con người vốn là vẫn phải tự dựa vào bản thân, phải tự thân vận động.
 
Cuối cùng, tôi xin được trích lại một câu nói như sau: “15 tuổi cảm thấy học bơi khó, bạn liền từ bỏ học bơi, đến năm 18 gặp được người mà bạn thích rủ bạn đi bơi, bạn chỉ có thể nói mình không biết bơi. 18 tuổi cảm thấy học tiếng Anh khó, liền từ bỏ việc học tiếng Anh, đến năm 28 tuổi phát hiện ra mọi công việc tốt đều yêu cầu có tiếng Anh, bạn cũng chỉ đành nói mình không đủ tiêu chuẩn rồi.”
 
Vứt bỏ sự “trì hoãn”, lập tức bắt tay vào hành động, cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều.
Số lượt đọc: 581 -