• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

109257
Tổng số truy cập:109257
Khách đang online: 113
Chuẩn bị gì để trở thành quản lý giỏi?
Ngày đăng tin: 10/08/2020 17:06

1. Tìm kiếm cơ hội để chứng tỏ năng lực
 
Luôn luôn chủ động tìm kiếm cơ hội là yếu tố then chốt đầu tiên. Hãy tưởng tượng bạn đã trở thành một Quản lý, sẽ không ai bảo bạn phải làm gì, mà bản thân bạn phải tự biết mình phải làm gì để giải quyết tốt công việc. Vậy thì ngay từ lúc này, hãy luyện tập cho mình khả năng chủ động đó.
 
Sẽ có nhiều lúc sếp đi công tác hoặc bận bịu quá nhiều việc đến mức kham không nổi. Đó chính là thời cơ của bạn, đừng bỏ qua nó. Hãy đề nghị được giúp sếp làm những công việc trong khả năng và quyền hạn của mình, thậm chí cả những việc chưa bao giờ thử nhưng bạn có tự tin rằng mình sẽ làm tốt. Lâu dần, sếp sẽ cảm thấy bạn được việc, và con đường tiến thân của bạn sẽ nhiều hoa hồng hơn.
 
2. Biết được thế mạnh của mình
 
Điểm mạnh riêng biệt chính là lợi thế của mỗi người. Và nhiệm vụ của chúng ta là hãy nhận ra và tận dụng nó. Dĩ nhiên ai cũng có những thế yếu của mình. Nhưng điều đó không quan trọng. Hãy tập trung tối đa vào thế mạnh và phát triển nó mỗi ngày.
 
Chẳng hạn như, nếu bạn biết mình có thể trạng yếu thì không nên vơ vào mình những công tác ngoài trời, đòi hỏi điều kiện sức khỏe cao. Chắc chắn bạn sẽ chẳng thể nào tránh được những thiếu sót nhất định. Ngược lại, bất cứ khi nào có công việc yêu cầu chất xám, hãy “tóm” ngay nó và chứng minh rằng mình thực hiện có hiệu quả. Đây chính là cơ hội để bạn được là chính mình, chứ không phải là một người nào khác. Tóm lại, hãy cho bản thân mình được tự do thể hiện hết sức có thể, dù thế mạnh của bạn là gì.
 
3. Luôn năng nổ trong các cuộc họp
 
Cuộc họp ở công ty không phải là buổi biểu diễn thể thao. Vì vậy, sự góp mặt của những khán giả nhiệt tình là không cần thiết. Trong những cuộc họp như thế, đừng thụ động ngồi nghe như nhiều người khác. Hãy đóng góp ý kiến, dù rằng bạn hơi có phần kém tự tin vào mức độ khả thi của nó. Nhưng điều đó không quan trọng, nếu ý kiến đó thất bại trong dự án này, biết đâu nó lại là giải pháp tuyệt vời cho dự án tiếp theo.
 
Họp hành là không gian lý tưởng để thảo luận, chia sẻ và tương tác. Nếu bạn muốn khẳng định giá trị của mình, thì còn lúc nào thuận lợi hơn nữa chứ?
 
4. Giữ quan điểm độc lập
 
Trong các buổi họp nhóm ở môi trường Đại học, Cao đẳng, hẳn chúng ta đã biết về giá trị nhiều mặt của một vấn đề. Không có bất cứ một vấn đề gì mang tính một mặt, luôn luôn đúng hoặc luôn luôn sai. Mà quan trọng là ở cách mỗi người nhìn nhận vấn đề vào một ngữ cảnh nhất định.
 
Môi trường công việc cũng vậy. Bạn được quyền lựa chọn khía cạnh mình cho rằng hợp lý và bảo vệ quan điểm đó đến cùng. Người khác cũng vậy. Do đó, đừng ngần ngại hoặc nao núng khi ý kiến của mình không giống những người khác. Sự khác biệt tạo nên cá tính riêng. Dĩ nhiên, cá tính này cũng nằm trong một giới hạn thích hợp để không bị cho rằng “mù quáng”.
 
Ngay cả khi cấp trên không đồng ý hoặc không tiến hành theo cách bạn đề nghị, thì họ cũng biết được rằng bạn là một người có năng lực, có chính kiến và luôn kiên định với ý kiến của mình – đây là một phẩm chất cần thiết của một nhà Quản lý.

5. Tìm hình mẫu thực tế để học hỏi
 
Trong công ty hiện tại hoặc ở những nơi bạn đã từng làm việc qua, hẳn sẽ có rất nhiều những người quản lý giỏi. Hãy quan sát và học hỏi từ họ. Chịu khó tiếp thu không bao giờ là thừa cho tương lai nghề nghiệp của mình.
 
Nếu không có được một hình mẫu hoàn hảo để quan sát, bạn phải chịu khó chắt lọc những tố chất tốt từ nhiều hình mẫu khác nhau. Điều gì đã làm cho họ thành công? Bạn cũng có thể thành công như họ, hoặc thậm chí là hơn cả họ nữa.

 

Số lượt đọc: 486 -