• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

58773
Tổng số truy cập:58773
Khách đang online: 119
20 mẹo khi tham gia sự kiện “networking”
Ngày đăng tin: 22/10/2020 22:29

Nếu bạn đã sẵn sàng đưa sự nghiệp của mình lên một tầm cao mới, chúng tôi sẽ chia sẻ 20 mẹo nhỏ nhưng vô cùng hữu ích sau đây nhé!

1. Luôn ở trong tâm thế sẵn sàng
 
Luôn có thái độ tích cực, lắng nghe và để ý giúp đỡ người khác. Đừng quá huênh hoang hay thô lỗ. Vì đây chính là cơ hội để tạo nên ấn tượng đầu tiên tốt nhất.

2. Ngôn ngữ cơ thể
 
Hiểu rõ cơ thể của mình, luôn đứng thẳng, nở nụ cười và thật thoải mái. Tránh đi  cong người, khoanh tay, ngáp hoặc cúi gằm mặt xuống; những hành động này thể hiện bạn là người khép kín, đang phòng thủ, cảm thấy chán nản hoặc đang lo sợ.
 
 
3. Vẻ bề ngoài
 
Trước khi tham gia bất kì sự kiện nào, nhớ lưu ý đến yêu cầu về trang phục. Hầu hết các event sẽ yêu cầu bạn mặc trang phục công sở. Các bạn nữ cần nhớ đừng xịt quá nhiều nước hoa, trang điểm quá đậm hoặc đeo nhiều nữ trang –  Điều này có thể gây khó chịu cho người khác đấy.
 
4. Lên kế hoạch cụ thể
 
Dựa vào thời gian và hình thức của sự kiện bạn sẽ phải lên một kế hoạch trước đó. Hãy lựa chọn diễn giả nào bạn muốn gặp và ghi lại tất cả những vấn đề bạn muốn hỏi. Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc mới, lập kế hoạch để gửi đi nhiều bản CV thích hợp. Nếu bạn muốn tạo nhiều mối quan hệ mới thì hãy đặt ra mục tiêu đưa nhiều danh thiếp có thể.
 
5. Hãy là một người giỏi lắng nghe
 
Bạn nói gì không quan trọng, quan trọng là người khác đánh giá bạn như thế nào. Hãy chủ động lắng nghe, tỏ ra quan tâm, luôn nhìn vào mắt người đối diện, trả lời tích cực và tránh xao nhãng khi họ đang nói. Bằng việc lắng nghe người khác nói, bạn có thể tìm ra cách giúp họ và trên hết là tạo dựng nhiều mối quan hệ, nó sẽ có ích cho bạn sau này.
 
6. Tăng sự tự tin
 
Nếu bạn đang lo lắng, hãy cố gắng tiếp cận một nhóm nhỏ hoặc người nào đó bạn cảm thấy thoải mái. Nhờ đó bạn sẽ tự tin hơn trước khi tiếp cận những người bạn đang cảm thấy e dè.
 
7. Cách xử lý khi bị từ chối
 
Đừng để sự từ chối làm bạn thất vọng và phá hủy 1 ngày của bạn. Hãy giữ sự lạc quan và tập trung vào những người có thái độ tích cực và thân thiện. Rất Có thể bạn sẽ dễ dàng trả đũa hoặc trút nỗi bực tức của mình lên người khác, hãy nhắc nhở bản thân đừng phá hủy mối quan hệ nào.  Biết đâu bạn lại có một cơ hội mới khi gặp lại lần nữa.
 
8. Thuê một người bạn
 
Networking event làm bạn lo lắng? Hãy mang theo một người bạn để giúp bạn cảm thấy đầy tự tin hơn. Một khi bạn cảm thấy thoải mái, thử tách ra và tự mình giao lưu. Nhớ rằng đừng chỉ nói chuyện với người bạn đi cùng, mục đích chính là gặp gỡ nhiều người mới và nuôi dưỡng mối quan hệ mới.
 
9. Chuẩn bị “bài tủ”
 
Dành thời gian tìm ra mục tiêu đối với sự kiện bạn tham dự:
 
Tìm sếp mới?
 
Gặp những người có chung suy nghĩ?
 
Kết nối với những công ty đang cần người?
 
Một khi bạn đã có mục tiêu rõ ràng hãy làm một bài diễn văn ngắn về bạn: bạn là ai và bạn làm gì. Sau đó hãy luyện tập thật nhiều cho đến khi bạn có thể nói một cách trôi chảy và tự nhiên nhất. Qua việc chuẩn bị trước như thế, bạn sẽ dễ dàng giải đáp những thắc mắc và tạo được bầu không khí tự tin.
 
10. Mang theo đúng những công cụ cần thiết
 
Đừng quên mang theo: danh thiếp, CV, giấy ghi chú, bút viết và thư giới thiệu. Người khác có thể dễ dàng liên hệ với bạn và nhớ bạn là ai bằng việc cung cấp cho họ những giấy tờ này.  Đừng nghĩ rằng bạn không có khả năng làm danh thiếp? Bạn có thể, một số nơi có thể cung cấp danh thiếp miễn phí cho bạn chỉ cần bạn để họ in logo công ty lên mặt sau của tấm thiếp. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cách này trừ trường hợp bạn không đủ khả năng chi trả.
 
11. Tìm sự tương đồng
 
Làm thế nào để có những cuộc trò chuyện ngắn? Tìm ra những điểm tương đồng với người đối diện. Cách này có thể làm cho cuộc nói chuyện trở nên dễ dàng và ít căng thẳng hơn. Giữ cho cuộc đối thoại được kéo dài bằng cách hỏi những câu hỏi mở - ví dụ như “Anh/Chị nghĩ gì về việc làm việc tại nhà?”
 
12. Follow up
 
Bất kể bạn đang tìm kiếm công việc hay là tạo liên kết mới, hãy chắc chắn rằng luôn tiếp tục điều đó vào ngày hôm sau. Việc này có thể hoàn thành qua một cú điện thoại, email hoặc gửi thư. Điều này sẽ tạo nên một mối quan hệ lâu dài đấy!  
 
13. Luôn đến sớm
 
Mục đích là để xác định nơi tổ chức và sớm bắt đầu tương tác với mọi người. Khi bạn tới trễ bạn có thể gặp phải khó khăn để bắt chuyện với người khác bởi họ đang ở giữa cuộc đối thoại với nhau. Thêm nữa, bước vào khi có ai đó đang phát biểu là việc làm không được khuyến khích và mọi người sẽ ấn tượng về bạn là một người trễ hẹn.
 
 
14. Đeo bảng tên
 
Mặc dù chúng trông có vẻ ngớ ngẩn nhưng đeo chúng sẽ có lợi cho bạn đấy. Mọi người sẽ dễ nhớ tên bạn và công ty bạn đang làm việc khi nhìn vào bảng tên của bạn. Ở hầu hết các sự kiện sẽ có một cái bàn đặt ở gần lối đi vào, trên đó sẽ đặt những thẻ ghi tên bạn nên lấy một cái. Nếu bạn không sử dụng bảng tên bạn sẽ bị lãng quên!
 
15. Nên uống hay không nên?
 
Một số networking event sẽ phục vụ đồ uống có cồn, và uống chút gì đó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn nhưng đừng bao giờ uống quá 1 hoặc 2 ly và hãy uống thật chậm rãi. Bạn không muốn trở nên ồn ào và đáng ghét đâu – Đây là sự kiện chuyên nghiệp vì vậy hãy thực hiện nghiêm túc nhé.
 
16. Hãy sáng tạo
 
Đừng để bị hòa lẫn vào đám đông, bạn hãy sáng tạo. Có rất nhiều cách, đây là một số gợi ý: thay vì trao danh thiếp, hãy trao bút viết hay cuốn lịch với mọi thông tin liên hệ của bạn trên đó. Nên tặng cho người khác những mẫu thử sản phẩm hoặc là những phiếu giảm giá. Những cách để bạn thật nổi trội là vô tận, hãy tận dụng thật tốt.
 
17. Tạo mối quan hệ trước khi sự kiện diễn ra
 
Một vài sự kiện sẽ công bố danh sách của người tham dự trước khi diễn ra, hãy email cho một số người và nói rằng bạn đang rất mong chờ để gặp họ, làm như vậy bạn sẽ dễ dàng hòa nhập với sự kiện hơn. Nếu không có danh sách người tham gia? Bạn hãy lên Twitter, Linkedln hoặc Facebook và tìm kiếm về họ.
 
18. Ghi chú
 
Mang theo 1 cây bút để sau khi gặp ai đó bạn có thể viết một số ghi chú quan trọng lên mặt sau tấm danh thiếp của họ, bạn sẽ ghi nhớ rõ về họ.
 
19. Biết khi nào cần bỏ đi
 
Lúc câu chuyện tạm lắng xuống đừng để những khoảng lặng lúng túng chiếm thời gian của bạn, hãy lịch sự nói “Rất vui được gặp anh/chị” và bước đi.
 
20. Have fun!
 
Bạn nên nhớ networking chủ yếu là để vui vẻ, bạn đến đấy để thiết lập nhiều mối quan hệ mới – bạn đừng cố rao bán sản phẩm.
Số lượt đọc: 927 -