• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

72977
Tổng số truy cập:72977
Khách đang online: 265
“Luật bất thành văn” cho nhân viên mới trong thời gian thử việc
Ngày đăng tin: 19/10/2018 21:53

Chỉ cần bạn lỡ miệng nói điều gì không phải hoặc hành xử không đúng mực thì bạn hoàn toàn có thể mất việc mà chưa cần đến 2 tháng hoặc thậm chí dù được nhận chính thức thì những ngày tháng sau của bạn cũng chẳng hề dễ thở.

Nếu không muốn cuộc sống công sở trở nên bế tắc, bạn tuyệt đối đừng chia sẻ những điều sau với sếp mới hoặc đồng nghiệp mới.
 
“Sếp cũ của tôi à? Ông ấy là một người sếp tồi”
 
Không chỉ trong phỏng vấn mà kể cả khi bạn đang ở đây, sắp sửa có cơ hội trở thành nhân viên chính thức thì bạn cũng tuyệt đối, tuyệt đối không được nói xấu sếp cũ, đồng nghiệp cũ. Đừng cư xử như một người nhỏ mọn, một kẻ thù dai dù trước đó họ đã làm nhiều điều không thực sự tốt đẹp với bạn, hãy để mọi thứ trong quá khứ ở lại phía sau.
 
Hãy chỉ nói với đồng nghiệp mới về những trải nghiệm thú vị và những gì bạn học được ở công ty cũ, khẳng định đó là hành trang đầy giá trị mà cho đến bây giờ, khi đã ra đi, bạn chưa bao giờ tiếc nuối về khoảng thời gian tuyệt vời đó.
 
“Cảm ơn nhưng tôi xin phép từ chối, tôi có mang theo bữa trưa rồi”
 
 
Sai lầm mà nhiều người thường mắc phải trong tuần đầu tiên nhận việc là mang theo cơm trưa từ nhà đến công sở. Các chuyên gia nhân sự cho rằng buổi ăn trưa là thời gian thích hợp để bắt chuyện, làm quen và hiểu thêm về đồng nghiệp, việc bạn từ chối lời mời ăn trưa có thể khiến họ nghĩ bạn khó gần gũi hoặc không có thiện chí kết bạn. Vậy nên, hãy đồng ý nếu bạn được đồng nghiệp rủ đi ăn trưa, nếu lỡ mang theo thức ăn thì bạn cũng hoàn toàn có thể ngồi ăn cùng họ.
 
“Tôi có ý kiến”
 
Một vài người thích thể hiện sự hiểu biết của mình nhằm mục đích gây ấn tượng với sếp mới nhưng hành động này có thể là con dao hai lưỡi khiến họ bị liệt vào danh sách đen mà không hay biết. So với hình ảnh khoe khoang thì một người nhân viên khiêm tốn vẫn gây được thiện cảm hơn với sếp và đồng nghiệp, đừng lên tiếng cho đến khi bạn được hỏi.
 
 “Hiện giờ tôi đang bận, chắc là không giúp được…”
 
 
Một điều chắc chắn là bạn sẽ nhận được nhiều nhiệm vụ vào những ngày đầu nhận việc và tất nhiên, việc làm quen cũng mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, cũng đừng vì vậy mà từ chối nếu đồng nghiệp có mở lời nhờ bạn giúp đỡ, đây là cơ hội giúp bạn có thêm những mối quan hệ và nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới.

“Tôi nghe nói… Có đúng không”
 
Đừng thể hiện như bạn là một kẻ lắm chuyện nơi công sở, hãy tập trung vào công việc thay vì nghe ngóng những chuyện không cần thiết. Hoặc nếu bạn có làm điều đó với mục đích “biết người biết ta” thì cũng đừng vội nôn nóng mà hỏi đồng nghiệp, hãy cẩn thận với những tai mắt nơi công sở.
 
 “Công ty có cấp điện thoại mới cho nhân viên không”
 
 
Than phiền về công cụ làm việc như máy tính, điện thoại… là một điều cấm kỵ khi vừa nhận việc. Đừng vội hỏi rằng bạn có được thay điện thoại mới, máy tính mới hay không mà trước tiên hãy quan sát xung quanh để nắm được tình hình. Nếu đồng nghiệp của bạn đang phải chịu đựng điều tương tự thì không có lý do gì mà bạn lại liên tục lên tiếng kêu ca, đúng không nào. Hãy thử làm quen với chúng trước khi chán nản và có ý định rời đi.
 
 “Công việc này khiến tôi thấy mệt mỏi”
 
Thái độ và tinh thần làm việc là một trong những yếu tố được soi rất kỹ trong những ngày nhận việc, hãy chứng minh bạn có thể mang lại nguồn năng lượng tích cực cho tất cả mọi người. Sự vui vẻ, năng động và niềm đam mê công việc thể hiện trong ánh mắt bạn sẽ khiến sếp mới và đồng nghiệp đánh giá cao và dành nhiều sự quan tâm, thiện cảm cho bạn hơn bao giờ hết.
 
“Công ty chúng ta có thưởng tiền cho nhân viên vào các kì nghỉ lễ không?
 
 

 
 
Thỉnh thoảng nhận được một khoản tiền thưởng nhỏ cho các kì nghỉ sẽ khiến bạn cảm thấy phấn chấn và vui vẻ nhưng các chuyên gia nhân sự cũng khuyên bạn không nên đặt câu hỏi này khi còn là nhân viên mới. Hãy im lặng, chờ đợi đến kì nghỉ lễ để xem có chuyện gì diễn ra không nhé.
 
“Không biết khi nào thì tôi được tăng lương”
 
Thậm chí bạn còn chưa vượt qua được 2 tháng thử việc mà đã vội quan tâm đến vấn đề lương bổng thì quả thật không thỏa đáng chút nào. Là một nhân viên mới, hãy quan tâm đến việc làm sao để hoàn thành tốt công việc và trụ vững cho đến ngày được nhận làm nhân viên chính thức thay vì mơ tưởng chuyện tăng lương, đừng để đồng nghiệp có ác cảm hay cảm thấy bạn chỉ là người thực dụng.
Số lượt đọc: 1865 -