• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

146606
Tổng số truy cập:146606
Khách đang online: 50
Mẹo nâng cao kỹ năng công nghệ đáp ứng mọi yêu cầu công việc
Ngày đăng tin: 05/12/2022 20:28

Kỹ năng công nghệ là gì? đây là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc đặc biệt là những bạn đang đi làm hay có nhu cầu tìm việc làm mà khi nhà tuyển dụng có yêu cầu kỹ năng công nghệ. Thực tế định nghĩa này cũng khá dễ hiểu, các bạn có thể tham khảo cũng như tìm hiểu chi tiết hơn để có thể học và rèn luyện cho mình kỹ năng tốt nhất nhé.

Chắc có lẽ cụm từ "Cách mạng công nghệ 4.0" cũng không còn quá xa lạ với bạn bởi vì công nghệ là một phần thiết yếu trong cuộc sống. Nó không chỉ giúp ta hòa nhập vào thế giới hiện nay, nơi mà các thiết bị thông tin được sản xuất ra hàng ngày mà nó còn giúp hiện đại hóa cuộc sống mỗi con người, kích thích phát triển khả năng tư duy sáng tạo trong công việc, vì thế nên việc trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng công nghệ là điều vô cùng cần thiết. Để tìm hiểu chi tiết kỹ năng công nghệ là gì và làm thế nào để thành thạo kỹ năng này, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chuyên trang tuyển dụng https://Cevn.com.vn nhé.
 

Kỹ năng công nghệ có thật sự cần thiết với công việc của bạn.
 
1. Kỹ năng công nghệ là gì?
 
Kỹ năng công nghệ là năng lực sử dụng thông thạo công nghệ giúp công việc được vận hành dễ dàng và thuận tiện. Kỹ năng công nghệ giúp ích cho các lĩnh vực sau: ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành phổ biến, sự thành thạo các phần mềm, ghi chép công nghệ, quản lý dự án và phân tích dữ liệu.
 
Không chỉ cần thiết trong công việc kỹ thuật, công nghệ thông tin mà kỹ năng công nghệ cũng được yêu cầu với hầu hết các việc làm văn phòng khác, đơn giản như nhân viên hành chính nhân sự, biên tập, biên dịch viên, nhân viên nhập liệu hay tester,...
 
2. Tầm quan trọng của kỹ năng công nghệ
 
Đây là kỹ năng quan trọng bởi các nghề hiện nay đều vận dụng các công cụ phần mềm và chương trình khác nhau. Bởi vậy, nếu bạn sở hữu kỹ năng công nghệ kèm theo các kỹ năng chuyên môn thì bạn chắc chắn là ứng viên thích hợp cho vị trí mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
 
Nếu bạn để ý sẽ thấy danh sách các kỹ năng được yêu cầu luôn được đính kèm trang trọng trong phần mô tả công việc của nhà tuyển dụng. Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tìm kiếm được ứng viên tiềm năng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng sẵn sàng đào tạo những ứng viên chưa có kinh nghiệm nhưng tỏ rõ niềm đam mê với công việc.
 
Tùy vào các ngành nghề cụ thể mà phần mô tả đề cập đến các kỹ năng công nghệ khác nhau. Ví dụ như yêu cầu đối với một nhân viên văn phòng là thành thạo các phần mềm tin học cơ bản, trong khi yêu cầu đối với một nhân viên kế toán là sử dụng điêu luyện phần mềm kế toán dịch vụ MISA, FAST, EFFECT, ...
 
3. Làm thế nào để nâng cao kỹ năng công nghệ?
 
3.1. Đăng ký các khóa học kỹ năng khác nhau
 
Để lĩnh hội và có cơ hội thực hành toàn diện các kỹ năng công nghệ cho một lĩnh vực cụ thể, bạn nên đăng ký các khóa học kỹ năng bởi đó sẽ là môi trường cho bạn thỏa sức học hỏi các kỹ năng từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm chuyên môn. Quan trọng hơn, biết đâu bạn lại có thể tìm kiếm được một công việc mơ ước tại môi trường đó nhất là nếu có ý định trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp.
 
3.2. Trải nghiệm chương trình tự học
 
Các cuốn sách kỹ năng cùng các khóa học online về công nghệ sẽ giúp bạn tự gia tăng kiến thức vừa tiết kiệm túi tiền. Tham khảo thêm bài viết về kỹ năng học và tự học để có phương pháp nâng cao khả năng sử dụng công nghệ tốt nhất.
 
3.3. Sẵn sàng học hỏi
 
Khi apply công việc mà chưa thành thạo các kỹ năng công nghệ thì bạn đừng quá lo lắng. Hãy tỏ rõ sự quyết tâm và niềm đam mê học hỏi, chắc chắn sếp và đồng nghiệp sẽ giúp bạn trở thành một nhân viên IT đầy tài năng.
 

Bí quyết nâng cao kỹ năng công nghệ bạn cần nắm rõ để đạt kết quả tốt
 
4. Tuyệt chiêu "khoe" kỹ năng công nghệ trong CV tuyển dụng
 
Để trở thành một "ngôi sao sáng" trong mắt nhà tuyển dụng, bạn cần tỉnh táo bám sát các kỹ năng công nghệ được highlight trong phần mô tả công việc và tuyệt đối đừng quên tạo dấu ấn cá nhân khi thể hiện kỹ năng này nhé.
 
Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ ghi rõ các kỹ năng lập trình hoặc thành thạo phần mềm đối với các nghề nghiệp đặc thù như lập trình viên, nhân viên nhân sự, kế toán hay biên dịch viên. Trong khi đó, với đa số nghề nghiệp khác, họ chỉ ghi chung chung là kỹ năng công nghệ hoặc tin học nên rất khó để ứng viên hình dung rằng mình nên viết thế nào cho rõ ràng trong CV xin việc.
 
Hiện nay, trong các mẫu CV online, phần kỹ năng thường có sẵn kỹ năng tin học và ứng viên chỉ cần chọn mức độ thành thạo của mình. Nếu các công việc không chuyên về công nghệ thông tin, bạn chỉ cần chọn mức độ gần tối đa là đủ. Còn trong tình huống cần đến các kỹ năng công nghệ cụ thể hơn, hãy bổ sung rõ ràng hoặc "tranh thủ" ghi vào phần kinh nghiệm làm việc. Nghe thì có vẻ "ngược đời" nhưng mẹo này lại rất hữu ích, bạn chỉ cần thêm một gạch đầu dòng vào sau mỗi kinh nghiệm, ghi rõ bạn đã thành thạo kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán chẳng hạn.
 
Không chỉ có sự thành thạo về công việc, ở các vị trí tuyển dụng đều đòi hỏi nguồn nhân sự chất lượng cao có kỹ năng tư duy sáng tạo để tạo nên những điều mới mẻ, độc đáo. Vì vậy, trước khi ứng tuyển vào công việc mình mong muốn, bạn hãy đánh giá khả năng bản thân xem có phù hợp với yêu cầu công việc không, từ đó có cách cải thiện và nâng cao kỹ năng để đáp ứng tốt nhất.
 
Trong một số cuộc phỏng vấn, để xem cách ứng xử của ứng viên ra sao trước những vấn đề, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra các câu hỏi tình huống. Lúc này, kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn cần được phát huy để ghi điểm và có khả năng trúng tuyển cao.
 
Trên đây là thông tin về kỹ năng công nghệ là gì và làm thế nào để thành thạo kỹ năng này. Hy vọng bài viết trên đây của Cevn đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích. 
Số lượt đọc: 202 -