• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

111463
Tổng số truy cập:111463
Khách đang online: 112
Những điều các lead-marketer nên biết khi làm việc với designer
Ngày đăng tin: 13/08/2019 09:55

I. Làm việc trực tiếp nhiều hơn
 
Trong thời đại kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, việc hoàn thiện phần nhìn cho mỗi sản phẩm hay dịch vụ luôn là phần được ưu tiên và quan trọng bậc nhất. Ngoài vị trí sáng lập hay sản xuất thì lead-marketer là người thứ ba hiểu rõ nhất về sản phẩm. Đâu là điểm mạnh? Đâu là điểm yếu? Và đâu là sự khác biệt để có thể đưa ra thị trường một cách dễ dàng? Vậy nên cho dù công ty bạn đang sử hữu những designer giỏi nhất, chuyên môn hàng đầu thì cũng không một ai có thể hiểu được ý tưởng xây dựng hình ảnh của bạn như thế nào nếu như bạn không làm việc trực tiếp. Đồng thời để nhận được sự đóng góp ý tưởng cũng như nhận xét một cách khách quan từ những người xung quanh, không phải chỉ có mỗi marketer đưa ra ý tưởng, những bộ phận khác thì chạy theo thực hiện như một cái máy (bạn kêu gì thì làm nấy).
 
Đa phần các designer rất muốn có thể làm việc trực tiếp vì khi đó công việc cũng sẽ xúc tiến nhanh chóng hơn, cả hai đều có thể khắc phục và bổ sung được những thứ cần bỏ đi hay thêm vào.
 
 
II. Phân bổ deadline hợp lý, đảm bảo thời gian làm việc
 
Việc làm thêm ngoài giờ, tăng ca là một điều không thể tránh khỏi. Chưa kể đến khối lượng công việc của designer cũng sẽ rất nhiều. Thế nên bạn cần chú ý phân chia công việc sao cho hợp lý. Nhiều người thường có xu hướng dồn deadline, trả feedback chậm, dẫn đến khối lượng công việc không được đảm bảo, kết quả công việc không được như mong muốn. Hãy cố gắng giao deadline trước tầm 5 ngày. Trong trường hợp thời gian công việc quá sát sao thì ít nhất designer phải được giao việc trước tầm 2 đến 3 ngày. Đồng thời phải cho designer những phản hồi sớm nhất để có thể đảm bảo được tiến độ chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm cuối cùng.
 
III. Không can thiệp quá nhiều vào chuyên môn của designer
 
Rất nhiều designer đã phản ánh rằng họ gặp phải những feedback khá khó hiểu. Những sản phẩm họ làm thường bị gặp những phản hồi khá “mông lung” như đơn điệu, thiếu ấn tượng, nhàm chán hoặc đôi khi lại quá sặc sỡ. Nhưng những ý kiến này lại hết sức cảm tính và không có cơ sở chuyên môn, từ đó lead marketer không thể đưa ra được phương án cải thiện hợp lý. Designer cũng không thể biết rằng sẽ làm thế nào để khắc phục những feedback đó.
 
 
Thế nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không nên can thiệp, đây chỉ là một lời góp ý nhỏ giúp bạn có thể đưa ra được một feedback hữu dụng hơn. Nếu bạn là một người có tư duy về hình ảnh cũng như thiết kế thì chắc chắn designer của bạn sẽ không ngại ngần học hỏi cũng như tiếp thu những góp ý về chuyên môn mà bạn đưa ra.
 
IV. Bạn nên có một bản brief rõ ràng, đầy đủ và chi tiết
 
Không thể tránh khỏi chuyện làm việc, trao đổi online khi tham gia một project. Vì thế nên bạn cũng cần phải chuẩn bị một bản brief thật sự kĩ lưỡng, dù có làm việc online hay không. Không những designer mà tất cả những người khác đều có nhu cầu nắm được những ý tưởng cũng như những phần quan trọng về sản phẩm mà mọi người đang hướng tới.
 
Một tip nhỏ dành cho bạn: Hãy tạo bản brief bằng Excel hoặc kẻ bảng trong Word, tốt nhất nên dùng những platform online để mọi người và chính bạn có thể quản lý và cập nhật. Đối với những bản brief dành riêng cho designer, ngoài những phần như nội dung hình ảnh, điểm nhấn của sản phẩm/dịch vụ (key visual), màu sắc chủ đạo,… thì bạn nên có thêm phần trống để designer có thể đề xuất ý kiến cho bản thiết kế được hoàn thiện tốt nhất trong khả năng.
 
 

 
 
VI. Tạo điều kiện cho designer được sáng tạo càng nhiều càng tốt
 
Vốn dĩ tính chất công việc của một designer đã thiên về sự sáng tạo. Đừng quá áp đặt ý tưởng của bạn mà quên mất rằng đôi khi phải lắng nghe ý kiến của người khác, biết đâu bạn sẽ tìm được một điểm sáng trong công việc thì sao. Không những designer mà các bộ phận khác cũng sẽ đưa ra những điểm đột phá mới trong ý tưởng. Đôi khi tạo một không khí vui vẻ, mọi người chia sẻ công việc lẫn nhau cũng sẽ là một chất xúc tác khiến cho tất cả hiệu suất làm việc tăng đáng kể.
 
Đó là những gì bạn nên biết thêm khi làm việc với designer. Chúc bạn thành công và nhận lại được những tiến triển khả quan hơn trong công việc!
Số lượt đọc: 433 -