• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

104285
Tổng số truy cập:104285
Khách đang online: 140
Lưỡng lự đúng cách khi phỏng vấn
Ngày đăng tin: 10/04/2021 10:13

Thường nhiều người sẽ cho rằng sự lưỡng lự là một điều không tốt và sẽ gây ấn tượng xấu với người đối diện nhưng thực tế cho thấy một chút lưỡng lự đúng lúc và đúng cách khi phỏng vấn có thể giúp bạn tiến xa hơn trong buổi phỏng vấn tìm việc làm và mang lại những hiệu quả không ngờ. Đặc biệt điều này có hiệu quả khi bạn bước tới được giai đoạn gây được sự chú ý với nhà tuyển dụng và họ đề xuất một mức lương cho bạn lựa chọn.

 

Trong trường hợp như vậy, một chút lưỡng lự là phù hợp vì nếu bạn quá phấn khích với mức lương và đồng ý ngay mà không tỏ ra đắn đó hoặc bạn tỏ ra nhiệt tình và phấn khích ra mặt thì nhà tuyển dụng có thể sẽ cảm thấy bạn có thể bị ngợp vì mức lương đưa ra và nó cao hơn những gì bạn xứng đáng hưởng. Nếu như lúc nhận được đề nghị về mức lương thì bạn hãy bỏ ra một chút thời gian để suy nghĩ và đắn đo. Bạn cần phải xem xét coi là mức lương mà bạn nhận được như thế nào so với công việc bạn phải làm và so với những gì bạn phải bỏ ra. Nếu bạn cảm thấy mức lương thật sự phù hợp thì hãy vui vẻ chấp nhận nó còn nếu không thì hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn suy nghĩ như thế nào và hãy chứng tỏ cho họ thấy bạn xứng đáng được hưởng mức lương tốt hơn như thế.

 
Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy rằng bạn là một người biết suy nghĩ và tính toán đồng thời nếu họ thật sự cần bạn thì đôi khi họ sẽ chủ động nâng mức lương lên hơn nữa khi thấy bạn có vẻ đắn đo. Đây là một điều tốt và cũng là một hiệu quả mà ít người nghĩ tới. Hãy tự tin vào bản thân và cho thấy rằng mình có đủ khả năng để hoàn thành tốt được công việc mà nhà tuyển dụng đề ra thì bạn sẽ không gặp mấy khó khăn trong việc thành công trong buổi phỏng vấn.
 
Áp dụng nó vào công việc
 
Sự chần chừ và lưỡng lự trong nhiều trường hợp có thể là không hay nhưng nếu bạn có một chút tính cẩn thận và lo xa thì rất tốt. Bạn sẽ nhìn nhận vấn đề một cách chậm rãi hơn, tránh việc thấy có gì đó thì ngay lập tức quyết định vội vàng và có thể gây ra kết quả không tốt. Cuối cùng là cái gì cũng có 2 mặt của vấn đề, dù rằng như trong những trường hợp được đề cập, tính cách này có thể tạo ấn tượng về việc bạn là một người thiếu quyết đoán và không nhanh nhạy trong việc xử lý vấn đề. Người khác đánh giá như thế nào về bạn thì hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn hành xử và tỏ ra như thế nào trước mặt người đối diện. Hãy chứng tỏ cho họ thấy rằng bạn là một người bản lĩnh, rất quyết đoán nhưng không hề thiếu cẩn trọng.
Số lượt đọc: 340 -